Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý, địa hình:

Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa phía Bắc - Đông bắc giáp huyện Đoan hùng; Phía đông giáp huyện Phù Ninh; Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê; Phía Nam giáp huyện Tam Nông và Phía Đông - Đông nam giáp Thị xã Phú Thọ. Trung tâm huyện Thị là Thị trấn Thanh Ba cách thành phố Việt trì khoảng 45km về phía Tây Bắc.

Địa hình huyện Thanh Ba có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống tây Nam theo hướng ra Sông Hồng, chủ yếu núi thấp và gò đồi. Xét theo các góc độ tính chất địa hình, Thanh Ba được chia thành 3 tiểu vùng chính: Vùng đồng bằng, vùng ven sông và vùng gò đồi sen kẽ ruộng dộc. Đặc điểm địa hình này cho phép Thanh Ba có thể xây dựng cơ cấu nông nghiệp đa dạng kể cả trồng trọt và chăn nuôi cũng như khả năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Tuy vậy với địa hình của một huyện miền núi, địa bàn bị chia cắt nhiều bởi núi và đồi, cũng gây bất lợi cho việc phát triển giao thông nhỏ, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp. Địa bàn huyện chia thành 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và 01 Thị trấn.

* Về đất đai

Đất đai của huyện Thanh Ba chia làm 02 nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất gò đồi. Nhóm đất đồng bằng chịu ảnh hưởng của quá trình tích tụ của các sản phẩm bị rửa

trôi, quá trình glay hóa. Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần hóa học dễ bị phong hóa nên phong hóa nhanh và tầng đất dầy. nhóm đất đồi gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất glay lẫn pecmatich và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình feralitic là chủ yếu.

Tổng quỹ đất (diện tích đất tự nhiên) là 19 503,41 ha được phân bổ như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 10.019,18 ha chiếm 51,37 % tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất lâm nghiệp: 4.612,57 ha, chiếm 23,65% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng 1.538,21ha chiếm 7,88% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 846,65 ha, chiếm 4,34% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 2.124.51 ha (bao gồm cả đất sông suối và mặt nước) chiếm 10,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Số liệu trên cho thấy đất nông - lâm nghiệp ở Thanh Ba chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện thế mạnh về phát triển nông lâm nghiệp ở huyện[13].

* Khí hậu, thủy văn, sông ngòi

Thanh Ba nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23,20 C. Thanh Ba nằm gần như trọn vẹn tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện Thanh Ba khá đồng nhất. Lượng mưa trung bình khoảng 1.835mm nhưng phân bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm trung bình năm là 84% và sự chênh lệch giữa các tháng cũng không lớn lắm, tháng cao nhất (Tháng 3) là 89% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 77%.

Sông Hồng nằm ở phía tây - Tây nam của huyện với tổng chiều dài khoảng 32 km, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nước nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông. Ngoài ra , các ao hồ, Đầm của Thanh Ba mặc dù phân bố không đều

nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm năng to lớn cho phát triển Thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 47)