Triển khai thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 26 - 27)

1.3. Nội dung và yêu cầu của đào tạo nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.3. Triển khai thực hiện

1.3.3.1. Dự tính chi phí đào tạo

Giai đoạn kế tiếp của quá trình đào tạo là phải trả lời các câu hỏi? Chi phí đào tạo lấy từ đâu? Những chi phí liên quan đến chương trình đào tạo.

Trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn ngân sách cho đào tạo lấy từ quỹ của công ty hay do người học tự túc. Các tổ chức, doanh nghiệp thường có quỹ đầu tư phát triển và nguồn kinh phí cho đào tạo được lấy ra từ đây. Quy mô doanh nghiệp lớn, hiệu quả làm ăn tốt thì quỹ này có tỷ trọng lớn, do đó kinh phí cho đào tạo cần phải làm cẩn thận, cho một con số hợp lý, có sức thuyết phục. Đây là bước rất quan trọng, đôi khi cả một chương trình đào tạo phải đình vốn ở giai đoạn duyệt kinh phí. Một dự án đào tạo phải có tính khả thi về chi phí, nghĩa là phải phù hợp với tình hình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, phù hợp giữa chi phí bỏ ra với hiệu quả kinh tế dự án. Kinh phí dành cho đào tạo có liên hệ mật thiết tới các bước như nhuc cầu đào tạo, đối tượng đào tạo, lựa chọn phương pháp đào tạo và có thể nói một phần nào đó nó quyết định chất lượng hiệu quả của hoạt động đào tạo. Số lượng đào tạo nhiều thì kinh phí cao và ngược lại. Phương pháp đào tạo có loại tốn kém có loại không cần tốn kém. Tùy theo yêu cầu thực tế doanh nghiệp nên kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau để sử dụng nguồn vốn cho đào tạo hiệu quả nhất.

1.3.3.2. Lựa chọn giáo viên

Doanh nghiệp có thể lựa chọn giáo viên theo 2 phương án sau:

-Lựa chọn những chuyên gia, những người quản lý có kinh nghiệm trong doanh nghiệp tham gia giảng dạy. Phương án này vừa tiết kiệm chi phí vừa cung cấp cho học viên những kỹ năng thực hiện công việc có tính sát với thực tế của doanh nghiệp. Tuy nhiên cũng còn những hạn chế như: khó cập nhật những thông tin, kiến thức mới đồng thời có thể ảnh hưởng đến công việc mà người được lựa chọn làm giáo viên đảm nhiệm.

-Lựa chọn giáo viên từ cơ sở đào tạo bên ngoài (giảng viên của các trường đại học, công ty đào tạo, trung tâm đào tạo…). Theo phương án này có thể cung cấp những kiến thức, những thông tin cập nhật theo kịp được sự tiến bộ của ngành nghề. Tuy nhiên phương án này có nhược điểm là khả năng thực hiện thấp, không sát thực với doanh nghiệp, chi phí thường cao.

Giáo viên phải được tập huấn để nắm vững mục tiêu và cơ cấu của chương trình đào tạo nói chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)