Cách tính chỉ tiêu thành phần “Gia nhập thị trường”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 28)

C ƣơng 1 Ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰ TIỄN VỀ HI PHÍ GIA NHẬP

1.2.3 Cách tính chỉ tiêu thành phần “Gia nhập thị trường”

Chỉ số này được xây dựng nhằm đánh giá sự khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thành lập giữa các tỉnh với nhau và để tính điểm số của chỉ tiêu này chủ yếu đề cập đến chi phí thành lập doanh nghiệp, do đó có nội dung đánh giá “Thời gian đăng ký doanh nghiệp”; “Thời gian thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp”.

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP và Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định thời gian là giống nhau về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (quy định mở), trên cơ sở quy định của Chính phủ mỗi tỉnh đều có những quy định khác nhau và các quy định này được thể hiện trong các văn bản pháp luật. Cụ thể là các Quyết định của UBND cấp tỉnh.

1.3 Kinh nghiệm về giảm chi phí gia nhập thị trƣờng cho khu vực tƣ nhân của một số tỉnh và bài học cho chính quyền tỉnh Thái Nguyên

1.3.1 Kinh nghiệm của tỉnh Bình Định trong giảm chi phí gia nhập thị trường cho khu vực tư nhân trường cho khu vực tư nhân

Chỉ số PCI năm 2012 của Bình Định đã tăng 34 bậc, từ vị thứ 38 lên xếp thứ 4/63 tỉnh thành phố, xếp vị trí cao nhất trong các tỉnh, thành khu vực miền Trung. Trong đó, tiêu chí gia nhập thị trường có điểm số tuyệt đối, đứng

đầu cả nước (9.60 điểm). Bình Định là ví dụ điển hình về giảm chi phí gia nhập thị trường cho doanh nghiệp cho các tỉnh khác học tập.

Bình Định là 1 trong 5 tỉnh, thành phố ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung. Bình Định có vị trí địa lý kinh tế đặc biệt quan trọng trong việc giao lưu với các quốc gia ở khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục giao thông đường sắt và đường bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển Đông gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Đông Bắc Thái Lan thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào. Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 54/2009/QĐ-TTg ngày 14/4/2009), Bình Định được xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

Trong các năm qua, bên cạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để phát huy các yếu tố lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, Bình Định đã làm rất tốt việc cải thiện chỉ số PCI, nhất là giảm chi phí gia nhập thị trường cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp nhằm tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thật sự thông thoáng, thân thiện với cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.

Bình Định đã triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” từ rất sớm, đồng thời là một trong những địa phương đi đầu thực hiện cơ chế “Một cửa liên thông” trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ Đăng kí kinh doanh, đăng ký mã số doanh nghiệp và khắc dấu, trả kết quả tại một đầu mối duy nhất là Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tránh việc nhà đầu tư phải đi lại nhiều, tiết kiệm thời gian đi lại. Trong

năm 2012, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 8 dự án đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI), với tổng đầu tư 29.418.000 USD, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh lên 50 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký 730.921.000 USD; bao gồm: 29 dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp, xây dựng; 6 dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và 15 dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Khu kinh tế cấp 19 dự án, tổng vốn đăng ký 600.743.000 USD; UBND tỉnh cấp 31 dự án, tổng vốn đăng ký 130.178.000 USD.

Để đạt được điểm số chi phí gia nhập thị trường cao như trên, bên cạnh việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Bình Định đã triển khai nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp trong việc giảm chi phí ra nhập thị trường. Cụ thể: đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao tinh thần và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức, rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, thời gian cấp ph p để doanh nghiệp khởi sự kinh doanh ngắn. Số lượng giấy tờ thủ tục ít, đơn giản gọn nhẹ. Ngoài ra, tỉnh còn vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào các chính sách của địa phương nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khi bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình.

Những cố gắng nỗ lực của chính quyền tỉnh trong việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường cho các doanh nghiệp đã góp phần tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng và thân thiện với các nhà đầu tư. Để khi đến với Bình Định, họ không còn e ngại phải trải qua nhiều thủ tục hành chính, giấy tờ trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, không còn phải chờ đợi lâu khi muốn nhận được Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư hay Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất. Khi đến với một môi trường đầu tư mà ở đó ngay từ những bước đi ban đầu về thủ tục giấy tờ thuận lợi nhanh chóng đã là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Vì vậy, các biện pháp mà tỉnh Bình Định đã áp dụng nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường đã góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh cũng như cải thiện

môi trường đầu tư một cách rõ rệt thông qua số lượng thu hút đầu tư FDI trong thời gian qua.

1.3.2 Kinh nghiệm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh Đà Nẵng

Sau 3 năm liên tiếp ở vị trí thứ nhất cả nước về PCI (2008, 2009, 2010), tới năm 2011 Đà Nẵng tụt xuống vị trí thứ 5, và đến năm 2012, Đà Nẵng tiếp tục tụt hạng thấp kỷ lục, đứng ở vị trí 12 trong bảng xếp hạng PCI của cả nước. Nhưng trong 2 năm 2013, 2014 Đà Năng luôn đứng ở vị trí số 1, có thể thấy chính quyền thành phố Đà Nẵng đã có những cải cách, thay đổi, điều chỉnh kịp thời nhằm tạo ra một môi trường công khai minh bạch thật sự, tạo thuận lợi tối đa để doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư hoạt động và phát triển.

Đây là kết quả của sự nỗ lực trong công tác xúc tiến đầu tư và tạo lập môi trường kinh doanh cho các dự án khi đầu tư vào Đà Nẵng.

Hiện nay, có gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Đà Nẵng, trong đó có các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore. Bên cạnh đó có gần 150 văn phòng đại diện, chi nhánh của các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động.

Tính đến cuối năm 2014, Đà Nẵng có 146 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 2,4 tỷ USD. Riêng năm 2014 có 32 dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới với tổng vốn đăng ký gần 1,0 tỷ USD, trong đó có 5 dự án điều chỉnh tăng vốn với số vốn tăng thêm là 32,5 triệu USD. Với những thành công trên đã cho thấy môi trường đầu tư của thành phố không ngừng được cải thiện, thủ tục đầu tư ngày càng đơn giản, nhanh chóng. Để giải quyết khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư lãnh đạo thành phố đã tích cực chỉ đạo, đề ra cơ chế, chính sách sát với thực tế, thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi triển khai dự án. Chính vì thế môi trường đầu tư của thành phố đã có nhiều chuyển biến tạo ra thuận lợi cho hoạt động đầu tư cụ thể trên các lĩnh vực sau:

- Cải tiến thủ tục hành chính trong cấp ph p đầu tư và quản lý quá trình thực hiện dự án đầu tư.

- Tăng cường đầu tư cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

- Mở rộng thẩm quyền và trách nhiệm của các cấp nhằm giải quyết kịp thời những vướng mắc cho các nhà đầu tư.

- Đơn giản hoá thủ tục hành chính ở mọi khâu, mọi cấp.

1.3.3 Bài học cho chính quyền tỉnh Thái Nguyên

Từ những thực tiễn thành công và kể cả những mặt còn tồn tại trong việc cải thiện môi trường đầu tư của 2 tỉnh Bình Định và Đà Nẵng, rút ra một số bài học chủ yếu nâng cao chỉ số Chi phí gia nhập thị trường nói riêng và PCI nói chung như sau:

- Chính quyền cấp tỉnh cần năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước để vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh mình. Ban hành những chính sách, quy định riêng phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tiến hành hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn.

- Tiếp tục tích cực cải cách thủ tục hành chính, rà soát và đơn giản hóa tối đa các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp nhằm tạo dựng hình ảnh một nền hành chính đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện cho các nhà đầu tư để vấn đề giấy tờ thủ tục sẽ không còn là nỗi e ngại cho họ khi có ý định đầu tư vào địa bàn nào đó. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh việc đăng ký kinh doanh qua hệ thống thông tin điện tử đối với cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài nhằm tiết kiệm thời gian chi phí đi lại cho các nhà đầu tư.

- Xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý vững chắc, đầy đủ rõ ràng để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và cả cán bộ thụ lý khi tiếp cận. Tăng cường đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để hỗ trợ hướng dẫn doanh nghiệp

trong giải quyết các vấn đề liên quan, kịp thời lắng nghe phản ánh của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh, tăng cường sự hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định của Nhà nước.

- Xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch phát triển. Đây là một trong những điều kiện cần thiết, là công cụ trong quản lý điều hành kinh tế địa phương. Vấn đề đặt ra là phải đảm bảo chất lượng, tính minh bạch và trách nhiệm trong quá trình xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện, từ đó nâng cao khả năng dự đoán trong thực thi pháp luật nhằm giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong việc tham gia ý kiến xây dựng các kế hoạch, các văn bản pháp quy, các quy định chính sách của tỉnh nhằm tăng cường hiểu biết của doanh nghiệp về những chương trình, cơ chế hỗ trợ của tỉnh với doanh nghiệp; đồng thời tăng tính công bằng, minh bạch, ổn định trong thực thi các quy định của Nhà nước, giúp doanh nghiệp có thể dự đoán được các chính sách dễ dàng hơn.

-Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với một thái độ thân thiện tích cực với doanh nghiệp. Điều này giúp doanh nghiệp có đủ các thông tin cần thiết để đưa ra quyết định có lợi và giảm cơ hội tham nhũng, đồng thời cho phép doanh nghiệp khởi sự nhanh chóng, tạo được nhiều doanh thu.

Vận dụng thực hiện được những điều trên sẽ góp phần cải thiện môi trường đầu tư của Thái Nguyên một cách đáng kể. Một môi trường đầu tư với thủ tục hành chính đơn giản gọn nhẹ, thời gian chờ đợi để khởi sự kinh doanh ngắn, hồ sơ giấy tờ không quá phức tạp, các tài liệu kế hoạch của chính quyền tỉnh công khai minh bạch, doanh nghiệp được bình đẳng tiếp cận các văn bản quy định của Nhà nước, được tham gia đóng góp ý kiến vào các việc ban hành các chính sách của tỉnh, được cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về hoạt động đầu tư kinh doanh trên các Website của Sở, ban ngành chắc chắn sẽ là

nhân tố chính để các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn cho quyết định đầu tư của mình. Có thế thấy rằng, Thái Nguyên nói riêng và các tỉnh thành trên cả nước nói chung đã và đang tích cực cải thiện điểm số của chỉ số Chi phí gia nhập thị trường nhằm góp phần làm cho môi trường đầu tư của mình hấp dẫn hơn là một hướng đi đúng đắn và cần thiết.

C ƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Khung nghiên cứu về chi phí gia nhập thị trƣờng trong hệ thống chỉ số PCI tỉnh Thái Nguyên

2.1.1 Mô hình nghiên cứu

Chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI được đo lường thông qua các tiêu chí (i) Thời gian đăng ký kinh doanh (số ngày); (ii) thời gian đăng ký kinh doanh bổ sung (số ngày); (iii) tỷ lệ doanh nghiệp gặp khó khăn để có đủ các loại giấy phép cần thiết; (iv) thời gian chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; (v) số giấy đăng ký và giấy phép cần thiết để chính thức hoạt động; (vi) tỷ lệ doanh nghiệp mất hơn 1 tháng để khởi sự kinh doanh; (vii) Tỷ lệ doanh nghiệp mất hơn 3 tháng để khởi sự kinh doanh. Nghiên cứu này do đó đi vào đánh giá thực trạng chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI tại tỉnh Thái Nguyên. Nghiên cứu cũng tập trung làm rõ xem thực trạng chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI ở Thái Nguyên chịu ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan và chủ quan như thế nào? Nói cách khác, các nhân tố chủ quan khách quan trên địa bàn tác động như thế nào đến thực trạng chỉ số gia nhập thị trường của Thái Nguyên. Những yếu tố này làm cho chi phí gia nhập thị trường ở Thái Nguyên đã có những biến đổi tích cực gì? Và còn đang gặp phải những vướng mắc gì cần giải quyết. Trên cơ sở phân tích thực trạng về chỉ số Chi phí gia nhập thị trường, trên cơ sở biết được những mặt đạt được và hạn chế về chỉ số này, đề tài sẽ đưa ra một số quan điểm, định hướng giải pháp nhằm giảm chi phí gia nhập thị trường, thúc đẩy dự tham gia của khu vực tư nhân vào phát triển kinh tế trên địa bàn Thái Nguyên.. Những khuyến nghị này một mặt dựa vào những vướng mắc mà tỉnh cần giải quyết, nhưng mặt khác cũng dựa trên cơ sở, định hướng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.

Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu về Chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên

Để phân tích thực trạng Chi phí gia nhập thị trường trong hệ thống chỉ số PCI của tỉnh Thái Nguyên, nghiên cứu này sử dụng các dữ liệu thứ cấp do phòng các sở ban ngành của Thái Nguyên cung cấp, đồng thời tiến hành điều tra các doanh nghiệp cũng như tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý ở tỉnh cũng như một số doanh nghiệp tư nhân đang thực hiện đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Đối với các dữ liệu thứ cấp nghiên cứu này tập trung làm rõ những yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến khả năng phát triển kinh tế tư nhân của tỉnh thời gian qua; tiến hành phân tích thực trạng của chỉ số chi phí gia nhập thị trường tại Thái Nguyên.

Đối với các dữ liệu điều tra sơ cấp, nghiên cứu này tập trung làm rõ các thành tựu, hạn chế trong giảm chi phí gia nhập thị trường được thực hiện ở Thái Nguyên thời gian qua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm chi phí gia nhập thị trường nhằm cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh thái nguyên đến năm 2020​ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)