Tổ chức đẩy mạnh phong trào thi đua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 78 - 93)

3.2.3 .Triển khai thực hiện

4.2. Các đề xuất cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại cơ

4.2.7. Tổ chức đẩy mạnh phong trào thi đua

Đây là biện pháp quan trọng để đẩy mạnh năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của CBCNV, giúp họ yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với TCT. Đồng thời TCT cũng tạo điều kiện cho họ phát huy hết khả năng cung như năng lực của mình và những sáng kiến trong công việc được giao. Từ đó sẽ có cơ hội thăng tiến trong công tác.

Sau mỗi khóa đào tạo, TCT có thể tổ chức các cuộc thi để đẩy mạnh các hoạt động thể thao, văn nghệ giữa các phòng/ban để nâng cao tinh thần đoàn kết trong TCT.

KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực là một trong những vấn đề cốt lõi trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự đầu tư cho con người thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo được xem là cách đầu tư có hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của mỗi quốc gia. Ngoài ra, NNL cũng là một nguồn lực rất quan trọng dối với mỗi doanh nghiệp, nó quyết định sự thành công hay thất bại của bất cứ một danh nghiệp nào. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phân công lao động quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, sự cạnh tranh giữa các nước ngày càng quyết liệt hơn. Trong cuộc cạnh tranh này vũ khí có hiệu quả nhất đó là phát huy được tối đa nguồn lực con người. Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có lợi nhuận và phải có nguồn lực mạnh, đủ về số lượng và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích hợp đối với sự phát triển thì tất cả các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động trong TCT, đặc biệt là CBCNV trẻ có nhu cầu học tập càng cao. Hiện nay tại các đơn vị của TCT có khoảng 55% số CBCNV có độ tuổi dưới 35 tuổi, độ tuổi trung bình của TCT là 37 tuổi. Độ tuổi này là khá trẻ và nhu cầu học tập, tích lũy kiến thức và chí tiến thủ cao của đội ngũ CBCNV toàn TCT khiến công tác đào tạo NNL luôn được quan tâm.

Nhận thức được đúng tầm quan trọng của nó, PV Power đã quan tâm đến công tác này một cách hợp lý. Đề tài này đã đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả của công tác đào tạo NNL ở Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, từ đó rút ra những khuyến nghị về những giải pháp giúp cho PV Power hoàn thiện công tác này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2018. Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: Nxb Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Nguyễn Sinh Cúc, 2014. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Tạp chí Lý luận chính trị, số 2.

3. Trần Kim Dung, 2011. Quản Trị Nguồn Nhân Lực. Tp Hồ Chí Minh: NXB Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh.

4. Lê Thanh Hà, 2009. Giáo trình quản trị nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Lao động Xã hội.

5. Phạm Minh Hạc, 2003. Nghiên cứu con người và nhân lực đi vào CNH- HĐH. Hội thảo về Phát triển nguồn nhân lực. Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Phạm Quý Long, 2008. Quản lý nhân lực ở doanh nghiệp Nhật và bài học kinh nghiệm cho doanh nhân Việt Nam. Tp Hồ Chí Minh : NXB Khoa học Xã hội.

7. Nguyễn Lộc, 2010. Các giải pháp phát triển nhân lực trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

8. Micheal Losey et al, 2005. Tương lai ngành quản trị nhân sự. (Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự, 2011). Hà Nội: NXB Thời đại. 9. PV Power, 2015. Chiến lược đào tạo phát triển đến năm 2020 và định hướng đến 2025 của PV Power.

10. Nguyễn Ngọc Quân và Nguyễn Vân Điểm, 2007. Giáo trình Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế Quốc dân.

11. Nguyễn Quốc Tuấn và cộng sự, 2006. Quản trị nhân lực. Hà Nội: NXB Thống kê.

12. William T.Rothell, 2002. Chuyển hóa nhân lực. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Vũ Thanh Vân, 2010. Hà Nội: NXB KTQD.

13. Nguyễn Thị Lê Trâm, 2016. Đào tạo nhân lực doanh nghiệp ngành Dầu khí Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí tài chính, số 2.

14. Nguyễn Tiệp, 2008. Giáo trình nguồn nhân lực. Hà Nội: NXB Lao động-Xã hội.

15. Đoàn Anh Tuấn, 2013. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

16. Võ Tiến Xuân, 2010. Một số vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5.

II. Tiếng Anh

17. Carrell, M.R; Elbert, N.F and Hatfield, R.D, 1995. Human Resource Management: Global strategies for managing a diverse work force. London : LibraryAssociation,1980

18. Gary Dessler, 2013. Human Resource Management, Framework for Human Resource Management. 7 th ed. London : LibraryAssociation,1980 19. Nicolas Henry, 2001. Public Administration and Public Affairs, Pretice Hall, USA.

20. John P.Wilson, 2005. Human Resources Decelopment: Learning & Training for Individuals and Organization, Kogan Page Publishers

21. R.Wayne Mondy, 1988. Human Resource Management. London: Open University in assoc.with Sage.

III. Các Website

22. Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Đào tạo và phát triển nhân lực, truy cập ngày 10/8/2019, từ http://www.pvn.vn/Pages/detail.aspx?NewsID= eb2a0981-6af4-4774-90c4-5d312cf1e62a.

PHỤ LỤC Phụ lục 01

Mẫu Hợp đồng đào tạo

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---o0o----

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO

Căn cứ Bộ Luật lao động 2012;

Căn cứ nội quy lao động của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam;

Căn cứ Quy chế đào tạo của Tổng Công ty ban hành theo Quyết định số 802/QĐ/HĐTV-ĐLDK ngày 13/9/2011 của Hội đồng thành viên Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam;

Căn cứ vào thỏa thuận của các bên.

Hôm nay, ngày tháng năm 2019, tại trụ sở Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam, chúng tôi gồm có:

Một bên là: TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC DẦU KHÍ VIỆT NAM

(Sau đây gọi tắt là Bên A)

- Đại diện: ………..; Chức vụ: Phó Tổng Giám đốc

Theo Quyết định giao nhiệm vụ số …../QĐ-ĐLDK ngày …/…/2019 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.

- Địa chỉ: Tầng 8, 9 Tòa nhà Viện Dầu khí, Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.

Một bên là: NGƯỜI LAO ĐỘNG

(Sau đây gọi tắt là bên B)

- Họ và tên: ……… - Sinh ngày: …/…./……..

- CMND số: ………. Cấp ngày: …/…/… Nơi cấp: Hà Nội - Địa chỉ thường trú: ……….. - Chỗ ở hiện nay: ………... - Chức vụ hiện tại:………Đơn vị công tác :………..

Hai bên cùng thỏa thuận ký kết Hợp đồng đào tạo này với những nội dung cụ thể như sau:

Điều 1: Nội dung Hợp đồng

Bên A đồng ý cử Bên B tham gia khóa đào tạo, cụ thể như sau: - Chương trình đào tạo: Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. - Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. - Địa điểm đào tạo: Hà Nội.

- Thời gian đào tạo: 02 năm, kể từ …/…./….. ; Học vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

Điều 2. Kinh phí đào tạo

- Kinh phí đào tạo dự kiến cho cả khóa học được chi trả cho Đơn vị đào tạo là: ………. VNĐ/ người/khóa học (Số tiền bằng chữ:...). Kinh phí trên bao gồm: Học phí, Các chi phí liên quan tới chương trình đào tạo theo quy định và thông báo thu kinh phí của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Trong trường hợp phát sinh thêm các chi phí liên quan tới việc tham gia chương trình đào tạo Bên B phải báo cáo và được sự đồng ý phê duyệt của Bên A trước khi triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyền hạn và trách nhiệm của Bên A

3.1. Giám sát, quản lý việc tham gia chương trình đào tạo của người lao động có quyền yêu cầu người lao động báo cáo về quá trình tham gia chương trình đào tạo.

3.2. Tạm ứng, thanh toán đầy đủ chi phí đào tạo cho Đơn vị đào tạo để Bên B có đủ điều kiện tham gia đào tạo.

3.3. Chi trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp (nếu có) cho Bên B trong thời gian tham gia đào tạo theo quy định hiện hành của Nhà nước và Quy định của Tổng Công ty.

3.4. Giải quyết các vấn đề liên quan đến khoá đào tạo với tư cách là đơn vị có học viên tham gia.

3.5. Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo và từ chối cấp kinh phí trong trường hợp người lao động có các hành vi vi phạm pháp luật, hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể làm ảnh hưởng đến uy tín của Tổng Công ty và trong các trường hợp bất khả kháng mà không tiếp tục để Bên B tham gia khóa đào tạo này.

3.6. Bên A có quyền đòi/nhận tiền bồi hoàn từ Bên B theo Điều 5 mục 5.2 của hợp đồng đào tạo này.

Điều 4. Quyền hạn và trách nhiệm của Bên B

4.1. Được Bên A chi trả các khoản chi phí theo quy định tại Điều 2 của Hợp đồng.

4.2. Trong thời gian tham gia khóa đào tạo, học viên được hưởng lương, thưởng và các khoản phụ cấp khác (nếu có) theo chế độ hiện hành của Nhà nước và Quy định của Tổng Công ty.

4.3. Tham dự đầy đủ và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khoá đào tạo, tiếp thu kiến thức, kỹ năng được truyền đạt trong chương trình đào tạo và vượt qua các kỳ thi/kiểm tra (nếu có) được đơn vị đào tạo tổ chức.

Hoàn thành chương trình học và được đơn vị đào tạo cấp Bằng Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh theo quy định.

4.4. Trong trường hợp Bên B xin gia hạn đào tạo: Phải được sự đồng ý của Đơn vị đào tạo và được phê duyệt của Bên A, thời gian gia hạn đào tạo không quá 06 tháng. Trong thời gian kéo dài việc học tập, Bên B phải tự túc mọi chi phí phát sinh.

4.5. Bên B phải nghiêm túc chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của đơn vị đào tạo và phải tự chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp làm hư hỏng hoặc làm mất dụng cụ, thiết bị và các tài sản khác tại nơi đào tạo.

4.6. Bên B phải gửi báo cáo kết quả đào tạo cho bên A sau khi kết thúc chương trình đào tạo chậm nhất là 04 tuần và xuất trình bản gốc văn bằng tốt nghiệp được cấp bởi đơn vị đào tạo về cho bên A sau thời điểm cấp bằng là 02 tuần. Bên A giữ 01 bản sao văn bằng để lưu giữ hồ sơ cán bộ.

Điều 5. Cam kết và bồi hoàn chi phí đào tạo

5.1. Sau khi kết thúc khóa học, Bên B phải cam kết tiếp tục làm việc cho bên A với thời gian tối thiểu là 05 (Năm) năm theo Quy định tại Quy chế đào tạo. Vấn đề cam kết này không liên quan đến quyền hợp pháp của Bên A trong việc chấm dứt Hợp đồng với Bên B trong thời gian cam kết.

5.2. Bên B phải bồi hoàn lại toàn bộ hoặc 01 phần chi phí đào tạo và các chi phí khác liên quan tới việc tham gia chương trình đào tạo cho Bên A như đã nêu tại Điều 2 trong các trường hợp sau đây:

a. Không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc không được cấp văn bằng/ chứng chỉ đào tạo theo quy định (do lỗi của bên B gây ra).

b. Bị đơn vị tổ chức đào tạo sa thải khỏi khóa học bởi bất kỳ lý do gì mà bên B gây ra (trừ trường hợp bất khả kháng và được sự đồng ý của Bên A);

c. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, từ chối ký hoặc gia hạn hợp đồng lao động (nếu có) với Bên A trong thời gian cam kết đào tạo;

d. Đơn phương chấm dứt hợp đồng đào tạo này vì bất kỳ lý do gì mà không được sự đồng ý của bên A;

e. Vi phạm quy định của Tổng Công ty và bị xử lý kỷ luật ở mức sa thải trong thời gian cam kết đào tạo.

Cách tính bồi hoàn chi phí đào tạo:

Số tiền phải bồi hoàn = (Tổng chi phí đào tạo : Tổng thời gian làm việc nghĩa vụ) x Thời gian nợ nghĩa vụ

Điều 6. Điều khoản chung

6.1. Hai bên tự nguyện cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản ghi tại Hợp đồng này.

6.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng này sẽ được hai bên cùng nhau bàn bạc, thoả thuận giải quyết. Trường hợp các bên không đạt được sự thoả thuận thống nhất thì tranh chấp sẽ được đưa ra Toà án cấp có thẩm quyền để giải quyết. Tất cả các chi phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp, bao gồm cả phí luật sư tư vấn sẽ được thanh toán bởi Bên thua kiện.

6.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và hết hiệu lực khi thời hạn cam kết làm việc của bên B cho bên A sau khi kết thúc khoá đào tạo trở về được quy định tại Điều 5 mục 5.1 của Hợp đồng này đã hết.

6.4. Hợp đồng này được làm thành 03 bản, có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 02 bản, Bên B giữ 01 bản để thực hiện./.

NGƯỜI LAO ĐỘNG TỔNG CÔNG TY

Phụ lục 02

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT NHU CẦU ĐÀO TẠO

Để phục vụ công tác nghiên cứu đề tài “Đào tạo nguồn nhận lực tai Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam”. Kết quả trong cuộc điều tra chỉ phục vụ công tác nghiên cứu luận văn. Tôi xin cam kết sẽ bảo mật thông tin liên quan đến nhưng người trả lời điều tra này. Xin chân thành cảm ơn các Anh/Chị.

Câu 1: Anh/chị đang công tác ở bộ phận nào?

A: Văn phòng TCT B: Ban TCNS

C: Ban TCKT & KT D: Ban Pháp chế

E: Ban Kiểm soát nội bộ F: Ban Thương mại G: Ban Kinh tế Kế hoạch H: Ban Kỹ thuật

I: Ban ATSK & MT J: Ban Đầu tư Xây dựng

Câu 2: Anh/chị đã công tác ở TCT được bao nhiêu năm?

A: 1 năm B: 2 năm C: 3 năm D: 4 năm

E: Khác (cụ thể:…..năm)

Câu 3: Trong thời gian 3 năm gần đây, Anh/chị đã có được cử đi đào tạo không?

A: Có B: Không

Câu 4: Anh/chị tham gia hình thức đào tạo nào?

A: Đào tạo mới B: Đào tạo lại

C: Đào tạo nâng câo D: Đào tạo chuyên môn

Câu 5: Anh/chị được đào tạo bằng phương pháp nào?

A: TCT tự tổ chức B: Kèm cặp tại chỗ

C: Được cử đi học tại các cơ sở đào tạo D: Khác (Cụ thể……….)

Câu 6: Anh/chị có đồng ý với phương pháp đào tạo hiện TCT đang áp dụng hay không?

A: Đồng ý B: Bình thường C: Không đồng ý

Câu 7: Kinh phí đào tạo

A: TCT chi trả toàn bộ B: TCT hỗ trợ một phần C: Tự chi trả

Câu 8: Anh/chị có được TCT tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đào tạo không?

A: Rất thuận lợi B: Bình thường C: Không thuận lợi D: Gây khó khăn

Câu 9: Theo Anh/chị tình trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo có phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của học viên hay không?

A: Rất phù hợp B: Phù hợp

C: Tương đối phù hợp D: Không phù hợp

Câu 10: Theo Anh/chị công tác tổ chức đào tạo của TCT có tốt hay không?

A: Tốt B: Khá

C: Trung bình D: Yếu

Câu 11: Chất lượng đội ngũ giảng viên tốt hay không?

A: Tốt B: Khá

C: Trung bình D: Yếu

Câu 12: Tình thần trách nhiệm của đội ngũ giảng viên ra sao?

A: Cao B: Thấp C: Không có

Câu 13: Theo Anh/chị yếu tố nào sau đây làm ảnh hưởng đến đào tạo?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nguồn nhân lực tại tổng công ty điện lực dầu khí việt nam​ (Trang 78 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)