tượng giáo dục pháp luật
Cán bộ, công chức hành chính là những người trực tiếp giải quyết công việc của công dân, tổ chức. Tuy nhiên, ở mỗi cấp chính quyền, cán bộ, công chức hành chính thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Điều
81
này dẫn đến thực tế, cán bộ, công chức ở mỗi cấp chính quyền có nhu cầu giáo dục pháp luật khác nhau. Bên cạnh đó, đối với mỗi lĩnh vực công tác, cán bộ, công chức hành chính cũng cần được giáo dục pháp luật về các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật thì cần đổi mới nội dung, chương trình giáo dục pháp luật theo hướng xây dựng nội dung, chương trình cụ thể, phù hợp với cán bộ, công chức hành chính ở mỗi cấp chính quyền. Cần bổ sung vào chương trình những nội dung pháp luật phù hợp, thiết thực cho từng đối tượng cán bộ, công chức: cán bộ, công chức là người đi học để làm việc, vận dụng kiến thức đã học vào ngay trong thực thi công vụ. Trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngoài phần chung theo yêu cầu của chương trình cần bổ sung những nội dung cần thiết cho yêu cầu công tác và đời sống của đối tượng được đào tạo hay bồi dưỡng. Đối với cán bộ, công chức hành chính ở cấp cơ sở cần chú ý giáo dục các nội dung pháp luật về vấn đề hộ tịch, hộ khẩu, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, các văn bản pháp luật về đất đai liên quan đến thẩm quyền của cấp cơ sở và cấp huyện. Với cán bộ, công chức hành chính ở cấp huyện cần giáo dục pháp luật về các vấn đề liên quan đến giấy phép kinh doanh, pháp luật về đất đai, quản lý đô thị... Đối với cán bộ, công chức ở các sở, ngành cần chú ý giáo dục các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, giúp đội ngũ này nắm vững các quy định pháp luật để áp dụng đúng quy định đồng thời đội ngũ này cũng chính là người giải đáp những vấn đề về pháp luật khi cán bộ, công chức ở cấp chính quyền thấp hơn yêu cầu.
Khung thời gian chương trình giáo dục pháp luật cũng cần được xác định cho phù hợp với mỗi loại đối tượng cán bộ, công chức hành chính. Việc đào tạo, bồi dưỡng dài hạn cần hướng đến các đối tượng cán bộ, công chức ở các sở ngành. Đối với đối tượng cán bộ, công chức hành chính ở cấp cơ sở thì chủ yếu nên áp dụng hình thức bồi dưỡng pháp luật ngắn hạn với sự tham gia chủ động hơn của Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và các trung tâm
82
chính trị ở các quận, huyện. Trong giai đoạn tới, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong cần có quan hệ chặt chẽ với Tiểu ban một của Hội đồng giáo dục pháp luật thành phố (Tiểu ban giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức). Mối quan hệ này không chỉ giúp cho trường thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về pháp luật cho cán bộ, công chức, xây dựng nội dung giáo dục pháp luật có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với các đối tượng mà còn hỗ trợ cho Tiểu ban một tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của Tiểu ban như: Tham gia tổ chức thi tuyển công chức, cử giảng viên của Trường làm báo cáo viên pháp luật cho các lớp tập huấn, hội nghị, hội thảo về pháp luật... vì vậy, cần tăng cường mối quan hệ này.
Cùng với đổi mới nội dung chương trình giáo dục pháp luật cũng cần đổi mới phương thức giảng dạy và học tập cho phù hợp với đặc điểm đối tượng đào tạo là cán bộ, công chức. Đây cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức. Lâu nay dạy và học ở các cơ sở đào tạo nói chung, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật nói riêng thường là theo phương pháp truyền thống: Thầy giảng trò nghe và ghi chép hoặc Thầy giảng trò nghe và ghi nhớ. Để nâng cao chất lượng đào tạo pháp luật, cần đổi mới phương pháp dạy và học. Phương pháp tốt nhất là "Thầy trò cùng tham gia", gắn lý luận và thực tiễn, nêu tình huống và xử lý tình huống (nêu những sự kiện pháp lý cụ thể trong đời sống pháp luật, những căn cứ pháp lý hiện hành và áp dụng pháp luật để xử lý...). Các lớp mà trình độ càng thấp thì nội dung thực hành càng nhiều góp phần nâng cao kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức.