Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 52 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Phương pháp phân tích thông tin

Số liệu sau khi thu thập, tổng hợp được phân tích, đánh giá trên cơ sở các quy định của Nhà nước về công tác quản lý tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và các trường ĐHCL nói riêng. Cụ thể các phương pháp như sau:

* Phương pháp thống kê mô tả: Nguồn dữ liệu thống kê về nguồn lực, quá trình hình thành và phát triển của đơn vị nghiên cứu cũng như các kết quả nghiên cứu được kế thừa là những thông tin cơ sở quan trọng cho việc thực hiện đề tài. Các nguồn dữ liệu được thống kê bao gồm: Dữ liệu từ các tài liệu, báo cáo qua các năm, được thống kê, tính toán thành những chỉ tiêu để đánh giá công tác quản lý tài chính của trường.

* Phương pháp so sánh (Phương pháp phân tích dãy số thời gian):

Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính, kinh tế để xác định xu hướng mức độ biến động các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế để đánh giá tình trạng tài chính của một đơn vị.

 Điều kiện so sánh: Cần quan tâm tới điều kiện thời gian và không gian. Khi so sánh theo thời gian, nhà phân tích so sánh kỳ hiện tại với kỳ trước để nhận biết xu hướng thay đổi tình hình tài chính của đơn vị. Các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán, phải thống nhất trên 3 mặt:

+ Phải cùng phản ánh một nội dung kinh tế phản ánh chỉ tiêu. + Phải cùng một phương pháp tính toán chỉ tiêu.

+ Phải cùng một đơn vị tính.

Khi so sánh theo không gian tức là so sánh với mức trung bình của ngành để đánh giá được vị thế của đơn vị trong ngành.

 Các hình thức so sánh:

+ So sánh theo chiều dọc (phân tích theo chiều dọc): nhằm đánh giá quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

+ So sánh theo chiều ngang (phân tích theo chiều ngang): nhằm đánh giá biến động theo thời gian và nhận biết xu thế của các biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.

+ So sánh và xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung, và chúng có thể được xem xét nhiều kỳ (từ 3 đến 5 năm) để cho ta thấy xu hướng phát triển của các xu hướng nghiên cứu.

 Kết quả phân tích thường được thể hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối hay số bình quân.

+ Số tuyệt đối phản ánh về mặt quy mô hay số lượng của chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích.

+ Số tương đối phản ánh kết cấu và sự thay đổi về kết cấu hoặc tốc độ biến động của các chỉ tiêu phân tích giữa các kỳ phân tích.

+ Số bình quân phản ánh giá trị đại diện trong một thời kỳ của một chỉ tiêu. Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh số thu, chi từ nguồn NSNN, nguồn kinh phí hoạt động sự nghiệp, so sánh kết quả hoạt động tài chính giữa các năm của đơn vị. Từ đó để đánh giá, phân tích được thực trạng thu, chi, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hàng năm và giữa các năm của Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 52 - 53)