5. Bố cục của luận văn
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ
Từ nghiên cứu kinh nghiệm của các địa phương trên, có thể rút ra một số bài học có giá trị tham khỏa cho huyện Thanh Ba như sau:
Một là, kết hợp quản lý ngân sách xã với các biến động thị trường. Tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời mỗi thời điểm khác nhau để xử lý các vướng mắc trong thu chi NSX nhằm hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đã đề ra; đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu vào ngân sách Nhà nước.
Hai là, cần đồng bộ các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng môi trường đầu tư, sản xuất - kinh doanh hấp dẫn, thông thoáng, phù hợp pháp luật, thúc đẩy và tạo bước đột phá về thu hút đầu tư trong và ngoài nước để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhằm khai thác, nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu mới, lớn và ổn định.
Ba là, thường xuyên kiểm tra, rà soát việc thu chi NSX trên địa bàn huyện nhằm tránh việc thu-chi sai mục đích gây thất thoát NSNN. Kết hợp chức năng quyền hạn của các đơn vị trong địa bàn huyện như cơ quan thuế, phòng tài chính,… để thực hiện tốt các công tác thu chi NSNN hợp lý.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực trạng quản lý ngân sách xã tại huyện Thanh Ba đang diễn ra như thế nào?
Những yếu tố nào ảnh hưởng tới quản lý ngân sách xã tại huyện Thanh Ba? Để tăng cường quản lý ngân sách xã tại huyện Thanh Ba, cần phải đưa ra những giải pháp gì?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Trên địa bàn huyện Thanh Ba có 26 xã , thị trấn. Để chọn địa điểm nghiên cứu đại diện cho cả huyện Thanh Ba, chúng tôi dựa vào các căn cứ chính là: Qui hoạch và phân vùng sinh thái, địa giới hành chính của các đơn vị hành chính (xã, thị trấn) trên địa bàn huyện. Qua khảo sát và tham khảo ý kiến của các phòng ban trên địa bàn huyện, đặc biệt là Phòng Tài chính - Kế hoạch chúng tôi lựa chọn 03 đơn vị tiêu biểu: Thị trấn Thanh Ba, xã Đông Thành và xã Thanh Vân để nghiên cứu và điều tra khảo sát.
2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về NSNN nói chung và quản lý NSNN địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ nói riêng… Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện và một số địa phương, các chính sách của tỉnh đối với quản lý NSNN và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện Thanh Ba cung cấp,
Các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài thu thập từ Báo cáo của UBND huyện Thanh Ba về quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện qua các năm 2014 - 2016. Ngoài ra thu thập thông tin, số liệu qua niên giám thống kê, các ấn phẩm, các tài liệu, báo cáo của các Cơ quan Tài chính -
Kế hoạch, thu thập qua cổng thông tin điện tử của tỉnh Phú Thọ và website của Chính phủ, Bộ Tài chính, các ngành khác có liên quan.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu
Thông tin được tổng hợp trên bộ công cụ Excel và phần mềm xử lý số liệu thống kê các thông tin định tính sẽ được nhập theo các cấp độ học được mã hóa trước khi nhập.
2.2.4. Phương pháp phân tích
a. Phương pháp so sánh thố ng kê
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%).
- Phương pháp so sánh gồm các dạng: + So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự
+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến. Sử du ̣ng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả hoạt động thu chi ngân sách nhà nước giữa các năm, các thời kỳ và giữa các địa phương...
b. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử du ̣ng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý ngân sách xã tại huyện Thanh Ba.
c. Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian
Nghiên cứu này sử dụng các dãy số thời kỳ với khoản cách giữa các thời kỳ trong dãy số là 1năm đến 3 năm. Các chỉ tiêu phân tích biến động về công tác thực hiện quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ theo thời gian bao gồm:
* Lượng tăng (hoặc giảm) tuyệt đối định gốc (∆i).
Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của chỉ tiêu nghiên cứu trong khoảng thời gian dài.
Công thức tính: ∆i= yi - y1; i = 2,3, …
Trong đó: yi: mức độ tuyệt đối ở thời gian i y1: mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu * Tốc độ phát triển
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng qua thời gian. Tốc độ phát triển có thể được biểu hiện bằng lần hoặc phần trăm (%).
Căn cứ vào mục đích nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng một số loại tốc độ phát triển sau:
+ Tốc độ phát triển liên hoàn (ti)
Tốc độ phát triển liên hoàn được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở thời gian sau so với thời gian trước liền đó:
ti = yi ; i = 2,3,.. n yi-1
Trong đó: yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i
yi-1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian liền trước đó + Tốc độ phát triển định gốc (Ti)
Tốc độ phát triển định gốc được dùng để phản ánh tốc độ phát triển của hiện tượng ở những khoảng thời gian tương đối dài.
Công thức tính:
Ti = Yi ; i = 2,3,.. n
Y1
Trong đó: Yi : Mức độ tuyệt đối ở thời gian i
Y1: Mức độ tuyệt đối ở thời gian đầu + Tốc độ phát triển bình quân
Tốc độ phát triển bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ phát triển liên hoàn.
Công thức tính: Hoặc:
Trong đó: t2, t3, t4 …. tn: là tốc độ phát triển liên hoàn của thời kỳ i. Tn: là tốc độ phát triển định gốc của thời kỳ thứ n.
yn: là mức độ tuyệt đối ở thời kỳ n y1: là mức độ tuyệt đối ở thời đầu * Tốc độ tăng (hoặc giảm)
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc (A1)
Tốc độ tăng (hoặc giảm) định gốc được dùng để phản ánh tốc độ tăng (hoặc giảm) ở thời gian i so với thời gian đầu trong dãy số.
2. . ...3 4 n n t t t t t 1 1 1 n n n n y t T y
Công thức tính: Ai = Ti - 1 (nếu T1 tính bằng lần)
Hoặc: Ai = Ti - 100 (nếu T1 tính bằng %)
+ Tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân (ā) tốc độ tăng (hoặc giảm) bình quân được dùng để phản ánh mức độ đại diện của tốc độ tăng (hoặc giảm) liên hoàn.
Công thức tính: = - 1 ( nếu tính bằng lần) hoặc: = % - 100 (nếu tính bằng %)
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương
- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng dân số và lao động.
- Chỉ tiêu đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng: Giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
- Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm
- Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của KT-XH: thu nhập bình quân đầu người; thu nhập lương thực bình quân đầu người.
2.3.2. Chỉ tiêu về quản lý ngân sách xã
- Lập dự toán ngân sách
Trong công tác quản lý NSNN, công tác lập dự toán có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý NSNN. Để làm tốt công tác lập dự toán, UBND xã phải đánh giá cơ cấu nguồn vốn thu - chi NSNN.Việc đánh giá được cụ thể hóa qua các con số so sánh giữa nguồn vốn được giao giữa các năm.
Tỷ lệ tăng thu - chi dự toán NS =
DT năm n - DT năm (n-1)
* 100 DT năm (n-1)
Chỉ tiêu này cho biết: tốc độ tăng hoặc giảm dự toán thu-chi NSNN.
- Chấp hành ngân sách. * Thu ngân sách
+ Thu ngân sách trên địa bàn: Thu trong cân đối (thu nội địa: Thu từ xí nghiệp quốc doanh trung ương, thu từ xí nghiệp quốc doanh địa phương, thu từ xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thu từ khu vực công thương nghiệp và ngoài quốc doanh, thu lệ phí trước bạ, thu phí, lệ phí, thu chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thu từ ngân sách khác; thu xuất nhập khẩu).
+ Thu theo sắc thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập DN, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế môn bài, thuế nhà đất, thuế thu nhập cá nhân, thu phí và lệ phí, thu tiền sử dụng đất, thu khác.
+ Thu theo ngành kinh tế quốc dân: Công nghiệp - Xây dựng, Thương mại - Du lịch, Nông lâm nghiệp - Ngư nghiệp.
+ Số thu bổ sung ngân sách, kết dư ngân sách,... + Số thu quản lý qua ngân sách nhà nước;
* Chi ngân sách
+ Tổng số các khoản chi NSNN...;
+ Chi trong cân đối: Chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế, chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi sự nghiệp văn hóa - thông tin, chi sự nghiệp giáo dục, chi sự nghiệp y tế, chi sự nghiệp bảo trợ xã hội, chi quản lý hành chính, chi an ninh quốc phòng, chi bổ sung ngân sách xã, chi dự phòng, chi khác); Chi đầu tư phát triển.
+ Chi quản lý qua ngân sách. + Tạm ứng chi ngoài ngân sách.
+ Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới,... + Chi quản lý qua NSNN,...
- Kết toán, quyết toán, thanh tra ngân sách ngân sách
+ Kết quả quyết toán ngân sách các năm
+ Số đơn vị kiểm tra quá trình thực hiện ngân sách + Kết quả thanh tra thực hiện thu - chi ngân sách
Chương 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH BA TỈNH PHÚ THỌ
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Ba có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã hưởng đến quản lý ngân sách cấp xã
3.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý, địa hình: * Vị trí địa lý, địa hình:
Thanh Ba là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Phú Thọ. Phía Bắc giáp huyện Hạ Hòa phía Bắc - Đông bắc giáp huyện Đoan hùng; Phía đông giáp huyện Phù Ninh; Phía Tây - Tây Nam giáp huyện Cẩm Khê; Phía Nam giáp huyện Tam Nông và Phía Đông - Đông nam giáp Thị xã Phú Thọ. Trung tâm huyện Thị là Thị trấn Thanh Ba cách thành phố Việt trì khoảng 45km về phía Tây Bắc.
Địa hình huyện Thanh Ba có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống tây Nam theo hướng ra Sông Hồng, chủ yếu núi thấp và gò đồi. Xét theo các góc độ tính chất địa hình, Thanh Ba được chia thành 3 tiểu vùng chính: Vùng đồng bằng, vùng ven sông và vùng gò đồi sen kẽ ruộng dộc. Đặc điểm địa hình này cho phép Thanh Ba có thể xây dựng cơ cấu nông nghiệp đa dạng kể cả trồng trọt và chăn nuôi cũng như khả năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến. Tuy vậy với địa hình của một huyện miền núi, địa bàn bị chia cắt nhiều bởi núi và đồi, cũng gây bất lợi cho việc phát triển giao thông nhỏ, giao thông nông thôn, giao thông nội đồng và áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông lâm nghiệp. Địa bàn huyện chia thành 27 đơn vị hành chính bao gồm 26 xã và 01 Thị trấn.
* Về đất đai
Đất đai của huyện Thanh Ba chia làm 02 nhóm có nguồn gốc phát sinh khác nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất gò đồi. Nhóm đất đồng bằng chịu ảnh hưởng của quá trình tích tụ của các sản phẩm bị rửa
trôi, quá trình glay hóa. Những đá mẹ có thành phần khoáng vật và thành phần hóa học dễ bị phong hóa nên phong hóa nhanh và tầng đất dầy. nhóm đất đồi gò lại hình thành và phát triển trên nền đá mẹ biến chất glay lẫn pecmatich và phiến thạch mica chịu sự tác động của quá trình feralitic là chủ yếu.
Tổng quỹ đất (diện tích đất tự nhiên) là 19 503,41 ha được phân bổ như sau:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 10.019,18 ha chiếm 51,37 % tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 4.612,57 ha, chiếm 23,65% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất chuyên dùng 1.538,21ha chiếm 7,88% tổng diện tích đất tự nhiên. - Đất ở: 846,65 ha, chiếm 4,34% tổng diện tích đất tự nhiên.
- Đất chưa sử dụng: 2.124.51 ha (bao gồm cả đất sông suối và mặt nước) chiếm 10,89% tổng diện tích đất tự nhiên. Số liệu trên cho thấy đất nông - lâm nghiệp ở Thanh Ba chiếm tỷ trọng cao nhất, thể hiện thế mạnh về phát triển nông lâm nghiệp ở huyện[13].
* Khí hậu, thủy văn, sông ngòi
Thanh Ba nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 23,20 C. Thanh Ba nằm gần như trọn vẹn tiểu vùng khí hậu IV, do đó sự ảnh hưởng của yếu tố khí hậu trên địa bàn huyện Thanh Ba khá đồng nhất. Lượng mưa trung bình khoảng 1.835mm nhưng phân bổ không đều, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung vào các tháng 7, 8, 9. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa thường không đáng kể. Độ ẩm trung bình năm là 84% và sự chênh lệch giữa các tháng cũng không lớn lắm, tháng cao nhất (Tháng 3) là 89% và tháng thấp nhất (tháng 12) là 77%.
Sông Hồng nằm ở phía tây - Tây nam của huyện với tổng chiều dài khoảng 32 km, đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nước nông nghiệp cũng như phục vụ cho các hoạt động dân sinh của các xã nằm dọc theo bờ sông. Ngoài ra , các ao hồ, Đầm của Thanh Ba mặc dù phân bố không đều
nhưng cũng đóng vai trò quan trọng cho công tác tưới tiêu và là tiềm năng to lớn cho phát triển Thủy sản.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.1.2.1. Kinh tế
* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp quốc doanh tăng nhanh và đột biến là do đầu tư một số nhà máy sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Sông Thao, nhà máy xi măng Vĩnh Phú, nhà náy bia rượu Sài Gòn Đồng Xuân và một số nhà máy sản xuất chè; nghề thủ công của tập thể và tư nhân duy trì sản xuất tương đối ổn định. Đã củng cố và kiện toàn các HTX thủ công nghiệp theo Luật HTX, đến nay còn 35 HTX đi vào hoạt động ổn định; chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá và hoạt động công ích, đầu tư chiều sâu vào