Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 115 - 116)

5. Bố cục của luận văn

4.2.7. Thực hiện các biện pháp tài chính để hỗ trợ phát triển sản xuất kinh

doanh, dịch vụ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tạo điều kiện cho mở rộng nguồn thu của ngân sách xã

Trong cơ chế hiện nay, do ảnh hưởng của nên kinh tế thị trường nên sự phân hoá giầu nghèo ở nông thôn diễn ra nhanh chóng. Mặt khác, để đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) thì vấn đề vốn là vấn đề bức thiết đối với người nông dân, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với người nông dân, vấn đề đó cũng trở nên đặc biệt quan trọng đối với các hộ có mức sống trung bình, nghèo ở nông thôn. Khó khăn lớn nhất của các hộ nông dân hiện nay là không có tài sản thế chấp, vì vậy ngoài hình thức mở rộng tín chấp cho người nghèo thông qua các tổ chức xã hội như: Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ... làm căn cứ để xem xét thay thế cho thế chấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân vay vốn sản xuất, mở rộng ngành nghề góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người nông dân, phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó các xã phải tăng cường công tác kiểm tra tài chính để đưa công tác tài chính theo đúng chế độ chính sách của Nhà nước. Các xã nên có chính sách cho thuê địa điểm SXKD. Và miễn giảm thuế cho những hộ bỏ vốn du nhập các ngành nghề mới về địa phương, tạo điều kiện cho họ phát triển SXKD, tăng thu nhập. Mặt khác cần phải chú trọng công tác thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ những cá nhân điểm hình để phổ biến rộng rãi cho dân cùng làm, nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tăng thu nhập cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 115 - 116)