Giới thiệu về NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 44)

6. Bố cục luận văn

3.1.3. Giới thiệu về NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên được thành lập năm 1997 trên cơ sở viê ̣c tái lập tỉnh Hưng Yên. Qua hơn 15 năm được xây dựng và phát triển, hệ thống các Tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên không ngừng lớn mạnh và phát triển.

Tại thời điểm tái lập tỉnh, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên chỉ có 3 chi nhánh NHTM là Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hưng Yên, Ngân hàng Công thương Hưng Yên, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên và 09 QTDND cơ sở, tổng nguồn vốn huy động 316 tỷ đồng, dư nợ cho vay 305 tỷ đồng. Đến 31/12/2015, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 16 chi nhánh NHTM và 65 QTDND cơ sở, tổng nguồn vốn đa ̣t 42.745 tỷ đồng, tăng 6.517 tỷ đồ ng, tỷ lê ̣ tăng 17,9% so với thời điểm 31/12/2014, tăng lên 135,2 lần so vớ i năm 1997, tổng dư nợ cho vay là 36.350 tỷ đồng, tăng 7.858 tỷ đồng, tỷ lê ̣ tăng 27,5% so với thời điểm 31/12/2014, tăng gấp 119,1 lần so với năm 1997, hoạt động với mạng lưới rộng khắp tại 10/10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hưng Yên.

Trong những năm vừa qua, NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên, với vai trò quản lý Nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã làm tốt công tác quản lý Nhà nước, góp phần giúp các NHTM trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, phát triển ổn định, hoạt động đúng cơ chế, quy chế, an toàn và hiệu quả. Hoạt động của NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã được nhiều cấp, ngành ghi nhận, đánh giá cao và khen thưởng. Năm 2012, NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng 2.

Căn cứ Nghị định số 56/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành Quyết định số

290/QĐ-NHNN ngày 25/02/2014 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố. Theo đó, hiện nay, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hưng Yên gồm 56 cán bộ công chức công tác tại 5 phòng, bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ là: Phòng Hành chính - Nhân sự, Phòng Nghiên cứu tổng hợp và Kiểm soát nội bộ, Phòng Kế toán - thanh toán, Phòng Tiền tệ - Kho quỹ và Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên

3.1.4. Mạng lưới và hoạt động của hệ thống Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Hưng Yên GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN – THANH TOÁN PHÒNG THANH TRA, GSNH PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ CHỨC H.CHÍNH PHÒNG TIỀN TỆ KHO QUỸ PHÓ GĐ PHÓ GĐ PHÒNG TỔNG HỢP VÀ KSNB

3.1.4.1. Về mạng lưới

Tính đến 31/12/2015, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 16 chi nhánh ngân hàng thương mại cấp 1, 01 NHCSXH, 01 Ngân hàng phát triển, 01 Ngân hàng hợp tác đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong đó:

- Khối ngân hàng thương mại nhà nước có 07 chi nhánh cấp 1 gồm: + Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hưng Yên (08 Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện).

+ Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Mỹ Hào (02 Ngân hàng nông nghiệp chi nhánh huyện và tương đương).

+ Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Hưng Yên. + Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Bắc Hưng Yên. + Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Hưng Yên.

+ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Mỹ Hào. + Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Hưng Yên.

- Khối Ngân hàng thương mại cổ phần (sau đây viết tắt là TMCP) có 09 chi nhánh cấp 1 gồm:

+ Ngân hàng TMCP Á Châu - chi nhánh Hưng Yên (ACB Hưng Yên). + Ngân hàng TMCP Kỹ thương - chi nhánh Hưng Yên (Techcombank Hưng Yên.

+ Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín - chi nhánh Hưng Yên (Sacombank Hưng Yên).

+ Ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Hưng Yên (NCBHưng Yên). + Ngân hàng TMCP An Bình - chi nhánh Hưng Yên (ABB Hưng Yên).

+ Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội chi nhánh Hưng Yên (SHB Hưng Yên).

+ Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hưng Yên (MB Hưng Yên). + Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Hưng Yên (DAB Hưng Yên). + Ngân hàng TMCP Bắc Á - Chi nhánh Hưng Yên (BAB Hưng Yên). Sự có mặt của nhiều ngân hàng hoạt động trên địa bàn sẽ là điều kiện

thuận lợi để huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân phục vụ đầu tư phát triển kinh tế tại địa phương, đồng thời cũng là những khó khăn, thách thức rất lớn bởi sức ép cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng ngày càng lớn. 3.1.4.2. Về hoạt động 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Nguồn vốn hoạt động Dư nợ cho vay Kết quả kinh doanh

Biểu đồ 3.1: Diễn biến hoạt động chính của hệ thống NHTM qua một số năm

a. Huy động vốn (chi tiết cơ cấu nguồn vốn huy động theo Biểu số 01)

Nắm bắt được nhu cầu vốn thực tế để phục vụ phát triển kinh tế, trong thờ i gian qua các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã có những biện pháp tích cực nhằm huy động tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa bàn tỉnh để tạo nguồn hoa ̣t đô ̣ng, bởi vậy, nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng nhanh và bền vững, cả về quy mô và cơ cấu, chủ động đáp ứng được nhu cầu đầu tư vốn trên địa bàn. Cụ thể:

Biểu số 3.1: Tình hình nguồn vốn hoạt động

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước Nguồn vốn 23.469.669 100 2.869.046 26.618.573 100 3.148.904 30.798.717 100 4.180.144 42.745.745 100 11.947.028 A. Nguồn vốn tự huy động 16.851.477 71,8 5.128.723 21.320.286 80,1 4.468.809 24.651.394 80 3.331.108 34.444.185 81 9.792.791

I. Theo loại tiền 16.851.477 100 5.128.723 21.320.286 100 4.468.809 24.615.637 100 3.295.351 33.860.873 100 9.245.236

1. Huy động nội tệ 14.644.196 86,9 5.180.643 18.593.759 87,2 3.949.563 22.746.773 92,4 4.153.014 31.423.248 92,8 8.676.475 2. Huy động ngoại tệ 2.095.658 12,4 94.014 2.726.527 12,8 630.869 1.868.864 7,6 -857.663 2.437.625 7,2 568.761 3. Huy động bằng vàng (quy đổi VNĐ) 111.623 0,7 -145.934 0 0 -111.623 0 0 0 0 0 0

II. Theo loại hình huy động 16.851.477 100 5.128.723 21.320.286 100 4.468.809 24.651.394 100 3.331.108 33.860.873 100 9.209.479

1. Tiền gửi tiết kiệm 10.519.473 62,4 3.161.916 13.531.967 63,5 3.012.494 19.873.682 80,6 6.341.715 28.117.311 83,0 8.243.629 2. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 895.506 5,3 689.734 634.468 3,0 -261.038 35.757 0,1 -598.711 5.743.562 17,0 5.707.805 3. Tiền gửi các TCKT 5.436.498 32,3 1.277.073 7.153.851 33,6 1.717.353 4.741.955 19,2 -2.411.896 0 0,0 -4.741.955

B. Nguồn vay cấp trên 2.860.773 12 -2.673.517 2.802.685 10,5 -58.088 3.294.456 10,7 491.771 5.148.246 12,0 1.853.790

C. Tài trợ ủy thác 364.222 2 134.107 202.723 0,8 -161.499 194.926 0,6 -7.797 182.746 0,4 -12.180

D. Nguồn khác 3.393.197 14 279.733 2.292.879 8,6 -1.100.318 2.657.941 8,6 365.062 2.970.568 6,9 312.627

Nguồn tài liệu từ số liệu chính thức của NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015

Từ Biểu số 3.1 cho thấy, nguồn vốn của hệ thố ng các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên liên tục tăng trưởng qua các năm. Ta ̣i thời điểm cuối năm 2012 hê ̣ thống các ngân hàng trên đi ̣a bàn với tổng nguồn vốn đạt 23.469 tỷ đồng thì qua các năm từ 2013 đến 2015, tổng nguồn vốn trên địa bàn lần lượt đa ̣t là 26.618 tỷ đồng, 30.798 tỷ đồng và đến cuối năm 2015 (sau 3 năm) tổng nguồ n vố n đã tăng hơn gấp 1,82 lần so với cuối năm 2012 với tổng nguồ n vố n đạt là 42.745 tỷ đồng

Qua phân tích ở trên có thể thấy, nguồn vốn của các ngân hàng trên địa bàn trong 4 năm giai đoạn 2012 - 2015, xét về quy mô thì có tốc độ tăng trưởng khá cao, nhưng xét về cơ cấu có sự chuyển dịch đáng kể, đặc nguồn tiền gửi tiết kiệm trên địa bàn có dấu hiệu tăng trưởng khá nhanh và chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại, nguồn phát hành các loại giấy tờ có giá đang có dấu hiệu suy giảm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Điều này phản ánh một thực tế:

- Đời sống của người dân đã được cải thiện một cách đáng kể, không những đảm bảo ổn định cuộc sống mà còn có tích luỹ và đầu tư. Mặt khác, các tổ chức kinh tế đã dần lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng hoạt động, hoạt động không chỉ thuần tuý trong một vài lĩnh vực với phạm vi hẹp mà còn vươn ra quan hệ với các tổ chức kinh tế quốc tế. Qua đó cho thấy tiềm năng nguồn vốn nhàn rỗi là rất lớn. Vấn đề đặt ra cho các ngân hàng trên địa bàn là tận dụng, khai thác nguồn vốn nhàn rỗi như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, không những luôn đảm bảo khả năng thanh toán mà còn đảm bảo đủ nguồn phục vụ cho vay.

- Các ngân hàng trên địa bàn đã có những chính sách, giải pháp linh hoạt để tạo lòng tin, sự tiện lợi và hấp dẫn các tổ chức và cá nhân trong và ngoài địa bàn gửi tiền tại ngân hàng.

b. Hoạt động cho vay

Trong những năm qua, Hưng Yên luôn là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề... và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.

Nhu cầu về vốn để phục vụ phát triển kinh tế rất lớn, trong khi nguồn vốn tự có, nguồn vốn đầu tư từ nhà nước không đủ để đáp ứng thì nguồn vốn vay các ngân hàng thương mại luôn là lựa chọn số một của các chủ thể kinh tế trên địa bàn. Do đó, bên cạnh việc huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, các ngân hàng thương mại bám sát định hướng phát triển kinh tế tại địa phương để cho vay đối với các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế trên địa bàn. Trong đó tập trung mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp làng nghề, hộ gia đình thuộc các làng nghề truyền thống...

Trong giai đoạn 2012 - 2015, dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn luôn tăng trưởng với tốc độ cao, điều này phản ánh một thực tế là: nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế tại địa phương là rất lớn và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay là khá phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Biểu số 3.2: Tình hình cho vay

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước Giá trị Tỷ trọng % Tăng giảm so với năm trước

I. Dư nợ cho vay theo loại tiền 19.537.811 100 2.347.978 22.698.382 100 3.160.571 28.492.108 100 5.793.726 36.350.707 100 7.858.599

1. Cho vay nội tệ 17.959.962 91,9 2.921.356 21.610.030 95,2 3.650.068 26.967.406 95 5.357.376 34.333.740 94 7.366.334

2. Cho vay ngoại tệ 1.577.849 8,1 -573.378 1.088.352 4,8 -489.497 1.524.702 5 436.350 2.016.967 6 492.265

3. Cho vay bằng vàng (quy đổi VNĐ) 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

II. Dư nợ cho vay theo thời gian 19.537.811 100 2.347.978 22.698.382 100 3.160.571 28.492.108 100 5.793.726 36.350.707 100 7.858.599

1. Cho vay ngắn hạn 15.204.224 77,8 1.878.266 18.146.399 79,9 2.942.175 21.910.876 77 3.764.477 25.122.650 69 3.211.774

2. Cho vay trung - dài hạn 4.333.587 22,2 469.712 4.551.983 20,1 218.396 6.581.232 23 2.029.249 11.228.057 31 4.646.825

III. Dư nợ cho vay theo thành phần k/tế 19.537.811 100 2.347.978 22.698.382 100 3.160.571 28.492.108 100 5.793.726 36.350.707 100 7.858.599

1. Cho vay thành phần kinh tế Nhà nước 63.457 0,3 -19.560 46.015 0,2 -17.442 40.501 0,2 -5.514 38.251 0 -2.250

2. Cho vay thành phần kinh tế khác 19.474.354 99,7 2.367.538 22.652.367 99,8 3.178.013 28.451.607 99,8 5.799.240 36.312.456 100 7.860.849

IV. Dư nợ cho vay theo lĩnh vực 19.537.811 100 2.347.978 22.698.382 100 3.160.571 28.492.108 100 5.793.726 36.350.707 100 7.858.599

1. Cho vay bất động sản, chứng khoán 673.060 3,4 93.564 0 0 -673.060 0 0 0 0 0 0

2. Cho vay xuất khẩu 414.237 2,1 20.983 523.916 2,3 109.679 569.856 2,0 45.940 634.467 1,7 64.611

3. Cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 7.262.984 37,2 2.113.184 7.734.304 34,1 471.320 7.815.889 27,4 81.585 8.586.611 23,6 770.722

4. Cho vay nông nghiệp nông thôn 6.709.236 34,3 1.055.153 7.992.638 35,2 1.283.402 9.171.985 32,2 1.179.347 15.480.726 42,6 6.308.741

5. Cho vay các lĩnh vực khác 4.478.294 22,9 -934.906 6.447.524 28,4 1.969.230 9.797.291 34,4 3.349.767 10.469.488 28,8 672.197

6. Cho vay công nghiệp hỗ trợ 0 0 0 0 0 0 388.896 1,4 388.896 431.364 1,2 42.468

7. Cho vay các chương trình ưu đãi 0 0 0 0 0 0 748.191 2,6 748.191 748.051 2,1 -140

Nguồn tài liệu từ số liệu chính thức của NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015

* Về quy mô dư nợ cho vay: Từ Biểu số 3.2 cho thấy, quy mô dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng qua các năm. Năm 2012 đạt 19.537 tỷ đồng thì quy mô dư nợ cho vay các năm từ 2013 đến 2015 lần lượt là 22.698 tỷ đồng; 28.492 tỷ đồng và đến năm 2015 tổng dư nợ cho vay trên đi ̣a bàn đã tăng trưởng hơn 1,86 lần so với năm 2012 và đa ̣t 36.350 tỷ đồng.

Dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tăng trưởng cao trước hết, là do chính bản thân các đơn vị chủ động tìm kiếm và tiếp cận khách hàng để cho vay; thứ hai là do kinh tế của tỉnh đang phát triển rất nhanh nên nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn; thứ ba là do cơ chế, chính sách về tín dụng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành phù hợp và tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM chủ động mở rộng cho vay như cơ chế lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng, Quy chế cho vay khung theo Quyết định 1627, cơ chế đảm bảo tiền vay trên cơ sở tự chịu trách nhiệm của NHTM…

* Về cơ cấu dư nợ cho vay:

Thứ nhất là, phân loại theo thời gian: dư nợ cho vay ngắn hạn của các

NHTM trên địa bàn luôn tăng trưởng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay, thể hiện: Năm 2012 là 15.204 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 77,8% thì đến năm 2015 là 25.122 tỷ đồng, tăng 9.918 tỷ đồng so với năm 2012, chiếm tỷ trọng 69% tổng dư nơ ̣.

Dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng trên địa bàn, phản ánh một thực tế là bên cạnh nhu cầu vốn để mở rộng quy mô sản xuất thì sự thiếu hụt về nguồn vốn lưu động phục vụ sản xuất, kinh doanh của các chủ thể kinh tế là rất lớn và có xu hướng ngày càng gia tăng. Bên ca ̣nh đó, trong 3 năm trở la ̣i đây tốc đô ̣ tăng trưởng cho vay trung, dài ha ̣n đã tăng châ ̣m do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nói

chung và kinh tế trong nước và trên đi ̣a bàn nói riêng cùng với nguồ n vốn để cho vay trung, dài ha ̣n cũng không dồ i dào nên tốc đô ̣ tăng trưởng cho vay trung, dài ha ̣n bi ̣ châ ̣m la ̣i. Tuy nhiên đến năm 2015, các NTHM đã tăng cường các cho vay trung dài hạn đối với các dự án sản xuất theo các chương trình tín dụng trung và dài hạn của chính phủ, cụ thể: Năm 2012, dư nơ ̣ cho vay trung, dài ha ̣n là: 4.333 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 22,2% tổng dư nơ ̣; năm 2015 là 11.228 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 31,1%, tăng so với năm 2012 là 6.899 tỷ đồng.

Thứ hai là, tín dụng đối với các thành phần kinh tế: Dư nợ tín dụng trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)