Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 62 - 79)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

Về công tác quản lý tài chính Nhà trường luôn được đánh giá là đơn vị thực hiện tốt các quy định về quản lý tài chính, Luật Ngân sách Nhà nước. Có

được kết quả đó một phần là nhờ sự chỉ đạo sát sao của cơ quan chủ quản, và trực tiếp của Ban Giám hiệu Nhà trường, cùng với sự chủ động, linh hoạt, vững chuyên môn của bộ phận quản lý tài chính của Nhà trường cụ thể là Phòng Kế hoạch - Tài chính. Công tác quản lý tài chính của Nhà trường được áp dụng chính sách thu - chi tài chính thống nhất: thu - chi qua một đầu mối do Phòng Kế hoạch - Tài chính đảm nhiệm. Phòng Kế hoạch- Tài chính thuộc sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Hiệu trưởng Nhà trường. Với việc tổ chức như vậy, Phòng Kế hoạch- Tài chính sẽ nhận sự chỉ đạo trực tiếp từ chủ tài khoản, đồng thời phòng sẽ có chức năng tham mưu, tư vấn cho chủ tài khoản trong việc quản lý chi tiêu và điều hành giúp cho các hoạt động của đơn vị phát huy được tính chủ động, hiệu quả. Ngoài ra, còn giảm được nhiều thủ tục rườm rà trong quản lý, tránh được tình trạng phân cấp, phân quyền nguồn tài chính không tập trung, tính sáng tạo trong công việc giảm dẫn đến việc cơ chế quản lý tài chính trong đơn vị bị ảnh hưởng.

Về cơ cấu tổ chức Phòng Kế hoạch - Tài chính:

Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Trường ĐH Kinh tế & QTKD

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính - Trường ĐH Kinh tế & QTKD)

Đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán của trường có một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý tài chính. Bộ

Trưởng phòng KH- TC Kế toán trưởng Phó trưởng phòng Kế toán tổng hợp Kế toán thanh toán tiền mặt Kế toán ngân hàng, kho bạc Kế toán lương, BH, Tài sản Kế toán học phí Kế toán thuế Thủ quỹ

máy kế toán của nhà trường hiện có 10 cán bộ gồm: 1 Trưởng phòng - Kế toán trưởng, 1 phó trưởng phòng và 8 cán bộ kế toán viên. Mỗi cán bộ kế toán của phòng Kế hoạch- Tài chính đều được phân công theo dõi và thực hiện một nhiệm vụ cụ thể như kế toán thu và quản lý học phí, kế toán thanh toán tiền mặt, kho bạc, kế toán lương và các khoản đóng góp theo lương, kế toán tổng hợp... Việc phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng giúp cho công việc kế toán, tài chính được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả, tránh sự chồng chéo, trùng lặp. Hàng năm, phòng Kế hoạch- Tài chính đều tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của từng vị trí kế toán, từ đó sẽ có sự điều chỉnh công việc cho từng phần hành kế toán để cho phù hợp và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc. Về trình độ học vấn của đội ngũ kế toán Nhà trường có 1 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 7 cử nhân. Xét về thâm niên công tác, phòng Kế hoạch - Tài chính có 50% số cán bộ đã làm công tác kế toán trên 10 năm, còn lại mới làm kế toán từ 2 đến 10 năm. Qua đó cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán - tài chính của Nhà trường còn tương đối trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều. Tuy nhiên, các cán bộ kế toán của Nhà trường đều được đào tạo bài bản, nên việc thường xuyên cập nhật các chế độ, chính sách, thông tư, nghị định về công tác tài chính kế toán được diễn ra nhanh chóng và thông suốt, đảm bảo cho quá trình thanh quyết toán tài chính trong đơn vị được hiệu quả, diễn ra theo đúng quy định của Pháp luật.

Hàng năm, Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đều tiến hành khảo sát, lấy ý kiến của người học, cán bộ viên chức về hoạt động phục vụ của các phòng, khoa, trung tâm thuộc trường để từng bước xây dựng “văn hóa chất lượng” trong Nhà trường, là căn cứ giúp các cá nhân, đơn vị đổi mới và cải tiến phương thức làm việc, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc tại đơn vị, góp phần làm tốt công tác kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở đào tạo. Phương pháp triển khai:

- Hoạt động lấy ý kiến phản hồi được thực hiện bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Google Drive.

- Sử dụng thang đo Likert 5 mức để đánh giá, với 1- Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3- Phân vân; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý.

- Đối tượng khảo sát: Toàn bộ CBVC tại các phòng, khoa, trung tâm và sinh viên các khóa của Nhà trường.

Đánh giá hoạt động phục vụ của cán bộ phòng Kế hoạch- Tài chính cho cán bộ, viên chức và người học năm học 2015- 2016 cho kết quả như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến phản hồi về Phòng Kế hoạch- Tài chính Năm học 2015- 2016 Tiêu chí GTTB kết quả phản hồi của CBVC GTTB kết quả phản hồi của sinh viên 1. Thái độ khi được yêu cầu giải quyết công việc thuộc

phạm vi trách nhiệm (vui vẻ, thân thiện, nhiệt tình)

4,01 4,01

2. Quy trình giải quyết công việc đảm bảo tính khoa học, rõ ràng và thuận tiện

3,80 3,99

3. Khả năng đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc 3,89 4,00 4. Tính chuyên nghiệp trong việc giải quyết công việc 3,86 4,09 5. Nhìn chung tôi hài lòng với đội ngũ cán bộ phòng Kế

hoạch- Tài chính

3,86 4,04

(Nguồn: Báo cáo kết quả lấy ý kiến của người học, cán bộ viên chức về hoạt động phục vụ của các phòng, khoa, trung tâm năm học 2015- 2016)

Qua kết quả khảo sát ta thấy cán bộ phòng Kế hoạch- Tài chính nhìn chung đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ cán bộ viên chức và người học của Nhà trường. Tuy nhiên, Phòng Kế hoạch- Tài chính cũng cần chú ý hơn tới quy trình giải quyết công việc, tính chuyên nghiệp trong giải quyết công việc nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu từ phía cán bộ viên chức và người học, nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc tại đơn vị, góp phần làm tốt hơn công tác quản lý tài chính tại trường.

Để công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả Đại học Thái Nguyên, Nhà trường đã trang bị cho Phòng Kế hoạch - Tài chính những thiết bị và hệ thống phần mềm quản lý thu chi hiện đại như: Phần mềm kế toán quản lý thu, chi thường xuyên (Phần mềm Misa), phần mềm quản lý đào tạo (phần mềm IU), phần mềm kê khai thuế,... Việc trang bị các phương tiện, thiết bị tính toán hiện đại cùng với áp dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán- tài chính giúp cho việc xử lý số liệu của kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiệm nhiều công sức, đảm bảo cung cấp các số liệu, báo cáo tài chính, báo cáo quản trị theo yêu cầu của lãnh đạo Nhà trường, của Đại học Thái Nguyên được kịp thời, nhanh chóng, giúp cho công tác quản lý tài chính của Nhà trường đạt được hiệu quả cao hơn. Hiện nay, việc tin học hóa công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin và cung cấp thông tin được nhanh chóng, thuận lợi, mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán một cách đáng kể, tạo cơ sở để tiến hành tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động. Qua phỏng vấn cán bộ phòng Kế hoạch- Tài chính cho thấy các phần mềm đã giúp cho công tác quản lý tài chính được thuận lợi, chuẩn hóa, công khai và minh bạch.

Công tác theo dõi, quản lý thu học phí của trường được tin học hóa (phần mềm IU) kết hợp liên kết với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh (ngân hàng Công thương, ngân hàng Quân đội, ...) để tự động hóa trong việc thu học phí của sinh viên toàn trường giúp cho công tác thu học phí được kịp thời, hiệu quả tránh tình trạng nợ đọng học phí kéo dài, đảm bảo thu đúng, thu đủ học phí cho sinh viên.

Trên cơ sở các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Đại học Thái Nguyên, Nhà trường đã ban hành Quy trình và thủ tục thanh toán (Quyết định số 414/QĐ-ĐHKT& QTKD ngày 28/4/2014) và Quy trình hạch toán kế toán (Quyết định số 43/QĐ-ĐHKT& QTKD ngày 15/1/2016) và phổ biến tới toàn thể cán bộ viên chức, người học trong

trường là cơ sở cho việc hạch toán nghiệp vụ kế toán, thủ tục và các mẫu biểu thanh toán của Nhà trường được thống nhất, đúng chế độ kế toán và công tác quản lý tài chính được chuẩn hóa, minh bạch và theo đúng quy định của Pháp luật. Hàng năm, Nhà trường có các hướng dẫn cụ thể về công tác lập dự toán, thanh quyết toán đối với các đơn vị, cá nhân trong trường. Nhờ đó, công tác lập kế hoạch tài chính và quản lý tài chính của trường luôn đảm bảo tính chính xác, thông tin nhanh và đầy đủ.

3.2.2. Quản lý nguồn lực tài chính

3.2.2.1. Các nguồn lực tài chính của Nhà trường

Nguồn tài chính hàng năm của trường bao gồm: kinh phí do NSNN cấp và nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp.

- Kinh phí NSNN cấp hàng năm gồm có:

+ Kinh phí cấp cho chi thường xuyên đào tạo đại học và sau đại học; + Kinh phí cấp cho thực hiện các đề tài và nhiệm vụ NCKH;

+ Kinh phí cấp cho đào tạo LHS theo diện Hiệp định với Lào.

- Thu từ hoạt động sự nghiệp:

+ Thu học phí: Từ năm 2010 đến năm 2015, Nhà trường đã thực hiện việc thu, sử dụng và quản lý học phí theo Nghị định 49/2010/NĐ- CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014- 2015. Từ năm học 2015- 2016, Nhà trường thực hiện việc thu học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ- CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015- 2016 đến năm học 2020- 2021.

Bảng 3.4. Mức thu học phí từ năm học 2013- 2014 đến năm học 2015- 2016

Stt Bậc học, loại hình

đào tạo Đơn vị tính

Năm học 2013 - 2014 Năm học 2014 - 2015 Năm học 2015 - 2016

1 Nghiên cứu sinh đồng/tháng 1.212.500 1.375.000 1.465.000

2 Thạc sĩ đồng/tháng 727.500 825.000 879.000

3 ĐH hệ chính quy đồng/tín chỉ 149.000 165.500 184.200 4 ĐH chương trình CLC đồng/tín chỉ - - 239.460 5 ĐH hệ VLVH, VB2, LT đồng/tháng 727.500 825.000 915.000 6 Liên thông CĐ lên ĐH đồng/tín chỉ - 263.000 276.300 7 Đào tạo theo địa chỉ đồng/tín chỉ 220.500 244.500 244.890 8 Liên kết quốc tế

- Liên kết đào tạo ĐH với

Hàn Quốc USD/năm 710 - -

- Liên kết đào tạo ĐH với

Philipin USD/năm 1.000 1.000 1.000

- Liên kết đào tạo Cao

học Philipin USD/khóa 4.400 4.400 4.400

- Liên kết đào tạo Tiến sĩ

Philipin USD/khóa 6.900 6.900 6.900

- Đào tạo tiếng việt cho

LHS Trung Quốc USD/năm - - 750- 850

(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính trường ĐH Kinh tế và QTKD)

+ Thu lệ phí tuyển sinh: Thực hiện theo thông tư liên tịch số 40/2015/TTLT-BTC- BGDĐT ngày 27/3/2015 của liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

+ Thu từ tiền sinh viên ở khu nội trú (KTX), từ nguồn trích nộp của các Trung tâm trực thuộc trường.

+ Thu từ các hoạt động dịch vụ của Nhà trường: nhà gửi xe, thuê mặt bằng,... được xác định cụ thể theo từng hợp đồng kinh tế.

+ Các khoản thu sự nghiệp khác (các hoạt động liên kết đào tạo, đào tạo chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, ...)

Tình hình nguồn thu tại Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh qua các năm có kết quả tại Bảng 3.5:

Bảng 3.5: Tổng hợp các nguồn thu giai đoạn 2014 - 2016 Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) 1. Nguồn thu từ NSNN cấp 13.770 15 17.302 21 14.681 19

2. Nguồn thu từ hoạt

động sự nghiệp 77.416 85 66.759 79 62.895 81

Tổng cộng 91.186 100 84.061 100 77.576 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường ĐH Kinh tế và QTKD từ năm 2014 - 2016)

Từ bảng tổng hợp nguồn thu, cơ cấu nguồn thu giai đoạn 2014- 2016, tác giả thiết lập biểu đồ so sánh như sau:

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

Số liệu bảng 3.5 và biểu đồ 3.1 cho thấy trong cơ cấu nguồn tài chính, nguồn thu sự nghiệp giữ vai trò quan trọng (chiếm từ 79% đến 85% nguồn thu hàng năm), nguồn thu ngân sách chiếm tỷ trọng thấp (từ 15% đến 21% tổng nguồn thu hàng năm). Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy rằng nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của Nhà trường có xu hướng giảm dần qua 3 năm, nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp năm 2016 giảm so với năm 2014 là 14,521 tỷ đồng (giảm 18,8%). Kết quả này là do rất nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là do chỉ tiêu tuyển sinh các hệ liên thông, đại học vừa làm vừa học, văn bằng 2 của Nhà trường đang có xu hướng giảm mạnh.

Nguồn NSNN cấp:

Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là đơn vị sự nghiệp tự chủ một phần, do đó hàng năm trường được Ngân sách Nhà nước cấp một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Vì vậy, kinh phí NSNN vẫn đóng vai trò quan trọng trong tổng nguồn kinh phí của trường. Ngoài kinh phí NSNN cấp cho chi thường xuyên, hàng năm Nhà trường còn được nhận các khoản kinh phí không thường xuyên như: Kinh phí nghiên cứu khoa học và kinh phí cấp cho đào tạo LHS Lào theo diện Hiệp định.

Việc giao dự toán NSNN cấp cho chi thường xuyên của trường chủ yếu dựa vào chỉ tiêu sinh viên và định mức NSNN cấp cho đào tạo tính trên mỗi người học. Tuy nhiên, việc phân bổ và giao dự toán NSNN cho các đơn vị cũng được sửa đổi, bổ sung theo từng thời kỳ để đạt mục tiêu của ngành cũng như phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội. Việc phân bổ NSNN đối với các trường thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên do Đại học Thái Nguyên trực tiếp phân bổ hàng năm, Đại học Thái Nguyên phân bổ ngân sách cho các trường thành viên căn cứ vào quy mô sinh viên kế hoạch, định mức chỉ tiêu trên sinh viên theo loại hình đào tạo, số lượng biên chế.

Nguồn thu từ NSNN được Đại học Thái Nguyên cấp hàng năm, có Quyết định giao dự toán cho trường và được chuyển vào tài khoản ngân sách của Nhà trường mở tại hệ thống Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên.

Bảng 3.6: Kinh phí NSNN cấp giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) I. NSNN cấp chi thường xuyên 13.440 97,6 17.012 98,3 14.180 96,6

1. Đào tạo đại học 11.940 86,7 14.612 84,5 11.780 80,3 2. Đào tạo sau đại học 1.500 10,9 2.400 13,8 2.400 16,3

II. NSNN cấp chi không

thường xuyên 330 2,4 290 1,7 501 3,4

1. Nghiên cứu KH 277 2,0 234 1,4 475 3,2

2. Đào tạo theo diện hiệp

định LHS Lào 53 0,4 56 0.3 26 0,2

Tổng NSNN cấp 13.770 100 17.302 100 14.681 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Trường ĐH Kinh tế và QTKD từ năm 2014- 2016)

Trong kinh phí NSNN cấp, kinh phí cấp cho đào tạo đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp theo là kinh phí cho đào tạo sau đại học. Điều đó phù hợp với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 62 - 79)