Trình độ học vấn của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 49 - 50)

Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính là trình độ học vấn của cán bộ công chức hành chính. Đây là một yếu tố cần thiết và rất quan trọng đối với mỗi cán bộ, công chức hành chính. Trình độ học vấn, chuyên môn của mỗi cán bộ, công chức hành chính là cơ sở ban đầu, là nền tảng quan trọng giúp cho họ có thể nâng cao những nhận thức, hiểu biết về pháp luật, nâng cao thái độ đối với pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật.

Việc nhận thức mọi vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật phải dựa trên cơ sở nền tảng học vấn nhất định tích lũy trong quá trình học tập của mỗi cá nhân. Trên cơ sở kiến thức cơ bản vững chắc, trình độ học vấn chuyên môn đạt yêu cầu thì chắc chắn khả năng nắm bắt, tiếp cận những tri thức, kiến thức mới sẽ nhanh hơn. Đối với cán bộ, công chức hành chính cũng vậy, khi có nền tảng kiến thức cơ bản tốt, kiến thức chuyên ngành đạt yêu cầu thì đó sẽ là một thuận lợi rất lớn cho học dễ dàng nắm bắt những tri thức, thông tin liên quan đến pháp luật, liên quan đến hoạt động công vụ của họ. Trình độ học vấn càng cao thì càng có nhiều thuận lợi, càng tiếp cận và nắm bắt nhanh những tri thức, kiến thức về pháp luật, từ đó càng có thể hiểu rõ, nâng cao nhận thức về các kiến thức pháp lý, về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của đất nước cũng như những vấn đề về nhà nước và pháp luật, có những hiểu biết pháp luật nhất định. Có thể thấy rõ điều này qua ví dụ: một cử nhân, kỹ sư đại học khi được học hay tìm hiểu những kiến thức pháp lý thì phần lớn sẽ tiếp thu, vận dụng những kiến thức đó nhanh hơn một người công nhân, nông dân do trình độ học vấn của họ cao hơn, kiến thức cơ bản vững chắc cũng như khả năng tư duy rành mạch, rõ ràng hơn.

Trình độ học vấn cũng là một yếu tố quan trọng giúp cho việc nâng cao thái độ đối với pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của mỗi công dân nói chung, mỗi cán bộ, công chức hành chính nói riêng. Đây là một

45

yếu tố quan trọng thúc đẩy ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Khi có trình độ học vấn tốt thì suy nghĩ của con người trước các hiện tượng pháp luật, trước các vi phạm pháp luật sẽ khác. Người có trình độ học vấn tốt khi làm bất cứ điều gì cũng phải suy tính những hậu quả có thể phát sinh do những hành vi của mình gây ra. Nhìn chung khi có những hiểu biết nhất định thì sẽ có thái độ tôn trọng pháp luật hơn. Điều dễ nhận thấy là thái độ đối với pháp luật cũng như việc chấp hành của phần lớn những người có một nền tảng trình độ nhất định sẽ cao hơn những người trình độ thấp. Điều này bảo đảm quá trình giáo dục pháp luật sẽ không chỉ thay đổi nhận thức mà còn tạo ra sự thay đổi về thái độ và hành vi.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 49 - 50)