Ƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN ỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 35 - 39)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khung nghiên cứu về chi phí gia nhập thị trƣờng trong hệ thống chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên

2.1.1 Mô hình nghiên cứu

Chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI được đo lường thông qua các tiêu chí (i) Thời gian đăng ký kinh doanh (số ngày); (ii) thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung (số ngày); (iii) tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết; (iv) thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (v) số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động; (vi) tỷ lệ doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh; (vii) Tỷ lệ doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh. Nghiên cứu này do đó đi vào đánh giá thực trạng chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI tại tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu cũng tập trung làm rõ xem thực trạng chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI ở Thái Nguyên chịu ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan và chủ quan như thế nào? Nói cách khác, các nhân tố chủ quan khách quan trên địa bàn tác động như thế nào đến thực trạng chỉ số gia nhập thị trường của Thái Nguyên. Những yếu tố này làm cho chi phí gia nhập thị trường ở Thái Nguyên đã có những biến đổi tích cực gì? Và còn đang gặp phải những vướng mắc gì cần giải quyết. Trên cơ sở phân tích thực trạng về chỉ số Chi phí gia nhập thị trường, trên cơ sở biết được những mặt đạt được và hạn chế về chỉ số này, đề tài sẽ đưa ra một số quan điểm, định hướng giải pháp nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường, thúc đẩy dự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển kinh tế trên địa bàn Thái Nguyên.. Những khuyến nghị này một mặt dựa vào những vướng mắc mà tỉnh cần giải quyết, nhưng mặt khác cũng dựa trên cơ sở, định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu về Chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên

Để phân tích thực trạng Chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu thứ cấp do phòng các sở ban ngành của Thái Nguyên cung cấp, đồng thời tiến hành điều tra các doanh nghiệp cũng như tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý ở tỉnh cũng như một số doanh nghiệp tư nhân đang thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đối với các dữ liệu thứ cấp nghiên cứu này tập trung làm rõ những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh thời gian qua; tiến hành phân tích thực trạng của chỉ số chi phí gia nhập thị trường tại Thái Nguyên.

Đối với các dữ liệu điều tra sơ cấp, nghiên cứu này tập trung làm rõ các thành tựu, hạn chế trong giảm chi phí gia nhập thị trường được thực hiện ở Thái Nguyên thời gian qua.

Kết hợp với quan điểm, định hướng phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm đạt được mục tiêu của tỉnh đề ra trong việc thu hút nhiều hơn nữa số doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.1.2 Quy trình nghiên cứu

Bước 1. Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, từ đó chỉ ra vị trí của chỉ số Chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI.

Bước 2. Thu thập số liệu thứ cấp từ các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Thái Nguyên, Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, văn phòng VCCI tỉnh Thái Nguyên để khái quát tình hình kinh tế xã hội của tỉnh, thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân, cũng như vị trí PCI của Thái Nguyên so với toàn quốc.

Bước 3. Thu thập dữ liệu sơ cấp từ các doanh nghiệp tư nhân và các cán bộ, công chức trong hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh Thái Nguyên nhằm đưa ra những đánh giá khách quan về chỉ số chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI giai đoạn 2011-2014.

- Xây dựng bảng câu hỏi của phiếu điều tra: Các câu hỏi đảm bảo cung cấp đủ thông tin cho vấn đề cần thu thập và câu hỏi phải nhận được câu trả lời khách quan nhằm đánh giá về việc giảm chi phí gia nhập thị trường.

- Tiến hành điều tra (tháng 8-9/2014): Gửi phiếu điều tra trực tiếp đến 50 doanh nghiệp tư nhân và 75 đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý liên quan đến xúc tiến đầu tư làm việc ở các Sở, ban ngành của tỉnh Thái Nguyên để thu thập thông tin, đánh giá của họ đối với chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI.

Bước 4. Đánh giá thực trạng chỉ số chi phí gia nhập thị trường của tỉnh Thái Nguyên.

Bước 5. Đề xuất giải pháp: trên cơ sở thu thập và xử lý dữ liệu đưa ra các giải pháp kiến nghị về giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn đến năm 2020.

2.2 P ƣơng p áp ng ên cứu

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tiếp cận so sánh, kết hợp với các mô hình hiện đại

trong phân tích như SWOT, Cây quyết định, phương pháp chuyên gia… để làm rõ mối quan hệ giữa chi phí gia nhập thị trường với sự phát triển kinh tế khu vực tư nhân trên địa bàn tỉnh. Các phân tích được sử dụng với mục đích tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong việc ban hành, thực hiện những biện pháp nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường; đánh giá về cơ hội, thách thức trong việc đạt được mục tiêu đặt ra trong giai đoạn tới.

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Thứ nhất, thu thập số liệu thứ cấp: từ báo cáo Sở Kế hoạch đầu tư, và các sở trực thuộc tỉnh, từ niên giám thống kê của Tổng cục thống kê … Để có những đánh giá về kết quả phát triển kinh tế Thái Nguyên nói chung, kinh tế tư nhân nói riêng và ảnh hưởng của nó đến sự biến đổi đời sống xã hội của người dân Thái Nguyên

Thứ hai, thu thập số liệu sơ cấp: thông qua khảo sát điều tra 50 doanh nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên, và 75 phiếu điều tra cán bộ quản lý của tỉnh. Để có những đánh giá thực tế về nhận xét của họ đối với các biện pháp mà tỉnh thực hiện để cải thiện môi trường đầu tư trên địa bàn

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Sử dụng phần mềm SPSS để tiến hành phân tích kết quả điều tra phỏng vấn.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Nhằm phân tích chỉ số PCI của riêng tỉnh trên cơ sở so sánh tương quan với cả nước, qua đó nhận diện những mặt mạnh, những mặt còn hạn chế cần được cải thiện, tìm ra những giải pháp mạnh mẽ có tính đột phá, nhằm tạo ra sự chuyển biến trong công tác điều hành kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó nâng cao tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh, góp phần nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)