Những kết quả của công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 61 - 85)

Các quan điểm, chủ trương, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố nói trên đã được cụ thể hóa trong Quyết định số 1493/QĐ-UBND ngày 21/10/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2012. Theo Quyết định này, việc đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trên địa bàn thành phố được vạch ra khá cụ thể, bao gồm các nội dung sau đây:

- Về yêu cầu của việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính: + Giúp cho cán bộ, công chức hành chính nắm vững lý luận cơ bản về nhà nước - pháp luật nói chung và những kiến thức về pháp luật hành chính - dân sự - kinh tế nói riêng;

+ Cập nhật những quy định của pháp luật mới ban hành và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh của từng cán bộ, công chức;

+ Nâng cao năng lực vận dụng thực thi pháp luật trên cương vị công tác của từng cán bộ, công chức, góp phần giữ gìn kỷ cương phép nước, bảo vệ lợi ích của nhà nước và của công dân.

57

Về nội dung giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, tùy thuộc vào từng đối tượng:

+ Đối với cán bộ chính quyền cơ sở:

* Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật. * Pháp luật về hành chính, kinh tế, dân sự...

* Pháp luật về khiếu nại, tố cáo của công dân, quy chế tiếp dân và việc giải quyết các công việc của công dân và tổ chức.

* Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội. * Một số quy định của pháp luật có liên quan đến việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

+ Đối với cán bộ, công chức nhà nước:

* Một số vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật.

* Pháp luật về hành chính, Hiến pháp, chế độ công vụ, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

* Mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức nghề nghiệp.

* Pháp luật về quản lý kinh tế, thương mại, dân sự và các điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các nước.

+ Đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan bảo vệ pháp luật: Ngoài các nội dung của hai đối tượng trên, cán bộ, công chức của đối tượng này phải được trang bị những kiến thức về tố tụng, trình tự thanh tra, trình tự giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án...

- Về biện pháp thực hiện việc giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, kế hoạch đề ra mấy biện pháp sau:

58

+ Mỗi cơ quan đơn vị cần xây dựng cho mình một tủ sách pháp luật và có kế hoạch khai thác tốt tủ sách pháp luật;

+ Ban Tổ chức chính quyền và các cơ quan chức năng, các cơ sở đào tạo tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật theo chuyên đề, chủ yếu cho cán bộ cơ sở;

+ Quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ, công chức theo chương trình, nội dung của Trung ương quy định.

Trong những năm gần đây, công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức ở thành phố Hà Nội có những chuyển biến đáng kể và đã đạt được những thành quả nhất định.

2.1.2.1. Phổ biến pháp luật thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề

Phổ biến thông qua hội nghị, hội thảo, tọa đàm, nói chuyện chuyên đề là những dạng thức của hình thức tuyên truyền miệng về pháp luật. Đó là một hình thức tuyên truyền mà người nói trực tiếp nói với người nghe về lĩnh vực pháp luật trong đó chủ yếu là phổ biến, giới thiệu các quy định pháp luật nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người nghe, hướng cho người nghe hành động theo các chuẩn mực pháp luật.

Tuyên truyền miệng pháp luật có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhiều hình thức tuyên truyền khác; lồng ghép với các hình thức tuyên truyền khác và là một bộ phận quan trọng trong tổng thể các hình thức tuyên truyền pháp luật.

Hình thức này có những lợi thế sau:

- Tuyên truyền miệng là một công đoạn không thể thiếu trong phần lớn các hình thức tuyên truyền pháp luật. Ví dụ: Tuyên truyền pháp luật thông qua công tác hòa giải ở cơ sở thì hòa giải viên vẫn phải trực tiếp nói cho người được hòa giải về các nội dung pháp luật có liên quan.

59

- Tuyên truyền miệng pháp luật là hình thức chủ yếu được thực hiện thông qua hội nghị, hội thảo, tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật; là biện pháp chủ yếu của phổ biến, phổ biến pháp luật thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo nói, báo hình, qua mạng lưới truyền thanh cơ sở.

- Trong việc thực hiện tuyên truyền miệng pháp luật, báo cáo viên phải sử dụng lồng ghép với các hình thức tuyên truyền pháp luật khác, ví dụ như: trước khi tuyên truyền, báo cáo viên cần phải biên soạn đề cương mà giá trị của nó được coi như là tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật; trong khi tuyên truyền miệng, báo cáo viên sử dụng các hình ảnh minh họa có giá trị như là tuyên truyền thông qua tranh ảnh trực quan.

- Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền linh hoạt, có nhiều ưu thế, có thể tiến hành ở bất cứ nơi nào, trong bất kỳ điều kiện, hoàn cảnh nào với số lượng người nghe không bị hạn chế. Khi thực hiện việc tuyên truyền miệng, người nói có đủ điều kiện thuận lợi để giải thích, phân tích, sáng tỏ nội dung cần tuyên truyền.

Xác định đúng những lợi thế của hình thức phổ biến pháp luật này, Ủy ban nhân dân thành phố đã tổ chức 12 Hội nghị quán triệt các văn bản của Trung ương và thành phố về công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và chỉ thị, kế hoạch triển khai tuyên truyền thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. Nội dung tập huấn có thể là một văn bản pháp luật quan trọng kèm theo văn bản hướng dẫn thi hành hoặc nhiều văn bản pháp luật độc lập. Những văn bản pháp luật này có thể là văn bản tuyên truyền lần đầu hoặc là văn bản được tuyên truyền lặp lại. Học viên của lớp tập huấn là những báo cáo viên, biên tập viên, phóng viên, cán bộ thi hành pháp luật, cán bộ quản lý trong lĩnh vực văn bản điều chỉnh.

Ở các lớp tập huấn, giảng viên không chỉ giới thiệu về các nội dung cơ bản của văn bản mà phải đi sâu vào những vấn đề liên quan đến các lĩnh vực nghiệp vụ nhất định: thẩm quyền của các chủ thể, các biện pháp quản lý, thủ

80

luật, kịp thời sẽ đem đến những cơ hội phát triển của thủ đô, tạo ra môi trường kinh doanh tốt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay (Trang 61 - 85)