Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Kinh tế

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp quốc doanh tăng nhanh và đột biến là do đầu tư một số nhà máy sản xuất xi măng như nhà máy xi măng Sông Thao, nhà máy xi măng Vĩnh Phú, nhà náy bia rượu Sài Gòn Đồng Xuân và một số nhà máy sản xuất chè; nghề thủ công của tập thể và tư nhân duy trì sản xuất tương đối ổn định. Đã củng cố và kiện toàn các HTX thủ công nghiệp theo Luật HTX, đến nay còn 35 HTX đi vào hoạt động ổn định; chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước theo hướng cổ phần hoá và hoạt động công ích, đầu tư chiều sâu vào sản xuất. Tiếp tục tìm kiếm thị trường và mở thêm ngành hàng mới.

Xác định tầm quan trọng của mình đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh, trong những năm qua, huyện Thanh Ba đã huy động tốt các nguồn lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Trong 2 năm 2014, 2015 huyện đã huy động được tổng nguồn vốn là trên 1.500 tỷ đồng (riêng năm 2015 đạt 824 tỷ đồng, tăng 21.9% so với năm 20114. Nguồn vốn này được phân bổ khá toàn diện trên các lĩnh vực như: đầu tư sản xuất, đầu tư cho khoa học công nghệ và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng được đặc biệt ưu tiên, chiếm tới gần 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn huyện. Hàng trăm công trình lớn nhỏ đã được triển khai thực hiện và đưa vào khai thác, sử dụng. Tiêu biểu trong số các dự án đầu tư xây dựng cơ bản phải kể đến các dự án như: Tuyến đường 314 nối với quốc lộ 2 tạo thuận lợi cho thương nhân trao đổi hàng hóa và các dự án xây dựng đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng… Qua đó đã trực tiếp làm thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại [13].

* Nông - lâm nghiệp

Tiếp tục khai thác lợi thế của nông nghiệp cận đô thị, tăng thêm đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng dịch vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất. Tiếp thu thành tựu khoa học - công nghệ, đẩy mạnh công tác khuyến nông đưa các giống lúa lai, ngô lai vào sản xuất.

* Thương mại - dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển khá, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân, cụ thể: dịch vụ bưu chính viễn thông tăng nhanh, dịch vụ vận tải đa dạng, phong phú và cơ động làm cho lưu thông nhộn nhịp; dịch vụ điện lực đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Các dịch vụ hàng hoá của tư nhân cơ bản ổn định, lượng hàng hoá bán buôn tăng, các dịch vụ tín dụng đa dạng và phong phú.

3.1.2.2.Văn hóa - xã hội

Dân số huyện Thanh Ba liên tục tăng năm 2015 là 82.208 người tăng 1,45% so với năm 2014. Năm 2014 dân số nông nghiệp là 17.764 người (chiếm 21,58% trong tổng số nhân khẩu); năm 2015 giảm còn 13.563 người và chiếm 16.48% tổng số nhân khẩu. Lao động nông nghiệp giảm, ngược lại lao động CN, TTCN tăng nhanh, năm 2014 là 32.557 lao động (chiếm 39,55% tổng số lao động), đến năm 2015 là 41.643 lao động (chiếm 49,81% tổng số lao động)[13].

Về y tế, đến nay huyện Thanh Ba có 1 bệnh viện đa khoa, 1 trung tâm y tế dự phòng và 27/27 xã, thị trấn có trạm y tế với đội ngũ y bác sỹ đã được đào tạo chuyên môn tốt phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Về giáo dục và đào tạo: Phát triển khá toàn diện, hiện nay toàn huyện có 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên, 02 trường phổ thông trung học, 27 trường tiểu học, 27 trường trung học cơ sở, 32 trường mầm non.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý ngân sách cấp xã trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)