Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 43)

C ƣơng 3 PHÂN TÍH THỰ TRẠNG HI PHÍ GIA NHẬP THỊ

3.1.2 Thực trạng phát triển khu vực kinh tế tư nhân của tỉnh Thái Nguyên

Báo cáo từ cục Thống kê tỉnh cho biết mặc dù thời gian qua tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động theo chiều hướng xuấu, tuy nhiên tiến triển phát triển kinh tế ở Thái nguyên vẫn tăng theo chiều hướng tích cực. Trong giai đoạn 2010-2013 tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh không ngừng gia tăng, kể cả các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên so với năm 2011 mặc dù số doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhiều hơn, nhưng tốc độ tăng trường của các doanh nghiệp tư nhân ở năm 2012 so với năm 2011, thấp hơn rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng của khối năm khi so sánh năm 2011 với năm 2010. Nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố, các huyện, thị xã còn lại thì số doanh nghiệp chiếm tỷ lệ không nhiều.

Bảng 3.2: Sự phát triển của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tính: Doanh nghiệp

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Phân theo cấp uyện Tổng số DN dân doanh Tổng số DN dân doanh Tổng số DN dân doanh 1.771 1.730 2.028 1.987 2.024 1.981 TP Thái Nguyên 1.132 1.105 1.284 1.261 1.149 1.140 TX Sông Công 127 120 140 138 189 178 H.Định Hóa 66 66 79 79 91 90 H.Võ Nhai 44 44 31 29 30 30 H.Phú Lương 68 67 85 84 91 90 H.Đồng Hỷ 106 105 134 131 139 130 H.Đại Từ 86 85 111 107 108 104 H.Phú Bình 26 26 32 28 55 54 H.Phổ Yên 116 112 132 130 172 165

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Khi mà doanh nghiệp tư nhân chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng số doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thái Nguyên thì tỷ lệ đóng góp vào ngân sách tỉnh của khu vực tư nhân do đó cũng chiếm phần trọng yếu. Kết quả phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy, cùng với sự tăng trưởng về số tiền mà khu vực tư nhân đóng góp vào tổng thu nhập của tỉnh là sự tăng trưởng về mặt tỷ lệ của nguồn này của khu vực tư nhân với nguồn thu của toàn tỉnh.

Bảng 3.3: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

ĐVT: Tỷ đồng

Tổng số

2011/Cơ cấu 2012/Cơ cấu 2013/Cơ cấu Ƣớc 2014/ Cơ cấu 3.980,2 100% 6.379,3 100% 7.637,0 100% 9.310 100%

1.Nhà nước 388,6 9,76 590,0 9,25 622,0 8,14 700 7,25 2.Hợp tác xã 7,2 0,18 11,4 0,18 15,0 0,20 20 0,22 3.DN dân doanh 3.584,0 90,05 5.778 90,57 7.000 91,66 8.590 92,26

Sự phát triển kinh tế khu vực tư nhân do đó đã tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh. Các doanh nghiệp tư nhân đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều đối tượng lao động, khi mà nhóm doanh nghiệp tư nhân đã giả quyết việc làm cho khoảng 45 nghìn lao động ở năm 2014, tăng gần gấp đôi số lượng lao động mà khu vực này đã giải quyết trong năm 2011. Nói cách khác, sự phát triển kinh tế tư nhân, thời gian qua đã góp phần giải quyết việc làm, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ trên địa bàn tỉnh. Khi mà lao động làm việc trong các doanh nghiệp tăng lên thì tỷ lệ lao động làm việc phi chính thức, lao động làm nông nghiệp giảm. Khi lao động làm việc ở các doanh nghiệp tăng, thu nhập của nhóm đối tượng này cao hơn so với nhóm đối tượng làm việc khu vực phi chính thức. Thu nhập tăng, người dân có điều kiện tăng chi tiêu, từ đó lại kích thích quá trình đầu tư, phát triển của doanh nghiệp.

Bảng 3.4: Số l o động trong các doanh nghiệpđ ng oạt động phân theo loại hình doanh nghiệp

ĐVT: Người

Tổng số

2011/Cơ cấu 2012/Cơ cấu 2013/Cơ cấu Ƣớc 2014/Cơ cấu 47.788 100% 61.342 100% 65.156 100% 69.500 100%

1. Nhà nước 22.328 46,72 17.798 29,01 17.980 27,60 20.000 28,8 2. Hợp tác xã 3.051 14,58 3.889 6,34 4.009 6,15 4.500 6,5 3. DN dân doanh 22.409 46,89 39.655 64,64 43.167 66,25 45.000 64,7

Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên 2014

3.1.3 PCI của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2014

Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực trong thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh của địa phương. Tỉnh đã có một số chương trình nhằm cải thiện tính hiệu quả trong hoạt động của bộ máy chính quyền, chú trọng phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư. Tuy nhiên, môi trường kinh doanh và chất lượng điều hành của Thái Nguyên vẫn còn nhiều điểm cần được cải thiện để sức hấp dẫn của tỉnh đối với các nhà đầu tư

trong và ngoài nước ngày một nâng cao hơn. Chỉ số PCI năm 2011 của Thái Nguyên đứng ở vị trí thứ 57/63. Năm 2012 chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên đứng ở vị trí 17/63 tăng 40 bậc trên bảng xếp hạng. Năm 2013 chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên đứng ở vị trí 15/63 tăng 42 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2011. Năm 2014 chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên đứng ở vị trí 8/63 tăng 49 bậc trên bảng xếp hạng so với năm 2011. Năm 2015, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu đưa chỉ số PCI của tỉnh được xếp trong tốp 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đứng đầu cả nước. Theo đó, từ đầu năm đến nay, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành nhiều văn bản triển khai chương trình hành động, phân công kế hoạch và thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác PCI của tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao chỉ số PCI của tỉnh như: nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự năng động và tiên phong của lãnh đạo các cấp chính quyền và đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" trên tất cả các lĩnh vực, áp dụng rộng rãi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO đến các cơ quan hành chính từ tỉnh đến cơ sở. Đến năm 2014 của Thái Nguyên đứng ở vị trí thứ 8/63 tăng 42 bậc so với năm 2011,

Bảng 3.5: Tổng hợp các chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên năm 2011 - 2014

TT Chỉ số Năm

2011 2012 2013 2014

1 Gia nhập thị trường 9.16 8.76 7.44 8.48 2 Tiếp cận đất đai 4.91 6.05 6.5 5.63 3 Tính minh bạch 4.87 6.05 6.21 5.85 4 Chi phí thời gian 6.43 6.7 6.3 6.19 5 Chi phí không chính thức 6.80 7.24 6.13 5.54 6 Tính năng động 1.55 4.4 5.08 4.29 7 Hỗ trợ doanh nghiệp 3.36 4.38 5.42 5.75 8 Đào tạo lao động 4.99 5.48 5.95 7.32 9 Thiết chế pháp lý 4.62 2.71 5.25 6.96 10 Cạnh tranh bình đẳng - - 4.77 4.17

PCI 53.57 60.07 58.96 61.25

Sự biến động của khu vực tư nhân vào phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh có nhiều nguyên nhân, nhưng những thay đổi trong chỉ các chỉ số PCI và đặc biệt là chỉ số Gia nhập thị trường đã ảnh hưởng lớn đến tình trạng trên. Thực tế cho thấy, so với các địa phương ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. PCI của Thái Nguyên chỉ đứng sau Lào Cai, Tuy nhiên khi so sánh với tất cả các tỉnh thành trong phạm vi cả nước, PCI của Thái Nguyên đứng ở hạng thứ 3 (khá) trên tổng số 6 hạng mà VCCI xắp xếp, PCI của Thái Nguyên đứng thứ 10 tỉnh thành khác trên phạm vi toàn quốc.

3.2 Chi phí gia nhập thị trƣờng tại tỉnh Thái Nguyên

3.2.1 Thực trạng chi phí gia nhập thị trường tại tỉnh Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2011-2014 chỉ số chi phí gia nhập thị trường của thái nguyên biến động theo chiều hướng xấu. Nếu như năm 2011, chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Thái Nguyên là 9,16, một trong 12 tỉnh thành trong toàn quốc có chỉ số cao nhất trên 9,0 và một trong 10 tỉnh thành có chỉ số về chi phí gia nhập thị trường đứng trong top 10 của Việt Nam, thì tình trạng chỉ số này đã giảm rất nhiều trong năm tiếp theo. Thậm chí, đến năm 2013, chỉ số này của Thái Nguyên đã rơi xuống nhóm trung bình trên phạm vi cả nước. Năm 2014 mặc dù chỉ số này của tỉnh tuy chưa trở lại được nhóm dẫn đầu nhưng cũng có những bước tiến đáng kể so với năm 2013.

Bảng 3.6: Chỉ số gia nhập thị trƣờng tronghệ thống chỉ số CPI tỉn T á Nguyên g đoạn 2011-2014

Chỉ số Gia nhập thị trường

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

9.16 8.76 7.44 8.48

Nguồn http://www.pcivietnam.org

Thực tế điều tra từ các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trung bình mỗi doanh nghiệp mất gần 8 ngày để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy có nghĩa là có doanh nghiệp mất thời gian chờ đợi dài, nhưng cũng có những doanh nghiệp mất thời gian chờ

đợi ngắn hơn để được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Trong năm 2014, doanh nghiệp đợi lâu nhất để nhận được Giấy chứng nhận phải chờ gần 1 tháng; ngược lại có doanh nghiệp cũng chỉ mất 3 ngày để có được loại giấy tờ này. Đối với các doanh nghiệp thực hiện đăng ký kinh doanh bổ sung thì thời gian chờ đợi ít hơn, khoảng 4 ngày làm việc. Điều đáng nói là trên địa bàn tỉnh, để đi vào hoạt động chính thức doanh nghiệp chỉ phải chờ tối đa là 3 ngày làm việc để nhận được tất cả các giấy tờ cần thiết, còn trung bình số ngày chờ đợi để nhận quyết định chỉ là 3 ngày.

Bảng 3.7: Đán g á từ các chủ DN về một số hợp phần trong chỉ số CPI ở TháiNguyên

Đơn vị tính: Điểm

Min Max Mean

Doanh nghiệp ĐKKD hoặc xin cấp Giấy chứng

nhận đầu tư mất bao nhiêu ngày 3 25 7.8039 Doanh nghiệp ĐKKD bổ sung mất bao nhiêu ngày 3 7 4.2941 Để nhận được Giấy chứng nhận Quyền sử dụng

đất, Doanh nghiệp phải mất bao nhiêu ngày 4 8 6.5098 Để chính thức hoạt động, DN mất bao nhiêu ngày

để nhận được tất cả giấy tờ cần thiết? 2 6 2.9412

Nguồn: Điều tra của tác giả, 2014

Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng gia nhập thị trường hoặc mở rộng thị trường trên đia bàn tỉnh được các đối tượng điều tra nhìn nhận có sự đóng góp tích cực từ đội ngũ công chức làm việc trong lĩnh vực liên quan trên địa bàn tỉnh thời gian vừa qua. Tuy nhiên nhìn tổng thể thì thái độ của cán bộ phụ trách dù đã có nhiều tiến bộ nhưng đôi khi vẫn gây khó khăn cho doanh nghiệp, và doanh nghiệp cảm thấy khả năng ứng dụng công nghệ thông tin

vào quản lý đăng ký kinh doanh trên địa bàn còn nhiều điểm phải nỗ lực cải thiện trong giai đoạn tiếp theo.

Bảng 3.8: Đán g á của doanh nghiệp về thủ tục àn c ín , t á độ của độ ngũ công c ức và khả năng ứng dụng CNTT trong hỗ trợ đăng

ký n do n trên địa bàn Thái Nguyên

Đơn vị tính: Điểm

Min Max Mean

Doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện cải cách

hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh 4 5 4.9412 Doanh nghiệp đánh giá về thái độ của cán bộ phụ

trách đăng kí kinh doanh khi xử lý hồ sơ cho

doanh nghiệp 3 5 3.9608

Theo doanh nghiệp, trình độ cán bộ công chức phụ trách đăng kí kinh doanh đã đáp ứng được nhu cầu

công việc ở mức độ nào 3 5 4

Theo doanh nghiệp, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lĩnh vực đăng ký kinh doanh đã

mang lại hiệu quả 3 4 3.2745

Nguồn: Điều tra của tác giả, 2014

3.2.2 So sánh chỉ số Chi phí gia nhập thị trường của Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng tỉnh trong vùng

Cũng như các địa phương khác trong khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Thái Nguyên cũng đang trong giai đoạn quá độ cần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá do đó tiền để cần thiết là phải có nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Mặc dù được sở hữu một số điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực…Song một số điều kiện khác như chi phí gia nhập thị trường, nhân lực chất lượng cao, vốn, công nghệ…của địa phương còn hạn chế. Chính

quyền địa phương đã nỗ lực rất nhiều trong tạo ra một môi trường kinh doanh hấp dẫn, trong đó chú ý rất nhiều đến chỉ sốchi phí gia nhập thị trường để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.

Hình 3.1: So sánh điểm số chỉ số Tính minh bạch của Thái Nguyên và các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm 2011

Nguồn http://www.pcivietnam.org

So với các tỉnh khác trong khu vực miền núi phía Bắc, chỉ số chi phí gia nhập thị trường của Thái Nguyên năm 2011 chỉ đứng sau Lào Cai và Điện Biên. Cái làm nên thành công về mặt chỉ số chi phí gia nhập thị trường ở Thái Nguyên tốt như thế lao docác doanh nghiệp trong thời gian này được được hướng dẫn để có đủ các loại giấy phép cần thiết khi thực hiện đầu tư; việc giải quyết hành chính được chính quyền quan tâm nên số doanh nghiệp phải mất hơn một tháng để khởi sự kinh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ; thêm vào đó khi doanh nghiệp muốn kinh doanh bổ sung thì chính quyền địa phương chính quyền tỉnh luôn nỗ lực để thúc đẩy quá trình này.

Tuy nhiên, khi mà tình hình kinh tế ngày càng trở nên khó khăn, luật pháp nhà nước chưa đồng bộ thêm vào đó nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, chính quyền địa phương trở nên thận trọng hơn nên chỉ số chi

9.41 9.37 9.16 9.06 8.81 8.67 8.6 8.53 8.52 8.43 7.97 7.82 7.81 7.37 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

phí gia nhập thị trường của tỉnh năm 2014 giảm so với năm 2011 mặc dù vẫn đứng ở nhóm 3 tỉnh có chỉ số chi phí ra nhập thị trường hấp dẫn nhất khu vực miền núi phía Bắc.

Hình 3.2: So sánh điểm số chỉ số Tính minh bạch của Thái Nguyên và các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc năm 2014

Nguồn:http://www.pcivietnam.org

3.3 Đán g á C p í g n ập thị trƣờng tại tỉnh Thái Nguyên

3.3.1 Những thành tựu của chính quyền tỉnh trong giảm chi phí gia nhập thị trường

- Về môi trường pháp lý

Được Lãnh đạo tỉnh quan tâm và chỉ đạo sát sao, đã có nhiều hoạt động quảng bá mời gọi các nhà đầu tư như: Thành lập Ban giải quyết nhanh các vấn đề của doanh nghiệp; thành lập Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư của tỉnh; Xây dựng trang Wedsite của tỉnh để cung cấp các thông tin cho nhà đầu tư; rà soát và ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa các chính sách của nhà nước; thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại, gặp mặt với các doanh nghiệp và nhà đầu tư…

9.01 8.72 8.48 8.41 8.29 8.26 8.14 8.1 8.08 7.75 7.71 7.71 7.36 7.17 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong thời gian qua đã dần hình thành hệ thống chính sách thu hút đầu tư, hệ thống các chính sách khuyến khích đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, với các chỉ đạo thực hiện trọng điểm đã và kết quả bước đầu khả quan.Công tác quy hoạch phát triển được các ngành tiến hành và phê duyệt. Các quy hoạch được công khai cung cấp cho nhà đầu tư giúp nhà đầu tư có cơ hội lựa chọn dự án thuận lợi nhất. Những điều này một lần nữa được khẳng định thông qua kết quả điều tra, khi mà đánh giá của nhóm đối tượng điều tra về môi trường pháp lý trong hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân là tương đối tốt, chỉ có đánh giá về những chính sách, luật pháp được ban hành từ trung ương là còn đôi chút có vấn đề.

Bảng 3.9: Đán g á về mô trƣờng pháp lý cho phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)