Quản lý sử dụng nguồn lực tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 79 - 132)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Quản lý sử dụng nguồn lực tài chính

3.2.3.1. Nội dung các khoản chi của Trường ĐH Kinh tế và QTKD

Việc quản lý sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực tài chính đối với trường ĐH Kinh tế và QTKD là rất quan trọng, với nguồn thu thì hạn hẹp nhưng nhu cầu chi tiêu thì rất lớn. Nguồn thu từ NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn thu học phí, lệ phí có xu hướng giảm trong khi các khoản chi như tiền lương, bảo hiểm xã hội, dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, chi nghiệp vụ chuyên môn và các khoản chi phí khác đều tăng cho nên việc cân đối thu chi theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ là việc rất quan trọng và cần thiết đối với Nhà trường.

Bảng 3.10: Tình hình sử dụng kinh phí giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Năm 2015 (Tr.đ) Tỷ trọng (%) Năm 2016 (Tr.đ) Tỷ trọng (%)

Chi thường xuyên 84.762 99,7 77.377 99,6 74.735 99,4 Chi không thường xuyên 277 0,3 317 0,4 450 0,6

Tổng cộng 85.039 100 77.694 100 75.185 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường ĐH Kinh tế và QTKD từ năm 2014 - 2016)

Nhìn vào số liệu bảng 3.10 ta thấy tổng chi có xu hướng giảm do nguồn thu của đơn vị giảm nên các khoản chi của Nhà trường cũng được điều chỉnh sao phù hợp và đảm bảo nguyên tắc lấy thu bù chi.

Đối với Trường ĐH Kinh tế và QTKD thì nguồn kinh phí chi thường xuyên chủ yếu từ nguồn NSNN cấp cho chi thường xuyên và nguồn thu sự

nghiệp để lại. Còn nguồn kinh phí chi không thường xuyên từ nguồn NSNN cấp cho chi không thường xuyên.

Chi thường xuyên

Chi hoạt động thường xuyên chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi của Trường ĐH Kinh tế và QTKD. Kinh phí chi các hoạt động thường xuyên của Nhà trường bao gồm: Nguồn NSNN cấp cho chi thường xuyên và nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Hàng năm, Nhà trường sử dụng nguồn NSNN cấp chi thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp để chi cho các hoạt động thường xuyên theo 4 nhóm mục sau:

Bảng 3.11: Cơ cấu chi thường xuyên tại trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (tr.đ) Tỷ trọng (%)

Nhóm I: Chi thanh toán

cá nhân 39.808 47,0 51.624 66,7 39.807 53,3 Nhóm II: Chi nghiệp vụ

chuyên môn 16.388 19,3 16.732 21,6 18.556 24,8 Nhóm III: Chi mua sắm,

sửa chữa TSCĐ 63 0,1 0 0 25 0,1

Nhóm IV: Chi khác 28.503 33,6 9.021 11,7 16.347 21,8

Tổng chi 84.762 100 77.377 100 74.735 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường ĐH Kinh tế và QTKD từ năm 2014 - 2016)

Nhóm chi thanh toán cá nhân:

Bao gồm các khoản chi: tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, học bổng, trợ cấp cho sinh viên, các khoản đóng góp và thu nhập khác. Đây là khoản chi phí nhằm bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho giảng viên, cán bộ viên chức của Nhà trường.

Chi thanh toán cá nhân chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi thường xuyên, cụ thể năm 2014 chiếm 47%, năm 2015 chiếm 66,7% và năm 2016 chiếm 53,3%. Khoản chi thanh toán cá nhân có xu hướng tăng do Nhà nước thực hiện điều chỉnh tăng lương và yêu cầu nâng cao thu nhập nhằm cải thiện cuộc sống của cán bộ viên chức. Nhóm chi cho con người năm 2015 tăng 11.816 triệu đồng (tăng 19,7%) so với năm 2014 là do: hệ số lương tăng thêm của Nhà trường được điều chỉnh hệ số từ 0,3- 0,5 năm 2014 lên 0,4- 0,6 năm 2015 với số tiền chi cho thu nhập tăng thêm năm 2015 tăng lên 2.416 triệu đồng so với năm 2014. Trong những năm qua các trường ĐH Kinh tế và QTKD đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao thu nhập cho cán bộ viên chức để khuyến khích cán bộ viên chức đặc biệt là giảng viên cơ hữu yên tâm công tác có như thế mới đảm bảo được chất lượng đào tạo. Cụ thể mức thu nhập bình quân của cán bộ viên chức (CBVC) Nhà trường như sau:

Bảng 3.12: Tổng hợp thu nhập bình quân của CBVC giai đoạn 2014- 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 (tr.đ) Tỷ lệ tăng 2014/2013 (lần) Năm 2015 (tr.đ) Tỷ lệ tăng 2015/2014 (lần) Năm 2016 (tr.đ) Tỷ lệ tăng 2016/2015 (lần) Thu nhập bình quân/năm 84.292 1,02 95.438 1,13 99.210 1,04

(Nguồn: Báo cáo quyết toán thuế TNCN của Trường ĐH Kinh tế & QTKD từ năm 2014- 2016)

Qua bảng 3.12 ta thấy thu nhập bình quân của CBVC Nhà trường tương đối ổn định, năm sau đều tăng so với năm trước. Mặc dù nguồn thu của Nhà trường có xu hướng giảm, nhưng trong chính sách phát triển của đơn vị Nhà trường vẫn luôn ưu tiên cho công tác chăm lo đời sống CBVC, ưu đãi đối với cán bộ, giảng viên có trình độ cao (TS, PGS,...). Trường ĐH Kinh tế và QTKD là một trong số những trường hàng đầu của Đại học Thái Nguyên về chính sách ưu đãi cho CBVC.

Bên cạnh các chính sách chăm lo cho cán bộ, viên chức của đơn vị, Trường ĐH Kinh tế và QTKD cũng luôn chú trọng trong việc thực hiện các

chính sách, chế độ cho sinh viên như: chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, chi học bổng khuyến khích học tập theo quy định. Cụ thể: Nhà trường đã chi hỗ trợ chi phí học tập cho các đối tượng chính sách năm 2014, 2015 với mức kinh phí là 3,633 tỷ đồng, năm 2016 là 2,180 tỷ đồng; thực hiện miễn giảm học phí cho sinh viên năm 2014 là 4,050 tỷ đồng, năm 2015 là 2,179 tỷ đồng và năm 2016 là 1,75 tỷ đồng... Ngoài ra, Nhà trường cũng luôn đảm bảo quỹ học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên đạt trên 8% tổng thu học phí hệ đại học chính quy theo đúng quy định. Cụ thể như sau:

Bảng 3.13: Thống kê chi học bổng giai đoạn 2014- 2016

Nội dung Năm 2014 (Tr.đ) Năm 2015 (Tr.đ) Năm 2016 (Tr.đ) 1. Quỹ học bổng theo quy định của Nhà

nước (8% học phí đại học chính quy)

2.336 2.353 2.490

2. Tổng chi học bổng khuyến khích của trường

2.369 2.458 2.493

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- Tài chính)

Nhóm chi nghiệp vụ chuyên môn

Các khoản chi thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc, chi hội nghị đây là khoản chi thường xuyên và thiết yếu. Các khoản chi này luôn được Nhà trường quan tâm và quy định cụ thể trong Quy chế chi tiêu nội bộ. Để quản lý tiết kiệm và hiệu quả các khoản chi này, Nhà trường đã thực hiện khoán chi một số mục như: văn phòng phẩm, điện thoại, công tác phí...

Ngoài ra, các khoản chi mua giáo trình, tài liệu, dụng cụ học tập, thù lao hướng dẫn thực tập… tuỳ theo nhu cầu thực tế của các trường. Khoản chi này nhằm đáp ứng các phương tiện phục vụ việc giảng dạy, giúp cho giảng viên truyền đạt kiến thức một cách có hiệu quả. Đây là khoản chi có vai trò quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Vì vậy việc tăng chi cho giảng dạy là một trong những điều kiện giúp các trường nâng cao chất lượng đào tạo.

Nhìn vào bảng số liệu 3.11 ta thấy chi cho nghiệp vụ chuyên môn đã có những chuyển biến đáng kể, kinh phí chi cho năm 2016 tăng so với 2015 là 1.824 triệu đồng. Việc chi trả thù lao vượt giờ, chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, giảng viên…đã từng bước được điều chỉnh, sao cho tương xứng với công sức của giảng viên, do đó tạo động lực để họ dành thời gian nâng cao trình độ và nâng cao chất lượng giảng dạy.

Nhóm chi mua sắm, sửa chữa Tài sản cố định (TSCĐ)

Chi mua sắm, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, nâng cấp trường lớp, bàn ghế, trang thiết bị trong lớp học thay thế các trang thiết bị cũ và trang bị thêm các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, thư viện… nhằm đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Theo số liệu tại bảng 3.11 cho thấy chi mua sắm sửa chữa của trường chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng chi thường xuyên và chi mua sắm sửa chữa có xu hướng giảm trong những năm gần đây do các trường sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp để chi cho hoạt động mua sắm nên không quyết toán vào kinh phí chi thường xuyên.

Nhóm các khoản chi khác

Các khoản chi hoạt động thường xuyên không hạch toán vào các khoản chi trên được hạch toán vào khoản chi khác, bao gồm các nội dung chi chủ yếu như: các khoản chi kỷ niệm ngày lễ lớn, chi các khoản phí và lệ phí, chi bảo hiểm tài sản và phương tiện, chi thường xuyên khác và chi lập các quỹ của đơn vị.

- Việc trích lập và sử dụng các quỹ:

Hàng năm căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính, sau khi trang trải các khoản chi phí và thực hiện đầu đủ nghĩa vụ với NSNN theo quy định (thuế và các khoản phải nộp), căn cứ vào số chênh lệch thu lớn hơn chi (thu chi hoạt động thường xuyên), Hiệu trưởng Nhà trường quyết định trích lập các quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ sau khi thống nhất với tổ chức công đoàn trường. Việc trích lập và sử dụng các quỹ của Nhà trường trên cơ sở phát huy quyền

tự chủ, tự chịu trách nhiệm và thực hiện theo đúng tinh thần Nghị định 43/2006/NĐ- CP và Nghị định 16/2015/NĐ- CP.

Bảng 3.14: Tình hình trích lập các quỹ giai đoạn 2014- 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Trích lập quỹ khen thưởng 525 600 385

2 Trích lập quỹ phúc lợi 4.120 3.408 3.477

3 Trích lập quỹ phát triển HĐSN 17.475 2.024 3.026 4 Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập 1.830 0 5.750

Tổng cộng 23.950 6.032 12.638

(Nguồn: Báo cáo tài chính của trường ĐH Kinh tế và QTKD từ năm 2014- 2016)

Qua số liệu tại bảng 3.14 cho thấy trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh đã thực hiện việc trích lập các quỹ theo đúng quy định và việc trích lập các quỹ nhằm để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức trong đơn vị cũng như dùng để phát triển hoạt động sự nghiệp. Việc trích lập và sử dụng các quỹ được quy định cụ thể tại Quy chế chi tiêu nội bộ của trường và được kiểm soát thông qua Kho bạc Nhà nước.

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ chi phí đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên (CBGV)… Quỹ này được trích lập với mức trích lập tối thiểu 25% chênh lệch thu chi (theo NĐ Nghị định 43/2006/NĐ-CP) và 15% chênh lệch thu chi (theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP).

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016, trường đã chú trọng trích và quản lý sử dụng quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, đảm bảo tăng cường

cơ sở vật chất phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị. Nhà trường đã chi từ nguồn thu sự nghiệp để đối ứng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các công trình như: Nhà làm việc - nghiên cứu, các khu giảng đường, đường trục chính, sân vườn, nhà để xe... với kinh phí năm 2014: 5.958 triệu đồng; năm 2015: 2.602 triệu đồng, năm 2016: 336 triệu đồng. Ngoài ra, Quỹ phát triển HĐSN còn dùng để đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc cho các phòng chức năng, khoa chuyên môn của Nhà trường, với kinh phí năm 2014: 1.488 triệu đồng, năm 2015: 1.377, năm 2016: 553 triệu đồng. Hỗ trợ các cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ: năm 2014: 918 triệu đồng; năm 2015: 1.728 triệu đồng; năm 2016: 1.159 triệu đồng, hỗ trợ cho CBGV đạt chuẩn năng lực ngoại ngữ, tin học theo Đề án chuẩn hóa năng lực ngoại ngữ, năng lực công nghệ thông tin cho cán bộ, giảng viên của nhà trường năm 2015: 990 triệu đồng, năm 2016: 73 triệu đồng. Kinh phí hỗ trợ CBGV đăng bài trên tạp chí, in sách quốc tế năm 2014: 218 triệu đồng; năm 2015: 213 triệu đồng, năm 2016: 95 triệu đồng.

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Quỹ này dùng để đảm bảo thu nhập cho cán bộ viên chức khi nguồn thu bị giảm sút hay khi thực hiện lộ trình tăng lương theo quy định của Chính phủ. Chi bổ sung thu nhập cho CBGV trong trường được thực hiện theo nguyên tắc gắn với số lượng, chất lượng và hiệu quả công tác. Qua bảng số liệu cho thấy Nhà trường đã chú trọng đến việc trích lập quỹ này để đảm bảo ổn định thu nhập cho cán bộ viên chức của trường. Năm 2014 nhà trường đã sử dụng Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để chi trả tháng lương thứ 13 với số tiền là 1.830 triệu đồng. Từ năm 2016, quỹ này được sử dụng để chi trả thu nhập tăng thêm của Nhà trường theo Nghị định 16/2015/NĐ- CP. Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để chi trả thu nhập tăng thêm do Hiệu trưởng Nhà trường quyết định theo đề nghị của Trưởng phòng Kế hoạch- Tài chính và Chủ tịch Công đoàn trường.

+ Quỹ khen thưởng: Quỹ khen thưởng được Nhà trường sử dụng để khen thưởng định kỳ, đột xuất cho các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường

theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của Nhà trường. Mức thưởng được thực hiện theo Nghị định 42/2010/NĐ- CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ và được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ.

+ Quỹ phúc lợi: Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của cán bộ, giảng viên trong trường, trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, khám sức khỏe định kỳ cho toàn thể CBGV trong trường, hỗ trợ tham quan nghỉ mát, chi ngày lễ, ngày tết cho cán bộ viên chức... Việc quản lý và sử dụng Quỹ phúc lợi thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ và có ý kiến thống nhất công đoàn trường.

Chi không thường xuyên: Khoản chi không thường xuyên của trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh chủ yếu là các khoản chi phục vụ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Từ năm 2015, Nhà trường được NSNN cấp thêm kinh phí chi cho đào tạo theo diện hiệp định lưu học sinh Lào.

Chi nghiên cứu khoa học và công nghệ

Nghiên cứu khoa học là hoạt động hết sức quan trọng và là hoạt động không thể thiếu đối với các trường Đại học Công lập nói chung và trường ĐH Kinh tế và QTKD nói riêng. Việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học sẽ tạo điều kiện cho Nhà trường khẳng định được vị thế và uy tín đối với xã hội. Thực tế cho thấy khoản chi cho nghiên cứu khoa học ở trường chưa nhiều.

Qua bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ chi NSNN cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của trường còn thấp trong tổng chi NSNN. Bên cạnh nguồn NSNN cấp, để nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học, hàng năm Nhà trường dành tối thiểu 5% từ nguồn thu hợp pháp khác và 3% nguồn thu học phí để đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích các hoạt động khoa học công nghệ, tuy nhiên tỷ lệ sinh viên của trường tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa cao. Các đề tài nghiên cứu khoa học được thực hiện theo thuyết minh và dự toán được lập dựa trên Thông tư 55/2015/TTLT- BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ.

Khảo sát mức độ hài lòng của cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên Nhà trường về mức độ đáp ứng của công tác tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ và giảng viên cho kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh thuộc đại học thái nguyên​ (Trang 79 - 132)