Đổi mới tổ chức điều hành hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 95 - 99)

6. Bố cục luận văn

4.2.1. Đổi mới tổ chức điều hành hoạt động thanh tra, giám sát của Ngân

4.2.1.1. Đổi mớ i viê ̣c bố trí, phân công cán bộ thanh tra, giám sát

Chất lượng và hiệu quả của công tác TTNH, được quyết định bởi một nhân tố hết sức quan trọng đó là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra. Yêu cầu này, hiện nay tại NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên còn đang thiếu về số lượng và cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đòi hỏi phải sớm có kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra có trình độ chuyên môn sâu, có kinh nghiệm công tác ngân hàng và có phẩm chất đạo đức để nâng cao cả số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra. Để đạt được các mục tiêu này, vấn đề đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực là hết sức cần thiết nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ thanh tra viên ngân hàng, thông qua công tác cán bộ như tuyển dụng, sắp xếp cán bộ và các biện pháp khuyến khích khác, trong đó đặc biệt coi trọng đào tạo các kiến thức, kỹ năng về nghiệp vụ, phương pháp TTGS ngân hàng theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Do vậy, kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho TTNH tại NHNN chi nhánh Hưng Yên cần được xây dựng theo hướng sau:

- Thường xuyên tổ chức và cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng đào tạo ngắn ngày hoặc dài ngày về nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo bình quân hàng năm mỗi cán bộ TTNH được đào tạo tập trung ít nhất một lần để các cán bộ thanh tra nắm bắt nhanh chóng kịp thời yêu cầu đề ra.

- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ đang làm công tác thanh tra và các cán bộ có kinh nghiệm chuyên môn tại chi nhánh trên cơ sở đó định hướng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ thanh tra cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn.

- Xây dựng chiến lược dài hạn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ TTNH; Phân loại cán bộ thanh tra để có kế hoạch đào tạo phù hợp với nhu cầu sử dụng.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về nghiệp vụ thanh tra để các thanh tra viên có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm.

- Bố trí việc hợp tác đào tạo và đào tạo ở nước ngoài với mục tiêu xác đáng và rõ ràng.

Ngoài những kế hoạch tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ thanh tra, việc trau dồi kinh nghiệm cho các cán bộ còn được thể hiện ở công việc điều phối và quyết định phân công cán bộ trong quá trình thanh tra từ các lãnh đạo. Theo đó, việc sắp xếp công việc và vị trí công tác cho các cán bộ thanh tra phải đảm bảo:

+ Duy trì khối lượng công việc vừa phải;

+ Xác định và lên kế hoạch những yêu cầu chuyên môn;

+ Thúc đẩy đào tạo và phát triển chuyên môn cho cán bộ thanh tra; + Tránh sự trùng lặp trong công việc;

+ Hoàn thành công tác thanh tra đúng tiến độ.

Một yêu cầu quan trọng khác trong đào tạo cán bộ thanh tra là việc phải đào tạo đội ngũ kế cận thông qua việc bố trí công việc để đảm bảo những cán bộ giỏi, dày dạn kinh nghiệm có thể hỗ trợ và hướng dẫn cho các cán bộ trẻ hoặc còn ít kinh nghiệm trong công việc nhằm duy trì được chất lượng của hoạt động thanh tra, giám sát một cách ổn định và liên tục. Trong các cuộc thanh tra thực tế, việc bố trí và lên kế hoạch nhân sự được Trưởng đoàn thanh tra đưa ra trong báo cáo tiền thanh tra. Tuỳ vào mức độ rủi ro và mức độ phức tạp của nội dung thanh tra mà lựa chọn các cán bộ phù hợp với nội dung yêu cầu (như về thanh tra nợ, thanh tra ngoại hối, chứng khoán, vốn,…). Sử dụng phương pháp này, Trưởng đoàn thanh tra và Lãnh đạo thanh tra sẽ thống nhất về nhân sự, về mức độ rủi ro của từng lĩnh vực và nội dung thanh tra. Như vậy, sau khi xác định phạm vi cần thiết phải thanh tra của ngân hàng, Trưởng đoàn thanh tra cần xác định mức độ chuyên môn cần thiết của các cán bộ cho từng lĩnh vực thanh tra chủ yếu. Với những lĩnh vực phức tạp, cần đòi hỏi có mức chuyên môn cao thì cần chọn những cán bộ có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm. Ngược lại, lĩnh vực đơn giản, không có vướng mắc gì có thể lựa chọn

những cán bộ ít kinh nghiệm hơn. Và như vậy, các cán bộ ít có kinh nghiệm sẽ có cơ hội nâng cao trình độ và kinh nghiệm của mình khi được lựa chọn và tham gia trong các kỳ TTTC.

4.2.1.2. Nâng cao tính chủ động trong hoạt động thanh tra, giám sát

- Chủ đô ̣ng trong viê ̣c thực hiê ̣n chương trình công tác thanh tra: Chương trình này được xây dựng trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát NH - NHNN Việt Nam xây dựng và chương trình công tác thanh tra, giám sát của NHNN tỉnh Hưng Yên. Do hàng năm, việc thực hiện các chương trình thanh tra, kiểm tra đô ̣t xuất theo chỉ đa ̣o của NHNN Việt Nam là rất lớ n (Như thanh tra về cho vay theo lãi suất thỏa thuận, về hoạt đô ̣ng mua bán ngoa ̣i tệ… hoă ̣c các chương trình thanh tra theo pháp nhân củ a Cơ quan Thanh tra, giám sát NH - NHNN Viê ̣t Nam) nên Thanh tra, giám sát Chi nhánh phải chủ đô ̣ng thực hiê ̣n xen kẽ chương trình công tác của NHNN Chi nhánh tỉnh đã đề ra trong những khoảng thời gian chưa có chỉ đa ̣o củ a NHNN Viê ̣t Nam, đảm bảo hoàn thành đúng chương trình, kế hoạch thanh tra đã đề ra.

- Định kỳ hàng quý phải sơ kết, rút kinh nghiệm và báo cáo bằng văn bản cho Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh và Chánh Thanh tra Cơ quan thanh tra, giám sát NH - NHNN Việt Nam để có hướng chỉ đạo kịp thời.

- Tăng cường công tác kiểm tra đột xuất hoa ̣t đô ̣ng của các ngân hàng trên địa bàn. Viê ̣c kiểm tra đô ̣t xuất phải tiến hành trên diê ̣n rô ̣ng, ra quân đồng loạt và trong khoảng thời gian ngắn nhất để đố i tươ ̣ng đươ ̣c kiểm tra không có tâm lý chuẩn bi ̣ và đối phó trước. Viê ̣c kiểm tra có thể tiến hành theo chuyên đề như về chất lượng tín du ̣ng, viê ̣c phân loại nợ, công tác thu chi tài chính hoă ̣c an toàn ngân quỹ… Có như vâ ̣y mới có khả năng phát hiê ̣n những tồ n tại, sai pha ̣m mà các ngân hàng thường tìm cách che giấu mà qua những cuộc thanh tra, kiểm tra định kỳ, có thông báo trước thường không thể phát hiê ̣n đươ ̣c.

4.2.1.3. Xây dựng hồ sơ thông tin các ngân hàng tập trung

Hồ sơ thông tin của các ngân hàng đươ ̣c thiết lâ ̣p từ quá trình các Đoàn thanh, kiểm tra làm việc trực tiếp tại đơn vi ̣ kết hơ ̣p với kết quả của Tổ giám sát. Hồ sơ quản lý, theo dõi do chính cán bô ̣ chuyên quản ngân hàng đó đảm nhận. Việc cập nhật, bổ sung thông tin vào hồ sơ đơn vi ̣ được tiến hành đi ̣nh kỳ và đô ̣t xuất. Định kỳ 1 năm 1 lần (vào thời điểm cuố i năm), cán bô ̣ chuyên quản tổng hơ ̣p và cập nhâ ̣t kết quả giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ và viê ̣c thực hiện chỉnh sử a các kiến nghi ̣ của các cuô ̣c thanh tra, kiểm tra vào hồ sơ của đơn vị mình quản lý. Đô ̣t xuất khi có biến đô ̣ng về nhân sự, bô ̣ máy hoă ̣c phát sinh các vu ̣ việc tồn tại, sai pha ̣m, cán bô ̣ chuyên quản theo dõi và câ ̣p nhật ki ̣p thời vào hồ sơ theo quy đi ̣nh.

Việc lập hồ sơ các ngân hàng sẽ giúp lưu giữ tâ ̣p trung, đầy đủ thông tin của ngân hàng đó, những mă ̣t ma ̣nh, mă ̣t yếu cũng như những vấn đề còn phải tiếp tu ̣c theo dõi. Đây là nguồn thông tin ban đầu cung cấp cho các Đoàn khi tiến hành Thanh tra, kiểm tra sau này. Còn trong trường hơ ̣p thay đổi la ̣i cán bô ̣ chuyên quản, viê ̣c nghiên cứu hồ sơ các ngân hàng sẽ là cẩm nang giú p cán bộ mới nhanh chóng nắm bắt được thông tin và có cái nhìn toàn diê ̣n về đơn vị mình quản lý.

Bên cạnh đó, thanh tra, giám sát chi nhánh cũng cần quan tâm đến việc hoàn thiê ̣n tủ sách thanh tra: Thanh tra, giám sát Chi nhánh hiê ̣n đã có tủ sách thanh tra. Tuy nhiên, tủ sách còn chưa phong phú và chưa đươ ̣c câ ̣p nhâ ̣t thường xuyên. Trong khi đó, chính sách chế đô ̣ thường xuyên có sự thay đổi, chỉnh sửa, bổ sung và có liên quan trực tiếp đến hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM (là đối tượng thanh tra). Vì vâ ̣y, Thanh tra, giám sát chi nhánh phải tăng cường việc sưu tập, bổ sung các văn bản quy pha ̣m pháp luật có liên quan để làm cẩm nang tra cứ u khi tiến hành hoa ̣t động thanh tra, kiểm tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 95 - 99)