6. Bố cục luận văn
3.3.3. Nguyên nhân tồn tại
* Nguyên nhân bên trong
- Việc thực hiện giám sát ở cấp CN NHTM vẫn còn nhiều hạn chế, do thiếu cán bộ chuyên sâu về công việc này, mặt khác do các chi nhánh NHTM không hạch toán độc lập, một số chỉ tiêu cần giám sát chỉ mang tính đầy đủ, ý nghĩa khi chúng được tổng hợp toàn hệ thống. Vì vậy, việc GSTX tại CN khó có thể đánh giá được tổng thể hoạt động và những rủi ro của NHTM. Cụ thể:
- Phần lớ n các cán bô ̣ làm công tác giám sát từ xa ta ̣i Thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên hiê ̣n nay chưa được tập huấn, đào ta ̣o tâ ̣p trung về việc vâ ̣n hành và khai thác chương trình giám sát từ xa. Do vậy, còn lúng túng trong việc vận hành chương trình giám sát từ xa và chưa khai thác, sử dụng được hết các tính năng của chương trình.
- Do số lượng cán bô ̣ ta ̣i thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên còn thiếu rất nhiều so với biên chế nên số lượng các ngân hàng do trên một cán bộ chuyên quản là khá lớn, do đó mà viê ̣c giám sát, nắm bắt thông tin nhiều khi không kịp thời và hiê ̣u quả.
- Mặt khác viê ̣c phân công nhiê ̣m vu ̣ cho cán bô ̣ làm công tác giám sát còn đảm nhiệm thêm nhiều các nhiê ̣m vu ̣ khác nên hiê ̣u quả giám sát còn nhiều hạn chế.
- Chương trình giám sát từ xa đang sử du ̣ng hiê ̣n nay là chương trình viết trên nền MSDOS đã rất lạc hậu và hay gă ̣p phải lỗi khi cha ̣y chương trình. Do vậy, việc khai thác, sử du ̣ng các công du ̣ng, tính năng của chương trình còn rất ha ̣n chế và chưa phu ̣c vụ hiê ̣u quả cho công tác giám sát từ xa.
- Nghiệp vụ các NHTM ngày càng đa dạng, phức tạp và được thực hiện trên nền tảng công nghệ NH hiện đại. Mặt khác, hoạt động NH được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, hoạt động TTNH vẫn chưa có được “Bộ quy trình thủ tục thanh tra”, trong phạm vi hẹp là chưa xây dựng được Sổ tay thanh tra nơi tập hợp các văn bản, chính sách liên quan và hướng dẫn mô tả quy trình cụ thể cách thức thanh tra cho từng hoạt động kinh doanh NH. Do vậy, đã làm hạn chế rất nhiều đến hiệu quả công tác TTNH.
- Việc xác định nội dung thanh tra chưa thực sự đi vào trọng tâm, trọng điểm. Do nội dung thanh tra khá dàn trải, đi vào hầu hết các mặt hoạt động trong khi thời gian thanh tra ngắn do vậy không tập trung vào các khâu, mảng hoạt động còn nhiều yếu kém và dễ xảy ra sai phạm nên chưa phát hiện được hết các tồn tại, sai phạm.
Mặt khác, số lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất quá ít, do vậy, chưa phát hiện được hết các tồn tại, sai phạm của các ngân hàng trên đi ̣a bàn.
- Đội ngũ thanh tra tại CN chưa có nhiều chuyên viên sâu về lĩnh vực tài chính NH, bất cập về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn vừa mỏng về số lượng (9 thanh tra viên) không đủ quân số theo sự phát triển nhanh chóng số
lượng các NHTM trên địa bàn (gồm 16 NHTM chi nhánh cấp 1, 65 QTDND cơ sở). Bên cạnh đó công tác đào tạo lại chưa được thường xuyên và bài bản, trong khi nghiệp vụ các NHTM ngày càng đa dạng, phức tạp và được thực hiện trên nền tảng công nghệ hiện đại làm hạn chế không ít đến hiệu qủa của thanh tra.
- Thanh tra, giám sát Chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến việc theo dõi việc thực hiện kiến nghị, chỉnh sửa sau thanh tra. Hiện nay, thanh tra, giám sát Chi nhánh chủ yếu chú trọng đến quá trình thanh tra trực tiếp tại đơn vị, coi đây là nhiệm vụ quan trọng nhất mà chưa đánh giá và quan tâm đúng mức đến việc theo dõi sau thanh tra. Do vậy, hoạt động này chưa được tiến hành thường xuyên và chưa có một quy định cụ thể, thống nhất và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong việc theo dõi, đôn đốc và kiểm tra các đơn vị trong việc thực hiện các kiến nghị sau thanh tra. Từ đó làm giảm hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra.
- Thanh tra, giám sát chi nhánh chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa; giám sát từ xa chưa bổ trợ và hỗ trợ đắc lực cho công tác thanh tra tại chỗ
* Nguyên nhân bên ngoài
- Quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra, giám sát ngân hàng chưa hoàn thiện, chưa đầy đủ; một số quy định pháp luật về hoạt động thanh tra còn chưa phù hợp. Cụ thể: Pháp luật về thanh tra hiện nay mới quy định đối tượng thanh tra có nghĩa vụ chấp hành kết luận thanh tra và báo cáo kết quả thực hiện, chưa quy định cụ thể cho thanh tra ngân hàng có quyền kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý của mình. Vì vậy, mặc dù thực tế thanh tra, giám sát ngân hàng có kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý nhưng do thiếu cơ sở pháp lý nên công tác kiểm tra chưa trở thành thường xuyên, hiệu lực còn hạn chế. Mặt khác, pháp luật quy định Thanh tra ngân hàng có quyền xử phạt vi phạm hành chính nhưng lại không trao cho thanh tra ngân hàng quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế để buộc các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện. Như vậy là thiếu biện pháp
bảo đảm cho việc thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra ngân hàng, hậu quả là nhiều quyết định của thanh tra ngân hàng không được các đối tượng vi phạm thực hiện nghiêm túc, dẫn đến hiệu lực của thanh tra kém.
- Cơ chế phối hợp giữa Cơ quan TTGS NHNN Việt Nam với thanh tra NHNN CN tại các địa phương chưa thực hiện hoàn toàn theo cơ chế chiều dọc. Với mô hình tổ chức 2 cấp như hiện nay, thanh tra NHNN CN bị hạn chế về tính độc lập, vừa chịu sự chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của Cơ quan TTGS NHNN Việt Nam đồng thời chịu chỉ đạo của Giám đốc NHNN tỉnh, TP trong khi về nguyên tắc, tính độc lập của thanh tra càng được đảm bảo thì hiệu quả hoạt động thanh tra càng cao. Cụ thể:
Thanh tra, giám sát Chi nhánh là một bộ phận của NHNN Chi nhánh tỉnh Hưng Yên, thuộc sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc chi nhánh; chịu sự chỉ đạo về chương trình, kế hoạch và nghiệp vụ của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - NHNN Việt Nam. Bên cạnh đó, Giám đốc Chi nhánh có nhiệm vụ và quyền hạn trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thanh tra theo quy định của Thống đốc NHNN; nhiệm vụ của thanh tra, giám sát Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh quy định trên cơ sở những quy định của pháp luật về hoạt động thanh tra ngân hàng. Như vậy, quan hệ chỉ đạo, điều hành hoạt động thanh tra là quan hệ song trùng lãnh đạo. Việc đặt tổ chức thanh tra, giám sát Chi nhánh theo mô hình trên trong thời gian qua đã cho thấy nếu tổ chức thanh tra trực thuộc hoàn toàn Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng thì công tác thanh tra sẽ kém nhanh nhạy, không đối phó kịp thời với diễn biến thực tế. Còn nếu chỉ trực thuộc quản lý của Giám đốc Chi nhánh NHNN tỉnh thì có thể dẫn đến tình trạng ý kiến, kết quả và kết luận thanh tra hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng; làm giảm đi tính độc lập và hiệu quả của công tác thanh tra. Tuy nhiên, mô hình trên về cơ bản là phù hợp nh- ưng phải nghiên cứu để làm rõ mức độ song trùng lãnh đạo đến đâu, cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi chỉ đạo của từng cấp để công tác thanh tra đạt kết quả cao nhất.- Sự chỉ đạo, phối kết hợp và đào tạo, hướng
dẫn nghiệp vụ của thanh tra NHNN Việt Nam với thanh tra, giám sát Chi nhánh còn chưa thường xuyên và thiếu chặt chẽ:
Cơ quan Thanh tra, giám sát NH - NHNN Việt Nam chưa thực hiện kiểm tra Chi nhánh về hoạt động thanh tra, về quy trình nghiệp vụ thanh tra, về việc lưu giữ hồ sơ thanh tra… cũng như chưa tổ chức đoàn xuống chỉ đạo và phối hợp với thanh tra, giám sát chi nhánh để qua đó cán bộ thanh tra chi nhánh có điều kiện trao đổi và học hỏi kinh nghiệm tổ chức, cách thức tiến hành một cuộc thanh tra của Cơ quan Thanh tra, giám sát NH - NHNN Việt Nam.
- Công tác đào ta ̣o của NHNN Việt Nam đối với cán bô ̣ làm công tác thanh tra tại chi nhánh cò n chưa đươ ̣c thường xuyên, liên tu ̣c, cụ thể: Cán bộ thanh tra tại chi nhánh chưa thường xuyên được tham gia các lớp đào tạo, giới thiệu kỹ thuật thanh tra trên cơ sở rủi ro. Việc tổ chức các lớp tập huấn các kiến thức bổ trợ cho thanh tra tại chỗ còn hạn chế, thời gian tập huấn ngắn trong khi khối lượng kiến thức nhiều nên hiệu quả không cao.
- Chưa có cơ chế thích hơ ̣p để động viên, khuyến khích, phát huy lòng yêu nghề, tận tâm và có trách nhiệm đối với công việc của cán bộ thanh tra.
Thanh tra là nghề đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ đấu tranh và phòng chống vi phạm, tiêu cực trong ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng diễn ra an toàn, hiệu quả. Kết quả của công tác thanh tra không tạo ra những sản phẩm đồng loạt. Các báo cáo, kiến nghị, kết luận sau khi thanh tra là sản phẩm, kết quả của thanh tra nhưng mỗi cuộc thanh tra khác nhau, đối tượng thanh tra khác nhau, thì cũng có những sản phẩm khác nhau. Không thể đánh giá hiệu quả của công tác thanh tra nếu bỏ qua yếu tố con người (cán bộ thanh tra) vì cán bộ thanh tra phải có những tiêu chuẩn về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm nghề nghiệp. Thanh tra là một công việc khó khăn, phức tạp, thường xuyên phải va chạm với các đối tượng thanh tra. Do đó, phải xây dựng chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra phù hợp để có được một lực lượng thanh tra hùng mạnh toàn đức, toàn tài.
Mặt khác, cán bộ làm công tác thanh tra thường được các NHTM mời chào sang làm việc với mức lương cao. Do vậy đã xảy ra tình trạng một số
lượng lớn cán bộ ngân hàng làm công tác thanh tra, đã được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng đã chuyển sang làm việc tại các ngân hàng thương mại nơi có chế độ đãi ngộ, chế độ lương thưởng cao hơn rất nhiều. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc tổ chức và hiệu quả hoạt động của thanh tra ngân hàng.
- Hoạt động của các NHTM được điều chỉnh bởi nhiều văn bản luật và các văn bản dưới luật. Tuy nhiên, những văn bản này có nhiều trường hợp chưa rõ ràng, thiếu đồng bộ làm cho việc áp dụng chưa thống nhất; căn cứ để thanh tra kết luận vi phạm của NHTM không đầy đủ, chặt chẽ, làm cho hiệu lực thanh tra bị hạn chế.
- Chế độ thông tin báo cáo còn bất cập và không kịp thời với những thay đổi của quy định mới. Việc khai thác thông tin phục vụ cho công tác GSTX và TTTC còn nhiều hạn chế, hiệu quả việc khai thác, phân tích, đánh giá thông tin còn thấp.
- Mô hình KSNB hiện nay của nhiều NHTM chưa có được sự độc lập thật sự, một số nơi còn phụ thuộc vào ý chí người điều hành nên không phát huy được tác dụng… do đó việc phát hiện, xử lý, khắc phục vi phạm chậm và thiếu kiên quyết; chưa thật sự là nguồn thông tin đáng tin cậy cho thanh tra của NHNN CN; Sự phối hợp giữa thanh tra CN với kiểm toán, bộ phận KSNB tại các NHTM còn lỏng lẽo.
- Nhận thức của một số các NHTM còn phiếm diện cho rằng thanh tra mang tính kiểm tra và xử phạt. Do vậy, các NH này thường có tâm lý đối phó với công tác thanh tra của NHNN.
Chương 4
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THANH TRA, GIÁM SÁT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2016-2020