Đổi mới chương trình giám sát từ xa áp dụng đối với Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 99 - 112)

6. Bố cục luận văn

4.2.2. Đổi mới chương trình giám sát từ xa áp dụng đối với Ngân hàng

nước chi nhánh tỉnh, thành phố

Để có quy trình, phương pháp giám sát hê ̣ thống các ngân hàng được chặt trẽ và khoa học, trước tiên phải hoàn thành hê ̣ thống pháp luâ ̣t giám sát từ xa từ NHTW đến NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố phù hợp với thực tiễn Việt Nam và Thông lệ quốc tế, xây dựng chương trình báo cáo thống kê và kho dữ liê ̣u phu ̣c vu ̣ yêu cầu giám sát tài chính ngân hàng. Đây là mô ̣t hê ̣ thống các chỉ tiêu cụ thể được ban hành như Quyết định 477, Quyết đi ̣nh 1747, Thông tư 21, để từ hê ̣ thống các chỉ tiêu này, cần xây dựng mô ̣t chương trình phần mềm để xử lý cho ra các sản phẩm chúng ta mong muố n như: Vố n tự có , Tài sản có rủi ro, khả năng thanh toán, các chỉ tiêu giới ha ̣n trong hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng, bảo lãnh, mua sắm tài sản cố định, thanh toán lãi dự thu quá hạn cho phép để có thể có thể tính toán được các chỉ tiêu an toàn trong hoạt động. Các sản phẩm này có thể giúp chúng ta cảnh báo, đánh giá mức độ rủi ro, có khả năng phát hiê ̣n đươ ̣c các rủi ro tiềm ẩn trong hoa ̣t đô ̣ng của các NHTM, từ đó có kế hoa ̣ch và biê ̣n pháp ngăn chặn khắc phu ̣c và xử lý phù hợp. Việc xây dựng chương trình này phải nhanh chóng và kịp thời sau khi các văn bản quy pha ̣m pháp luâ ̣t có hiê ̣u lực

Để giám sát từ xa trở thành phương thức thanh tra chủ yếu như yêu cầu củ a nhà quản lý, coi công tác giám sát từ xa thực sự là ‘‘chỉ điểm’’ cho thanh tra tại chỗ, phu ̣c vu ̣ cho viê ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch thanh tra, do vâ ̣y chúng ta cần tiếp tục đổi mới và hoàn thiê ̣n chương trình phần mềm giám sát từ xa từ NHTW đến Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố, trong đó các chỉ tiêu liên quan đến các Điều luâ ̣t các NHTM phải bảo đảm chính xác tuyê ̣t đối.

4.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ làm công tác TTGS

4.2.3.1. Tăng số lượng cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát

Số lượng các các ngân hàng thương ma ̣i liên tu ̣c tăng trong những năm gần đây trong khi số lượng cán bô ̣ làm thanh tra, giám sát chưa được bổ sung

tương ứng. Do vâ ̣y, mô ̣t yêu cầu đă ̣t ra là phải bổ sung biên chế cho cán bô ̣ thanh tra, giám sát Chi nhánh, đảm bảo đủ cán bô ̣ cho công viê ̣c, tránh trường hợp bi ̣ đô ̣ng, thiếu nhân sự khi thành lâ ̣p các Đoàn thanh tra, kiểm tra.

4.2.3.2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác thanh tra, giám sát

- Đối với công tác đào ta ̣o cán bô ̣ làm công tác thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Hưng Yên:

+ Tập trung bồi dưỡng các cán bộ có kinh nghiê ̣m, có tâm huyết với công tác thanh tra, bổ sung các kiến thức cần thiết khác như Quản lý Nhà nước, nghiê ̣p vu ̣ Thanh tra cơ bản, Thanh tra nâng cao, bồi dưỡng lý luận chính trị… để bổ nhiệm các đồng chí có đủ tiêu chuẩn vào nga ̣ch thanh tra viên các cấp.

+ Chủ động đào ta ̣o ta ̣i chỗ cho cán bô ̣ làm công tác thanh tra, giám sát: Quá trình thành lập các Đoàn Thanh tra, kiểm tra, phân công cán bô ̣ chuyên quản có sự đan xen, kết hơ ̣p giữa các cán bô ̣ đã có kinh nghiê ̣m (các thanh tra viên) với các cán bộ mớ i để hướng dẫn, ho ̣c hỏi lẫn nhau trong thực tế, giúp các cán bộ trẻ, mới có sự nghiên cứu, so sánh giữa lý thuyết với thực tiễn và chủ động tìm ra phương pháp làm viê ̣c hiê ̣u quả và thích hợp với bản thân.

+ Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luâ ̣n về chuyên môn, nghiê ̣p vụ, kỹ năng, phương pháp thanh tra tại Thanh tra, giám sát chi nhánh để các cán bộ có thể trao đổi kinh nghiê ̣m và ho ̣c hỏi lẫn nhau. Ta ̣i các buổi thảo luâ ̣n, Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra hoă ̣c cán bô ̣ có kinh nghiê ̣m nêu ra các tình huống để các cán bô ̣ thanh tra đề xuất phương án giải quyết. Đối với từng phương án nêu rõ ưu điểm, nhược điểm, thuận lơ ̣i, khó khăn khi áp dụng phương pháp để cán bộ thanh tra, đă ̣c biê ̣t là các cán bộ mới có thể rút ra kinh nghiệm và bài học cho bản thân, từ đó lựa cho ̣n phương án phù hơ ̣p nhất.

+ Tạo điều kiện về kinh phí, về thời gian… cho cán bô ̣ thanh tra, giám sát Chi nhánh được tham gia các chương trình đào ta ̣o dài ha ̣n như: văn bằng hai, thạc sỹ, tiến sỹ…

+ Xây dựng kế hoạch đào ta ̣o, bồi dưỡng cán bộ thanh tra hàng năm và kiến nghị NHNN Việt Nam tăng cường mở các lớp đào tạo, tâ ̣p huấn cho cán bộ thanh tra chi nhánh (như mở lớp đào ta ̣o cán bô ̣ làm công tác giám sát từ xa, đào tạo về thanh tra, giám sát trên cơ sở rủi ro, đào tạo cán bô ̣ chuyên sâu về vi tính để tăng cường công tác giám sát từ xa…). Viê ̣c xây dựng kế hoa ̣ch đào ta ̣o phải căn cứ trên năng lực của từng cán bô ̣ cũng như nhu cầu sử du ̣ng và yêu cầu của công tác thanh tra, giám sát.

- Tổ chức các Đoàn giao lưu, học hỏ i kinh nghiệm về Thanh tra, giám sát các ngân hàng thương mại tại các đi ̣a phương có số lượng lớn như: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh…

4.2.4. Hoàn thiện chế độ tiền lương cho cá n bộ làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng

Đây là biện pháp có tác dụng lớn trong điều kiện nước ta hiện nay. Thông qua chế độ đãi ngộ tương ứng, có tính chất khuyến khích sẽ làm cho đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng yên tâm công tác, làm việc khách quan, vô tư đồng thời thu hút được nhân tài vào làm công tác thanh tra, giám sát ngân hàng và tránh được tình trạng tiêu cực trong hoạt động thanh tra, giám sát, tránh tình trạng cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng giỏi chuyển đi làm việc khác. Chính sách đòn bẩy phải mang tính toàn diện cả khuyến khích vật chất và động viên tinh thần thì mới mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên chính sách đòn bẩy phải phù hợp với thực tế, có tính khả thi.

Trước hết, các chính sách khuyến khích vật chất hướng vào thu nhập, bảo đảm cho cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng có mức thu nhập tương xứng với sự cống hiến của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giám sát. Trong điều kiện nước ta hiện nay, cấp áp dụng chế độ phụ cấp dưới hai hình thức:

- Phụ cấp trách nhiệm cao cho cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng ở tất cả các ngạch thanh tra, giám sát viên. Hiện nay, mức phụ cấp đang áp dụng

được tính theo hệ số 0,25; 0,2; 0,15 nhân với mức lương cơ bản là không đáng kể và không có tác dụng khuyến khích. Để phát huy tác dụng tích cực của chế độ phụ cấp, cần tính phụ cấp theo một hệ số cố định 0,3 nhân với lương cấp bậc, chức vụ của cán bộ thanh tra, giám sát ngân hàng.

- Phụ cấp thu hút vào làm việc trong ngành thanh tra, giám sát ngân hàng. Hiện nay phụ cấp thu hút chỉ áp dụng với công chức, viên chức làm việc ở những vùng kinh tế mới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc những vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn. Chế độ phụ cấp này cần được mở rộng hơn, áp dụng cho ngành thanh tra, giám sát ngân hàng và một số ngành nghề có tính chất công việc phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao. Có như vậy thì tạo ra sự hấp dẫn, thu hút người có đức, có tài vào làm việc trong ngành thanh tra, giám sát ngân hàng.

Ngoài việc áp dụng chính sách khuyến khích vật chất như trên cũng rất cần chú trọng hình thức khen thưởng xứng đáng cho cán bộ thanh tra, giám sát công tác lâu năm, cán bộ có thành tích công tác tốt với các hình thức linh hoạt như huân, huy chương, bằng khen. Phần thưởng kèm theo cũng cần phải tương xứng với thành tích cống hiến của các cá nhân, tổ chức. Trong công tác thi đua, khen thưởng cần mạnh dạn đề xuất khen thưởng những cán bộ xứng đáng, không nên giao chỉ tiêu về số lượng khen thưởng những cán bộ xứng đáng, không nên giao chỉ tiêu về số lượng khen thưởng cho các đơn vị, tránh việc khen thưởng mang tính hình thức, cảm tính riêng.

4.2.5. Đổi mớ i nghiê ̣p vụ thanh tra tại chỗ

4.2.5.1. Hoà n thiê ̣n phương thức thanh tra tại chỗ

a. Quy trình thanh tra: yêu cầu các Đoàn Thanh tra thực hiê ̣n nghiêm tú c quy trình tiến hành mô ̣t cuô ̣c thanh tra theo quy đi ̣nh ta ̣i Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 15/10/2014 của Thanh tra Chính phủ về quy trình tiến hành một cuộc thanh tra, đảm bảo đúng trình tự từ khi chuẩn bi ̣ thanh tra đến khi hoàn thiê ̣n viê ̣c bàn giao hồ sơ thanh tra. Kết thúc các cuô ̣c thanh tra,

kiểm tra trực tiếp, các Đoàn tổ chức ho ̣p để rút kinh nghiê ̣m để phát huy những mă ̣t đươ ̣c, giảm thiểu những mă ̣t còn tồn ta ̣i, ha ̣n chế.

b. Xá c đi ̣nh nội dung thanh tra

Việc xác định chuẩn xác nội dung thanh tra và xây dựng đề cương thanh tra phù hợp có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thanh tra. Đề cương thanh tra phải đảm bảo không bỏ só t nô ̣i dung quan tro ̣ng cần thanh tra nhưng cũng cần xác định những nô ̣i dung thứ yếu, chưa cấp thiết để tâ ̣p trung thời gian và lực lượng cho nô ̣i dung tro ̣ng điểm.

Việc quyết định nô ̣i dung thanh tra cần phải có sự cân nhắc, bàn bạc trong tập thể thanh tra trên cơ sở kết quả công tác giám sát từ xa và các thông tin khác có liên quan, đảm bảo việc thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, tro ̣ng điểm và phù hợp với điều kiê ̣n cu ̣ thể của thanh tra chi nhánh.

c. Hình thức thanh tra: Phải thay đổi cơ bản về nhận thức cho cán bộ làm công tác thanh tra với phương châm vừa phát hiện, vừa xử lý, vừa yêu cầu chỉnh sửa ngay. Điều đó có tác dụng hạn chế sai phạm, giảm rủi ro.

d. Từng bước chuyển sang thanh tra trên cơ sở rủi ro: Chuyển dần việc thanh tra từ thanh tra tuân thủ sang thanh tra trên cơ sở rủi ro. Trong thời gian trước mắt, có thể kết hơ ̣p song song cả hai phương pháp là thanh tra tuân thủ và thanh tra trên cơ sở rủi ro để có thể so sánh và rút ra ưu nhược điểm, những thuận lợi, khó khăn củ a từng phương pháp, từ đó có sự điều chỉnh và xây dựng phương pháp thanh tra phù hợp.

Để áp dụng có hiệu quả thanh tra trên cơ sở rủi ro đòi hỏi phải từng bước nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra (thông qua đào tạo, đào tạo lại), nâng cấp cơ sở vật chất và kỹ thuật, phương tiện làm việc của thanh tra, liên tục cập nhật về các công nghệ, các nghiệp vụ mới trong hoạt động của các TCTD và tổ chức nghiên cứu, trao đổi, phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ thanh tra của chi nhánh các lý thuyết, kỹ thuật và kỹ năng tiến hành thanh tra trên cơ sở rủi ro.

4.2.5.2. Phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa

Hoạt động TTNH có hiệu quả khi có sự kết hợp chặt chẽ hai phương thức GSTX và TTTC. Trong đó, phương thức GSTX được sử dụng như là một phương tiện đầu tiên cảnh báo trước, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực thanh tra, dành ưu tiên tiến hành TTTC tại các NHTM đang gặp khó khăn hoặc các NHTM mà các chỉ số rủi ro qua GSTX đang gia tăng đáng kể. Thực tế hiện nay, công tác GSTX đối với các CN NHTM tại NHNN tỉnh, TP thực chất chỉ mới được thực hiện là theo dõi, mang tính báo cáo nhiều hơn là giám sát do vậy, chưa thật sự là công cụ cảnh báo sớm. Để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động GSTX tại NHNN CN, cần thực hiện theo hướng sau:

- Cơ quan TTGS cần xây dựng các chỉ tiêu giám sát phù hợp với đặc thù công tác GSTX tại NHNN CN tỉnh, TP nơi chỉ có các CN NHTM không có Hội sở chính. Có như vậy các chỉ số giám sát mới phản ánh đầy đủ kết quả hoạt động của CN NHTM giúp cho việc phân tích, đánh giá qua hệ thống chỉ tiêu này có thể xác định các vấn đề cần cảnh báo trong hoạt động của các CN NHTM khi chưa tiến hành TTTC được, bằng cách này đưa ra các phát hiện sớm và có kế hoạch sửa chữa ngay trước khi các vấn đề trở nên nghiêm trọng.

- Kết nối các số liệu báo cáo thống kê của CN NHTM có liên quan đến công tác GSTX theo quy định như: tình hình cho vay tín dụng tiêu dùng; tín dụng đối với lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản; cho vay đầu tư, kinh doanh chứng khoán; mức độ tập trung cho vay theo ngành, lĩnh vực, nhóm khách hàng... trong chương trình báo cáo thống kê của NHNN vào chương trình GSTX tại CN.

- Cơ quan TTGS NHTW cần xây dựng kho thông tin dữ liệu, cập nhật tình hình từ hoạt động TTTC, GSTX, báo cáo kiểm toán độc lập, thông tin từ báo cáo hoạt động kiểm tra, KSNB NHTM nhằm đảm bảo đủ thông tin phục vụ công tác TTGS.

- Cơ quan TTGS NHTW cần quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phương thức sao cho thông tin đầu ra của bộ phận này sẽ là đầu vào của bộ phận kia và ngược lại. Việc quy định thành hai bộ phận là để có điều kiện chuyên môn hóa về kỹ năng, thống nhất trong một công nghệ thanh tra của NH. - Cơ quan TTGS phối hợp với Cục công nghệ tin học NHNN Việt Nam tiến hành chỉnh sửa, bổ sung phần mềm GSTX tại CN NHNN tỉnh, TP theo hướng tích hợp các yêu cầu trên vào hệ thống chương trình.

4.2.5.3. Sử dụng có hiệu quả hơn công cụ xử phạt

Sau khi nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng ra đời thay thế Nghị định 202/2004/NĐ-CP và được thanh tra NHNN tỉnh triển khai đến tất cả các TCTD trên địa bàn, các TCTD nói chung và các ngân hàng nói riêng đã chú trọng hơn đến công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng các mặt nghiệp vụ, hạn chế các sai sót. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra vẫn phát hiện một số tồn tại, khuyết điểm cần xử phạt theo hướng dẫn tại nghị định này. Để việc xử phạt đúng quy trình và phát huy được tác dụng tích cực của nó thì trong thời gian tới phải thực hiện:

̣t là, củ ng cố chứng cứ thanh tra, chứng cứ xử pha ̣t vi pha ̣m hành chính: Khi phát hiê ̣n các sai pha ̣m, cán bô ̣ thanh tra phải làm việc với đối tượng thanh tra để yêu cầu giải trình. Quá trình làm viê ̣c phải lâ ̣p thành biên bản làm việc, có ký xác nhâ ̣n của các bên liên quan. Trong trường hơ ̣p sai phạm cần xử phạt vi phạm hành chính, tiến hành lâ ̣p Biên bản vi pha ̣m hành chính, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm xảy ra hành vi vi phạm, mức đô ̣ vi phạm và tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ (nếu có), đồng thời phô tô các hồ sơ chứ ng cứ sai pha ̣m có liên quan.

Hai là, đố i với từng hành vi vi pha ̣m, căn cứ vào mức đô ̣ vi pha ̣m để có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước chi nhánh tỉnh hưng yên đối với hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh​ (Trang 99 - 112)