C ƣơng 3 PHÂN TÍH THỰ TRẠNG HI PHÍ GIA NHẬP THỊ
3.1.1 Giới thiệu tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.1 Vị trí địa lý và địa hình
Thái Nguyên là tỉnh trung tâm của 14 tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc, là trung tâm Kinh tế - Văn hóa - Xã hội của vùng, giáp ranh với 6 tỉnh bao gồm: phía Bắc giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Nam giáp thành phố Hà Nội. Thái Nguyên có diện tích tự nhiên là 3.541,1 km2. Về tổ chức hành chính toàn tỉnh có 7 huyện, 1 thị xã và 1 thành phố. Thành phố Thái Nguyên với trên 232 nghìn dân là trung tâm kinh tế - xã hội - chính trị - văn hoá của tỉnh. Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối vùng Việt Bắc với thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và các tỉnh khác trong cả nước bằng hệ thống đường Quốc lộ như: Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B...
Thái Nguyên có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam thấp dần xuống phía Nam. Cấu trúc của vùng núi phía Bắc chủ yếu là đá phong hoá mạnh, tạo thành nhiều hang động, thung lũng nhỏ. Phía Tây có dãy Tam Đảo với đỉnh cao nhất là 1.590m, các dãy núi dựng đứng và kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Ngoài hai dãy núi kể trên cũng có dãy Ngân Sơn bắt đầu từ Bắc Kạn chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam đến Võ Nhai tạo nên vùng ẩm ướt, ít mưa và các dãy núi trên đều là những dãy núi cao che chắn gió mùa Đông Bắc, vì vậy Thái Nguyên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.
3.1.1.2 Khí hậu thủy văn
Thái Nguyên thuộc vùng Đông Bắc, địa hình cao nên thường lạnh hơn so với các vùng xung quanh. Những đặc điểm cơ bản của khí hậu như sau: Nhiệt độ chênh lệch giữa thung lũng nhất với tháng lạnh nhất là 13,70C (tháng
6: 28,60C-tháng 1: 15,20C). Tổng số giờ nóng trong năm dao động từ 1.300 đến 1.750 giờ và phân bổ tương đối đồng đều cho cỏc tháng trong năm.
3.1.1.3 Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên nước
Thái Nguyên có hai con sông chính là Sông Công và Sông Cầu. Sông Công có lưu vực 951 km2
bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hoá chạy dọc theo chân dãy núi Tam Đảo. Dòng sông được ngăn lại tại Đại Từ tạo thành Hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước có thể điều hoà dòng chảy và chủ động tưới tiêu cho 12.000 ha lúa hai vụ, hoa màu, cây công nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công. Sông Cầu nằm trong hệ thống sông Thái Bình có lưu vực 3.480 km2
bắt nguồn từ Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Hệ thống thuỷ nông Sông Cầu tưới cho 24.000 ha lúa hai vụ của các huyện Phú Bình (Thái Nguyên), Hiệp Hoà, Việt Yên (Bắc Giang). Ngoài ra Thái Nguyên cũng có trữ lượng nước ngầm khá lớn, nhưng việc khai thác và sử dụng còn hạn chế.
b. Tài nguyên khoáng sản
Theo số liệu tổng kết trong báo cáo về tiềm năng, khoáng sản của tỉnh, Thái Nguyên có các loại khoáng sản chủ yếu như sau: Than có tổng trữ lượng còn lại là 63,8 triệu tấn. Mỏ có trữ lượng lớn là Khánh Hoà 46 triệu tấn, Núi Hồng 15,1 triệu tấn, mỏ Làng Cẩm mỗi mỏ có trữ lượng trên 3,5 triệu tấn than mỡ dùng luyện cốc; Quặng sắt với tổng trữ lượng còn lại gần 34,6 triệu tấn, mỏ Trại Cau 5,1 triệu tấn, mỏ Linh Nham 24 triệu tấn, mỏ Quang Trung 4 triệu tấn... và các loại khoáng sản khác như Titan 54,4 triệu tấn; Thiếc 18.648 tấn, Vonfram 227.584 tấn; chì kẽm 27,2 triệu tấn, ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn tìm thấy một vài nơi có vàng, đồng, thuỷ ngân tuy trữ lượng không lớn nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế. Bên cạnh đó cũng có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng như đá vôi, đất sét, cát sỏi...
c. Tài nguyên rừng
Theo tài liệu của Cục Thống kê tỉnh, Thái Nguyên có khoảng 205.816 ha đất lâm nghiệp, chiếm khoảng 58,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 103.774,03 ha, rừng trồng là 48.500,3 ha, rừng phòng hộ là 49.473 ha, rừng đặc dụng là 28.190 ha, rừng kinh tế là 74.612 ha, diện tích chưa sử dụng là 53.533 ha chiếm 15,1% diện tích tự nhiên, đây là diện tích đất trống, đồi trọc. Diện tích đất trống, đồi trọc này (phần lớn là diện tích tự nhiên trước đây bị tàn phá) có thể được coi là một điều kiện cho việc phát triển ngành lâm nghiệp vừa là nhiệm vụ của tỉnh trong việc nhanh chóng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
3.1.1.4 Điều kiện xã hội, dân số
Quy mô dân số tỉnh Thái Nguyên năm 2011 đạt 1.139.444 người, tốc độ tăng dân số đạt 1,08% và đang có xu hướng ổn định dần. Tỷ lệ dân số theo giới tính không có biến nhiều, năm 2011 tỷ lệ dân số nữ chiếm khoảng 50,01%, tỷ lệ dân số thành thị tăng chậm qua các năm, năm 2011 tỷ lệ này chiếm 24,5% tổng dân số điều đó thể hiện tốc độ đô thị hoá còn chậm.
Bảng 3.1. Diện tích và dân số Thái Nguyên năm 2011
Đị p ƣơng Diện tích (km2) Dân số trung bình (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tổng số 3.531,71 1.139.444 323 Thành Phố Thái Nguyên 186,31 283.333 1.521 Thị xã Sông Công 82,76 50.438 609 Huyện Định Hoá 514,21 87.434 170 Huyện Võ Nhai 839,50 65.046 77 Huyện Phú Lương 368,95 106.172 288 Huyện Đồng Hỷ 455,24 110.130 242 Huyện Đại Từ 574,16 160.598 280 Huyện Phú Bình 251,71 136.883 544 Huyện Phổ Yên 258,87 139.410 539
3.1.1.5 Điều kiện phát triển kinh tế, xã hội
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Thái Nguyên tích cực và khẩn thực hiện điều hành nền kinh tế địa phương theo hướng ổn định và phát triển, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2011 (theo giá so sánh 1994) ước đạt 5.234,783 tỷ đồng, tăng 11,47% so với năm 2010. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp thuỷ sản ước đạt 1.252,769 tỷ đồng, tăng 4,5%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 2.203,684 tỷ đồng, tăng 14,04%; khu vực dịch vụ ước đạt 1.778,330 tỷ đồng, tăng 12,2%; riêng các ngành dịch vụ có tính chất kinh doanh ước đạt 1.023,5 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2010.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 3.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2011 phân Theo 3 khu vực kinh tế
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2011
Song song với việc phát triển kinh tế, Thái Nguyên tiến hành nhiều hoạt động xã hội như công tác xoá đói giảm nghèo, các chương trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho các vùng khó khăn và các
23.98%
39.78%
36.24% Nông, lâm, thuỷ sản
Công nghiệp Dịch vụ
chính sách trợ giúp trực tiếp về sản xuất và đời sống cho dân tộc thiểu số, người nghèo được đẩy mạnh, giải quyết việc làm và các chính sách xã hội.
Nhưng năm 2011 do tình hình sản xuất chịu nhiều tác động bất lợi của thị trường trong nước và thị trường thế giới làm cho một loạt các doanh nghiệp luyện kim, các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm, sản xuất cầm chừng, thậm chí giảm sút so với cùng kỳ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2011 và đặt ra những thách thức đối với vấn đề tăng trưởng kinh tế trong thời gian tới, do đó địa phương cần tích cực hơn trong vấn đề cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư và tăng cường vai trò môi trường đầu tư đối với phát triển kinh tế, xã hội.