6. Bố cục của luận văn
1.3.3. Năng lực tự phấn đấu vươn lên của cán bộ,công chức
Bên cạnh nhân tố khách quan về môi trường luật pháp cơ chế chính sách của Đảng, Nhà nước trung ương và địa phương và công tác tổ chức quản lý của đơn vị, việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức còn phụ thuộc rất
lớn vào tinh thần tự phấn đấu rèn luyện vươn lên của bản thân cán bộ, công chức. Bởi lẽ, suy đến cùng thì hai nhân tố trên là nhân tố khách quan. Khi có đầy đủ các yếu tố khách quan thuận lợi, nhưng bản thân cán bộ, công chức không có quyết tâm phấn đấu rèn luyện, không có năng lực tranh thủ môi trường khách quan, không thích ứng được với sự biến đổi thường xuyên của cuộc sống thì cũng không thể tận dụng được các điều kiện khách để nâng cao chất lượng chính trị, chất lượng chuyên môn của bản thân.
Tự rèn luyện của cán bộ, công chức vừa khẳng định tính tự giác và sức mạnh nội sinh, vừa là yêu cầu đòi hỏi sức phấn đấu để có thể thích ứng được với cương vị, chức trách và nhiện vụ được phân công. Thông qua tự rèn luyện sẽ tạo ra được "cầu nối" giúp cho sự chuyển hóa giữa hệ thống tri thức khoa học đã được tích lũy trong học tập và công tác với thực tiễn cuộc sống, đồng thời làm cho hệ thống tri thức khoa học không ngừng được củng cố, bổ sung và phát triển. Hơn nữa, cán bộ, công chức muốn trở thành người lãnh đạo, chỉ huy, quản lý giỏi, có khả năng đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cách mạng thì không thể thiếu vai trò nỗ lực, tích cực trong tự rèn luyện.
Ngày nay, hoạt động quản lý nông nghiệp và phát triển nông thôn trong nền kinh tế thị trường đặt ra những yêu cầu mới đối với cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý nông nghiệp khác hẳn so với trước đây. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII đã đề ra những yêu cầu chung cho đội ngũ cán bộ, công chức ở nước ta trong thời kỳ mới là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật... không cơ hội... được nhân dân tín nhiệm.
-Có trình độ hiểu biết lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao”.
Thêm nữa, yếu tố về độ tuổi và thâm niên công tác cũng có ảnh hưởng tới chất lượng nhân lực. Trong bộ phận quản lý nông nghiệp nói riêng, một đơn vị công tác nói chung thường có nhiều thế hệ cùng làm việc. Mỗi thế hệ có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì thế để đạt được hiệu quả quản lý, đảm bảo sự phát triển bền vững, đảm bảo an toàn trên các mặt nghiệp vụ, công tác cán bộ được bố trí sắp xếp hợp lý kết hợp giữa năng lực với thâm niên công tác với nhau, giữa cán bộ mới với cán bộ đang làm nhằm mục đích hướng dẫn học tập cho nhau, trau dồi kỹ năng làm việc...