Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những vi phạm kỷ luật, pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 113 - 114)

những vi phạm kỷ luật, pháp luật

Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm có thể xem là một hình thức giáo dục pháp luật. Kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng trong công tác đảng nói chung và công tác phổ biến pháp luật nói riêng. Công tác kiểm tra, giám sát phải được tiến hành chặt chẽ. Cán bộ kiểm tra phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn giỏi, nắm vững pháp luật. khi được trao nhiệm vụ, cán bộ thanh tra, kiểm tra phải được trao cả quyền hạn và các điều kiện cần thiết. Để hoạt động kiểm tra, giám sát có hiệu quả cần tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, duy trì thường xuyên hoạt động tiếp dân. Khôi phục và nâng cao hiệu quả sử dụng các hình thức phát huy dân chủ trong cơ quan, đơn vị như bố trí hòm thư góp ý để mọi người thuận tiện trong việc đề đạt nguyện vọng hay góp ý đấu tranh xây dựng nội bộ...

Để đảm bảo trật tự kỷ cương xã hội, trước hết phải đảm bảo kỷ cương trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Cần khắc phục tình trạng quản lý lỏng lẻo ở một số cơ quan, đơn vị. Trong nội bộ mỗi cơ quan, đơn vị cần duy trì thường xuyên theo định kỳ việc kiểm tra đánh giá cán bộ, công chức theo quy chế "Đánh giá công chức hàng năm" của Ban Tổ

109

chức Cán bộ Chính phủ ngày 5/12/1998 (ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức Chính phủ). Việc đánh giá định kỳ hàng năm cần chú ý tình hình chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức trong công tác, trong sinh hoạt ở cơ quan, đơn vị và cả ở nơi cư trú. Đối với những vụ việc mà cơ quan nhà nước hay cán bộ, công chức vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho nhà nước, thiệt hại cho xã hội và nhân dân, người đứng đầu cơ quan, đơn vị hay phụ trách lĩnh vực đó (khi tập thể hay nhân viên dưới quyền vi phạm pháp luật) phải liên đới chịu trách nhiệm.

Tất cả cán bộ, công chức phải thực hiện nghiêm túc Luật Cán bộ, công chức; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Luật phòng, chống tham nhũng và những quy định khác của pháp luật.

Việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức có ý nghĩa lớn trong công tác phổ biến pháp luật. Hành vi phạm pháp của cán bộ, công chức nhất là cán bộ, công chức giữ chức vụ phải được coi là nghiêm trọng hơn và phải xử lý nghiêm khắc hơn so với hành vi tương tự của những đối tượng khác trong xã hội.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)