Các căn cứ để đề xuất quan điểm, định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 90 - 94)

6. Bố cục luận văn

4.1.1. Các căn cứ để đề xuất quan điểm, định hướng

4.1.1.1. Định hướng phát triển Ngành ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Tình hình kinh tế thế giới và khu vực giai đoạn 2016-2020 đang trên đà phục hồi tăng trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, kinh tế có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh những khó khăn, thách thức giai đoạn 2016-2020 nước ta cũng có nhiều thuận lợi khi thế và lực của đất nước sau gần 30 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều. Quy mô và tiềm lực kinh tế của đất nước được nâng cao hơn trước. Những kết quả bước đầu của tái cơ cấu nền kinh tế tạo ra những chuyển biến mới đối với sự phát triển đất nước. Sự ổn định về chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc cho sự phát triển.

Tỉnh Hưng Yên theo quy hoạch tổng thể phấn đấu đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 12-13,2% trong giai đoạn 2016- 2020; có hệ thống kết cấu hạ tầng cơ bản đồng bộ, theo hướng hiện đại. Với các dự báo về một nền kinh tế khởi sắc trong thời gian tới, trên cơ sở tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Nghị quyết HĐND các cấp trong giai đoạn tới, ngành Ngân hàng Hưng Yên đề ra phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020 như sau:

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng phải góp phần tích cực thúc đẩy phát

hướng phát triển kinh tế của tỉnh đã đặt ra. Điều này đòi hỏi các ngân hàng trên địa bàn phải có những giải pháp thích hợp trong công tác huy động nguồn vốn, không những là nguồn vốn huy động tại địa phương mà còn phải thu hút các nguồn vốn khác thông qua hình thức nhận vốn điều hoà trong hệ thống, đi vay các ngân hàng khác ngoài địa bàn, nhận nguồn vốn uỷ thác đầu tư… để cho vay đối với các thành phần kinh tế phục vụ phát triển kinh tế tại địa phương.

Thứ hai, với yêu cầu tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016-2020

trên 13% theo phương án tăng trưởng kinh tế đã được chọn thì nguồn vốn đầu tư cho trong toàn bộ nền kinh tế Hưng Yên cũng phải có tốc độ tăng trưởng khoảng 12%-13,2%/năm. Từ đó đòi hỏi các ngân hàng luôn phải có các giải pháp linh hoạt nhằm khai thác tối đa mọi nguồn vốn có thể có được thông qua công tác huy động tại chỗ, điều hoà vốn trong từng hệ thống NHTM và các nguồn vốn nhận uỷ thác, đầu tư,…

Thứ ba, để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phục vụ phát triển kinh

tế trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, thì tốc độ tăng trưởng của dư nợ cho vay đối với các thành phần kinh tế cũng phải tăng tương ứng với tốc độ tăng nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế, tức là phải đạt khoảng 13%/năm. Đồng thời, vấn đề sử dụng vốn của các ngân hàng trên địa bàn phải gắn với việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tích luỹ, tích tụ, tập trung vốn trong nền kinh tế của tỉnh. Trong điều kiện nền kinh tế còn ở mức thấp, huy động vốn phải kết hợp với phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống các công cụ tài chính, tiền tệ và các công cụ kinh tế khác đang được sử dụng trên địa bàn.

Thứ tư, sử dụng vốn tín dụng ngân hàng phải theo một qui trình khép

kín: tích luỹ - huy động vốn - đầu tư, nhằm đạt tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn. Có như vậy mới tránh được khủng hoảng nợ và đảm bảo cho nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững. Trong đó, sử dụng vốn phải có hiệu quả, phù hợp với yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh từng giai đoạn. Đồng thời, việc sử dụng vốn có hiệu quả đòi hỏi phải đúng

mục đích, ưu tiên cho đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, khoa học, giáo dục và công nghệ.

Thứ năm, mở rộng quy mô hoạt động đi đôi với tăng cường năng lực tự

kiểm tra, quản lý rủi ro. Việc mở rộng, tăng trưởng tín dụng ngân hàng phải đảm bảo an toàn, phát triển bền vững. Các ngân hàng trên địa bàn phải có các biện pháp kiểm soát hoạt động cấp tín dụng, không để nợ xấu phát sinh ngoài phạm vi kiểm soát

4.1.1.2. Định hướng phát triển NHTM tỉnh Hưng Yên

Một là, tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp huy động vốn, gia tăng việc huy động vốn dài hạn với mức độ hợp lý để tránh rủi ro thanh khoản và tác động làm tăng lãi suất thị trường; khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn dài hạn của các tổ chức tài chính quốc tế tài trợ cho các dự án tín dụng nông thôn, dự án tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; tích cực xử lý nợ tồn đọng để tăng khả năng vốn khả dụng.

Hai là, mở rộng cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, đặc biệt chú trọng cho vay các dự án, vùng sản xuất hàng hoá xuất khẩu có giá trị khai thác tiềm năng của vùng; cho vay các ngành công nghiệp chế biến sau thu hoạch, công nghiệp chế biến thuỷ, hải sản, lương thực, hoa quả và các ngành dịch vụ; đi đôi với mở rộng cho vay, phải đẩy mạnh xử lý nợ tồn đọng, hạn chế nợ xấu mới phát sinh nhằm nâng cao chất lượng tín dụng một cách bền vững.

Ba là, các NHTM phải đổi mới và cải tiến thủ tục cho vay, nhưng phải bảo đảm an toàn, thực hiện cho vay và quản lý nợ theo sổ tay tín dụng thay cho việc cho vay và quản lý theo từng món vay.

Bốn là, các NHTM xác định và thoả thuận với hộ nông dân về thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ gốc, lãi phù hợp với khả năng thu nhập của hộ dân và chu kỳ sản xuất, kinh doanh của cây trồng, vật nuôi; tạo điều kiện cho hộ nông dân trả lãi vốn vay cùng với trả nợ gốc theo mùa vụ cây trồng, vật nuôi hoặc định kỳ trả lãi; không áp dụng lãi suất nợ quá hạn đối với những khoản vay của hộ nông dân không trả do nguyên nhân khách quan.

4.1.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của NHNN chi nhánh đối với hệ thống NHTM trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

4.1.2.1. Về quan điểm

Thứ nhất: Hoạt động Ngân hàngtrên địa bàn phải tăng trưởng bền vững, an toàn và hiệu quả tuân thủ theo quy định của pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Thứ hai: Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh phải phát huy và nâng cao vai trò tham mưu, kiểm soát của trong việc mở rộng mạng lưới, quy mô hoạt động của các NHTM trên địa bàn phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tiễn địa phương, nguồn nhân lực và khả năng quản trị điều hành của NHTM.

Thứ ba:Thực hiện tốt kế hoạch thanh tra hằng năm trên cơ sở chủ động rà soát để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp nhiệm vụ và tình hình mới, đảm bảo hoạt động TTNH thực hiện có hiệu quả trương, chính sách, giải pháp của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát, phát triển an toàn, lành mạnh và bền vững hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

4.1.2.2. Về định hướng

Để cụ thể hóa các quan điểm trên, định hướng thực hiện là:

- Nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, phương pháp, qui trình TTGS

của NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên phù hợp với thực tiễn hoạt động ngân hàng trên địa bàn.

+ Thực hiện thanh tra, kiểm tra theo hướng ưu tiên thanh tra đối với các chi nhánh NHTM trên địa bàn có tỷ lệ nợ xấu lớn, có biểu hiện kém an toàn, có dấu hiệu vi phạm pháp luật và các NHTM chưa được thanh tra trong 2 năm gần đây.

+ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát và thanh tra hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn, chủ động báo Thống đốc NHNN các khó khăn, vướng mắc về hoạt động ngân hàng trên địa bàn và đề xuất giải pháp tháo gỡ, xử lý kịp thời.

+ Trong thời gian tới, thanh tra NHNN chi nhánh tỉnh Hưng Yên sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác GSTX bên cạnh việc tiến hành các cuộc TTTC theo kế hoạch. Kết hợp tốt giữa công tác thanh tra, kiểm tra với công tác GSTX. Tiếp tục đổi mới hoạt động thanh tra của NHNN chi nhánh theo hướng kết hợp thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro theo chỉ đạo của Thanh tra Trung ương.

- Căn cứ kết quả thanh tra, đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng của NHTM tại thời điểm thanh tra, năng lực quản trị rủi ro và công tác KSNB ở từng nội dung được thanh tra.

+ Trên cơ sở kết quả thanh tra đề xuất các giải pháp phù hợp để xử lý và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và các vấn đề nãy sinh, đảm bảo hoạt động của các NHTM theo đúng qui định của pháp luật, an toàn và hiệu quả.

+ Rà soát,và đánh giá việc chấp hành các quy định về chế độ thông tin, báo cáo của các NHTM; có biện pháp xử lý kiên quyết, buộc các NHTM phải chấp hành đầy đủ, đúng thời gian quy định, chính xác theo quy định của NHNN.

+ Thanh tra chi nhánh kiên quyết xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm đối với những hành vi vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng và những vi phạm trong quá trình chấp hành chính sách, chỉ đạo, điều hành của NHNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 90 - 94)