Những hạn chế và nguyên nhân trong giảm chi phí gia nhập thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 57 - 65)

C ƣơng 3 PHÂN TÍH THỰ TRẠNG HI PHÍ GIA NHẬP THỊ

3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong giảm chi phí gia nhập thị

trường của chính quyền tỉnh

Bên cạnh những thành tựu đạt được, chi phí gia nhập thị trường vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định:

Về môi trường pháp lý

3

Thứ nhất: Khó khăn cơ bản vẫn là khâu đền bù và giải phóng mặt bằng, một số dự án lớn được cấp thuận đầu tư và cấp giấy ph p đã hơn 3 năm nhưng đến nay vẫn chưa hoạt đi vào thực hiện được do không giải phóng được mặt bằng, ngay cả đối với các dự án sử dụng ngân sách nhà nước như dự án Đa Kim Núi Pháo Đại Từ, dự án Hồ điều hòa xương Rồng, Xây dựng các Trung tâm thương mại...

Theo các nhà đầu tư cho rằng nguyên nhân dẫn đến tỉnh trạng trên là: Việc thẩm định của các Sở, Ban, ngành cũng mất quá nhiều thời gian và thường k o dài hơn so với thời gian quy định trong các văn bản pháp luật. Việc giải quyết ở cấp xã đều phải thông qua nhiều cuộc họp, nhiều cuộc họp lặp đi lặp lại cùng với một nội dung và thành phần tham gia làm mất nhiều thời gian nhưng kế quả thu được không cao; Chính sách của nhà nước liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng thường xuyên thay đổi, đặc biệt là khung giá đất, khi thay đổi khung giá đất thì lại phải xây dựng và thẩm định lại phương án đền bù do đó làm mất rất nhiều thời gian, công sức của nhà nước cũng như của nhà đầu tư.

Thứ hai: Văn bản chính sách của nhà nước thường xuyên thay đổi, ban hành nhiều văn bản chống ch o nhau: Các nhà đầu tư đưa ra rằng hiện nay trong quản lý đầu tư xây dựng ở Việt Nam có trên 800 loại văn bản (tiêu chuẩn, định mức, đấu thầu, quản lý dự án, quản lý chất lượng thanh toán…). Vì vậy, các doanh nghiệp đề xuất cần phải tiến hành rà soát, huỷ các văn bản không còn hiệu lực, gộp các văn bản đã ban hành và điều chỉnh bổ sung các quy định vào một văn bản chính thức. Ví dụ như Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp vẫn còn nhiều bất cập khi áp dụng cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, gây khó khăn cho cơ quan địa phương khi áp dụng vào các trường hợp thực tế. Khi có vướng mắc phát sinh trong quá trình xử lý hồ sơ doanh nghiệp, cơ quan địa phương lại phải có văn bản hỏi ý kiến các Bộ

ngành có liên quan, đợi phản hồi từ các cơ quan đó rồi mới có phương án trả lời doanh nghiệp gây mất thời gian cho cả cán bộ xử lý và doanh nghiệp.

Bảng 3.13: Đán g á của doanh nghiệp, chính quyền tỉnh về sự rõ ràng trong hƣớng dẫn củ các văn bản khi làm thủ tục đăng ý n do n

Doanh nghiệp

Cán bộ quản lý chính quyền tỉnh

Luật Đầu tư năm 2005 3,4 2,8

Luật Doanh nghiệp 2005 3,1 3.3

Nghị định 108/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết

Luật Đầu tư 2.7 2.4

Nghị định 102/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết

Luật Doanh nghiệp 3.6 3,9

Nguồn: Điều tra của tác giả, 2014

Bảng 3.13 là ví dụ về các mức đánh giá của chính quyền tỉnh và doanh nghiệp về một số văn bản điển hình liên quan đến hướng dẫn doanh nghiệp. Một số văn bản pháp lý như Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Nghị định 108, Nghị định 102 đều nhận được mức đánh giá trung bình của cả phía cán bộ quản lý chính quyền tỉnh và doanh nghiệp, nhất là phía cán bộ quản lý bởi có những điều khoản trong Luật quy định khi áp dụng vào trường hợp thực tế không phù hợp, gây khó hiểu dẫn đến cán bộ phụ trách không thể xử lý cho doanh nghiệp được ngay mà phải xin ý kiến các Bộ ngành liên quan. Ví dụ Luật doanh nghiệp áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài về nội dung đăng ký kinh doanh nhưng doanh nghiệp nước ngoài lại có những đặc thù riêng mà trong Luật chưa quy định… Nhiều quy định, chính sách lại tản mạn nên khi thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Hiện nay, riêng thời gian thực hiện xong việc thu hồi đất trong công tác GPMB mất khoảng 6 tháng, trường hợp không thuận thì mất từ 10 tháng trở lên. Chỉ tính

trình tự thu hồi đất và thực hiện bồi thường, tái định cư, các nhà đầu tư bắt buộc phải hoàn tất 11 công đoạn, loại giấy tờ.

Thứ ba: Công tác quy hoạch của tỉnh còn nhiều bất cập, thiếu quy hoạch, khi nhà đầu tư đến Thái Nguyên tìm kiếm cơ hội đầu tư thấy rằng quỹ đất dành cho thực hiện dự án không có, những lợi thế mới chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Tuy tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành xây dựng quy hoạch và phê duyệt quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch một số đô thị, quy hoạch khu công nghiệp nhưng công tác quy hoạch này thiếu khoa học, chưa đồng bộ, còn quy hoạch treo, mang tính quy hoạch hình thức để đấy, không gắn với nguồn lực thực hiện. Các quy hoạch chưa có sự đồng nhất, hợp tác của các ngành. Việc công khai quy hoạch cũng không được thực hiện, do vậy nhà đầu tư cho biết họ lúng túng với công tác nắm thông tin, lựa chọn cơ hội đầu tư và đầu tư. Khi đầu tư thì phải tiến hành nhiều thủ tục, mất thời gian, gây lãng phí. Công tác quy hoạch không kèm theo với đầu tư cơ sở thoả đáng, nhất là quy hoạch đô thị và quy hoạch khu công nghiệp, khiến các nhà đầu tư đặc biệt là nhà đầu tư bên ngoài không có cơ hội lựa chọn.

Về thủ tục hành chính:

Cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” ở các Sở, ngành mặc dù đã được triển khai và đạt được những kết quả đáng kể nhưng vẫn chưa nhất quán và cơ chế phối hợp giữa các ngành còn chưa rõ ràng, còn gặp phải một số vướng mắc khi vận hành thực tế. Ví dụ như cơ chế “một cửa liên thông” tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm thủ tục đăng kí kinh doanh, đăng kí con dấu và các giấy tờ khai thuế ở cùng một địa điểm để doanh nghiệp không phải đi lại nhiều tuy nhiên trên thực tế, có những ngày doanh nghiệp lấy được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, muốn đăng kí làm con dấu thì cơ quan công an lại không làm việc. Doanh nghiệp lại phải chờ đợi đến ngày làm việc của các cơ quan này. Như vậy, doanh nghiệp vẫn phải mất chi phí về thời gian và đi lại. Thêm vào đó, hồ sơ, thủ tục giấy tờ của doanh nghiệp mặc dù đã được đơn giản hóa và giảm bớt nhưng tình trạng khi cán bộ quản lý tiếp nhận và

kiểm tra thì tình trạng hồ sơ thiếu và sai sót vẫn còn và doanh nghiệp vẫn phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện đến khi được cán bộ quản lý chấp nhận.

Bảng 3.14: Đán g á của doanh nghiệp, chính quyền tỉnh về thủ tục hành chính khi thực hiện đăng ý n do n 4

Doanh nghiệp

Cán bộ quản lý chính quyền tỉnh

Thủ tục hành chính được cải cách tốt 3,1 4.4 Số lần đi lại để làm các thủ tục đăng ký kinh

doanh giảm 2,7 3,0

Các mẫu biểu thủ tục hành chính đơn giản,

dễ hiểu 2,9 4,5

Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về

gia nhập thị trường tốt 3,2 3,9

Nguồn: Điều tra của tác giả, 2014

Bảng trên là một minh chứng điều tra thể hiện các mức đánh giá của doanh nghiệp và chính quyền tỉnh về thủ tục hành chính khi thực hiện đăng ký kinh doanh. Nhìn chung chính quyền tỉnh có mức đánh giá về cải cách thủ tục hành chính cao hơn so với doanh nghiệp. Về chỉ tiêu “thủ tục hành chính được cải cách tốt” chính quyền tỉnh đánh giá với mức điểm 4,4 trong khi với doanh nghiệp là 3,1. Chỉ tiêu “Số lần đi lại để làm các thủ tục đăng ký kinh doanh giảm” được chính quyền tỉnh đánh giá 3,0 còn doanh nghiệp là 2,7. Về các “mẫu biểu thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu”, chính quyền tỉnh đánh giá với mức điểm 4,5, còn doanh nghiệp là 2,9. “Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về gia nhập thị trường tốt” nhận được 3,9 điểm của chính quyền tỉnh và 3,2 điểm từ doanh nghiệp. Với sự nỗ lực cố gắng qua các năm, về cơ bản thủ tục hành chính trong các cơ quan nhà nước nói chung và tại cơ quan đăng ký kinh doanh nói riêng đã được cải cách cơ bản. Chính quyền tỉnh đã ghi nhận những nỗ lực thực hiện của mình trong việc tạo ra một nền hành chính đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện cho doanh nghiệp. Còn doanh nghiệp có thể do lý do chủ quan riêng của mình nên cảm thấy một số thủ tục hành chính

vẫn còn rườm rà mất nhiều thời gian nên đánh giá chưa cao. Ví dụ, với chỉ tiêu “các mẫu biểu hành chính đơn giản, dễ hiểu” thì độ đơn giản, dễ hiểu lại phụ thuộc vào sự nhận thức của từng chủ doanh nghiệp. Có những người hiểu thì hoàn thành nhanh chóng và chính xác và ít sai sót còn những người chưa hiểu thì phải làm lại hồ sơ, các giấy tờ nhiều lần, gây mất nhiều thời gian và chi phí mặc dù đã được cán bộ phụ trách hướng dẫn. Tóm lại thủ tục hành chính có được cải cách tốt hay không không chỉ do phía các cơ quan Nhà nước và còn phụ thuộc phần lớn vào sự đóng góp của các doanh nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới, chính quyền tỉnh, các sở ban ngành vẫn cần có những biện pháp thiết thực hơn nữa nhằm phát huy những thành tựu đã đạt được về cải cách thủ tục hành chính và khắc phục những hạn chế vẫn còn tồn tại nhằm nâng cao đánh giá của doanh nghiệp về một nền hành chính được cải cách tối đa, phục vụ lợi ích của doanh nghiệp.

- Nền kinh tế thị trường với mặt trái của nó đã có ít nhiều ảnh hưởng đến một bộ phận các cán bộ công chức. Mặc dù như đã nói ở trên nhận thức và tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức nhìn chung đã được cải thiện nhưng thực tế vẫn còn tồn tại tình trạng một số cá nhân cán bộ công chức gây khó khăn cho doanh nghiệp, bắt doanh nghiệp làm nhiều giấy tờ rồi sửa đổi, bổ sung nhiều lần và doanh nghiệp phải đi lại gặp gỡ cán bộ xử lý hồ sơ cho đến khi được cấp giấy phép kinh doanh. Có lẽ do vậy nên các doanh nghiệp đã đánh giá không cao hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong việc giảm chi phí gia nhập thị trường dẫn đến điểm số vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

* Nguyên nhân hạn chế về giảm chi phí gia nhập thị trường của chính quyền tỉnh:

Các nguyên nhân chủ quan làm cản trở hoạt động cải thiện môi trường đầu tư và gây ra những hạn chế của môi trường đầu tư:

Trước hết, tuy môi trường pháp lý đã được định hình với các cơ chế, chính sách cụ thể nhưng các quy định pháp luật có liên quan của cả Trung

ương và địa phương chưa đầy đủ, chưa rõ ràng, chưa cụ thể, chưa nhất quán, chưa hợp lý và chưa tiên liệu được.

Thứ hai, Tỉnh chưa có một cơ chế hợp tác trong quản lý, điều hành thực hiện các chính sách vì vậy hiệu quả thực hiện các chính sách thấp và thiếu hiệu lực. Công tác rà soát chỉnh sửa, bổ sung các chính sách thực hiện chưa đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Hành động cụ thể của cán bộ nhà nước vẫn bị ảnh hưởng nặng và nằm trong cơ chế “xin-cho”, chưa chuyển sang được cơ chế tự hành. Cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” tại các đơn vị liên quan đến đầu tư đã được xác lập, hoạt động nhiều khi còn mang tính hình thức; năng lực chuyên môn hạn chế của một bộ phận công chức khi thi hành công vụ cũng là vật cản và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư của tỉnh.

Thứ ba, Chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư chưa thực sự đến với doanh nghiệp, mặc dù các ngành đều có cơ chế tiếp nhận thông tin nhưng chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Hoạt động của một số trung tâm xúc tiến đầu tư và kinh doanh còn mang tính sự vụ, tản mạn, chưa hệ thống và thiếu định hướng theo mục tiêu. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp và số lượng còn hạn chế. Hệ thống cung cấp thông tin về điều kiện đầu tư và quảng bá hình ảnh còn yếu, manh mún chưa có tác dụng tích cực đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Các dịch vụ phát triển kinh doanh và trợ giúp doanh nghiệp cũng thụ động và chất lượng thấp. Các tổ chức đại diện của cộng đồng doanh nghiệp hoạt động chưa hiệu quả. Tỉnh thiếu một diễn đàn công khai, hiệu quả tập trung tiếng nói của doanh nghiệp và nhà đầu tư, kết nối các quan hệ giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư với các cơ quan quản lý nhà nước. Hệ thống tư vấn, trợ giúp, hỗ trợ doanh nghiệp trong tỉnh phát triển còn hạn chế, mới tập trung ở một số đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng ngân sách hỗ trợ rất hạn hẹp và ít biên chế.

Thứ tư, Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu công khai. Công tác đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung như giao thông, điện, nước... công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp còn rất hạn chế. Việc tập trung nguồn lực đầu tư chưa có trọng điểm, còn gây lãng phí và chưa hiệu quả do không có sự phối hợp giữa các ngành trong quá trình thực hiện dẫn đến tình trạng “đào - lấp” gây lãng phí. Đặc biệt do thiếu nguồn vốn nên công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các KCN không đồng bộ, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp muốn đầu tư nhưng phải chờ hạ tầng cơ sở; giá thuê đất cũng như các chính sách hỗ trợ, các khu tái định cư hình thành chậm, làm ảnh hưởng tới công tác giải phóng mặt bằng. Tỉnh đã có kế hoạch cụ thể và đã có những kết qủa bước đầu nhưng việc triển khai phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp nhiều khó khăn cần sớm được khắc phục. Thiếu quỹ đất sạch, việc giải phóng mặt bằng còn chậm và kéo dài do cơ chế, chính sách đền bù giữa các thời điểm cận kề khác nhau, vì vậy giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, hiện tượng người dân khiếu nại còn xảy ra nhiều, không có sự chuẩn bị mặt bằng trước nên việc thu hút các nhà đầu tư vào KCN còn hạn chế.

Thứ năm, chế độ một cửa và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin còn gây ra nhiều bất cập cho các doanh nghiệp khi đánh giá về chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số CPI của Thái Nguyên thời gian vừa qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)