Bảo đảm kinh phí trong công tác phổ biến pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 114 - 122)

bộ, công chức hành chính trên địa bàn

Hàng năm Thành phố có dành một khoản ngân sách đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến pháp luật. Tuy kinh phí hoạt động cho công tác này có thể khá hơn trước và so với các địa phương khác, nhưng so với yêu cầu vẫn còn rất khó khăn. Hiện tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho cán bộ, công chức gồm có trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã. Nhìn chung các cơ sở này, cả cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động còn quá eo hẹp. Mặt bằng của trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong khá chật hẹp, chỉ đủ cho những hoạt động giảng dạy và học tập ở mức tối thiểu. Những giai đoạn cần đào tạo bồi dưỡng cao

110

điểm như sau các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân, Đại hội Đảng các cấp... đều không đủ chỗ ở nội trú và hội trường (phòng học) để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Các cơ sở phục vụ cho các hoạt động khác như thể dục, thể thao... đều thiếu, ở các trung tâm giáo dục chính trị các quận, huyện,. thị xã cũng gặp khó khăn về cơ sở và kinh phí hoạt động.

Để công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt được kết quả mong muốn nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội việc bảo đảm kinh phí cho công tác này cần được chú ý trong mỗi năm ngân sách. Ngày 05/8/2005 Bộ Tài chính đã có Thông tư số 63/2005/TT-BTC hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, phổ biến pháp luật. Trong thời gian tới, các cấp có thẩm quyền cần quan tâm vấn đề kinh phí cho hoạt động này: Cần đầu tư kinh phí cho việc xây dựng và nâng cấp các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến pháp luật nói trên; đảm bảo kinh phí cho hoạt động thường xuyên về đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến pháp luật, nhất là theo phương châm hướng về cơ sở, chú trọng đối tượng đối tượng cán bộ cơ sở.

Về hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, các quận, huyện, thị, cần đảm bảo kinh phí để có thể in ấn các tài liệu cần thiết, các văn bản pháp luật mới, phục vụ kịp thời cho hoạt động phổ biến pháp luật.

Các cấp (thành phố, quận, huyện, thị xã) cần dành một khoản kinh phí để từng bước trang bị các phương tiện hiện đại cho các cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác phổ biến pháp luật.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản, được xây dựng trên cơ sở đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Ngoài những chủ trương, chính sách, pháp luật; những định hướng chung cho cả nước nêu trên. Các giải pháp trong luận văn này được xây dựng trên cơ sở phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 114 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)