Sơ l−ợc lịch sử trong nghiên cứu bệnh học UTV

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bảo tồn ung thư vú nữ giai đoạn i-ii từ năm 2003-2006 tại bệnh viện k (Trang 30 - 33)

Bệnh UTV đã đ−ợc biết khá lâu, những hiểu biết về mặt lý luận, quan niệm đi liền với thành quả điều trị cũng nh− đóng góp nhiều ngành khoa học. Có thể chia lịch sử nghiên cứu trên thế giới ra các thời kỳ [8, 19, 24, 32, 47].

Ng−ời Ai Cập cổ đại ghi nhận 45 tr−ờng hợp, đến hypocrate (460- 370 TCN) lần đầu tiên mô tả về dấu hiệu của bệnh này. Ông cho rằng không nên điều trị khối u nằm sâu vì dù có điều trị thì cũng chỉ đẩy nhanh tới cái chết.

Thế kỷ I sau công nguyên, Leonides ng−ời Hy lạp lần đầu tiên mô tả cắt bỏ vú. Trải qua một thời gian dài đến thế kỷ XI, Albucassis (Tây Ban Nha) viết quyển chuyên luận “ Tập hợp các công trình- Collection” và cho rằng chỉ nên cắt bỏ khối u khi còn nhỏ, nằm trong vú nh−ng không thể chữa khỏi đ−ợc.

Ambrose (1510-1590) ghi nhận rằng UTV gây “s−ng vùng nách”, Michael Servetis (1509-1533), ng−ời Pháp cho rằng nên cắt cả phần d−ới vú vì nhiều khả năng ảnh h−ởng đến bệnh.

Jean Louis Petit (1674-1750) cho rằng nên cắt bỏ vú, cơ ngực và hạch nách. Năm 1869, Richard Sweeting (Anh) đề cập tới cắt một phần cơ ngực lớn và cắt rộng da trong phẫu thuật ung th− vú.

William Stewart Halsted (1852-1922), một nhà ngoại khoa ng−ời Mỹ, đ−a ra ph−ơng pháp phẫu thuật điều trị UTV bao gồm cắt tuyến vú với vạt da rộng cùng với cơ ngực lớn và vét hạch nách.

Năm 1913, Salmon so sánh X- quang với Giải phẫu bệnh.

Năm 1937, Gerhon Cohen thông báo chụp vú chẩn đoán sớm UTV. Từ hiểu biết về lịch sử tự nhiên của bệnh và biện pháp sàng lọc, các nhà ung th− học thấy rằng đây là bệnh có thể sàng lọc phát hiện sớm, có thể nói đây là b−ớc tiến lớn trong quản lý UTV.

+ Trong lĩnh vực chẩn đoán: 1962 Martin và Ellis (Mỹ) công bố vai trò chẩn đoán tế bào học với u vú. Mô hình chẩn đoán ung th− vú, dần dần hoàn

thiện nhờ ứng dụng các biện pháp mới nh− siêu âm, chụp cắt lớp... Năm 1968, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống nhất phân loại mô bệnh học

+ Trong điều trị, Haldsted (1891) Fisher (1928), Keynes (1938) cắt bỏ tuyến vú đơn thuần phối hợp xạ trị cũng mang kết quả cao. D.H.Patey (1889- 1977) và Dyson nhận thấy trong tr−ờng hợp u ch−a xâm lấn tới cơ ngực lớn, việc cắt bỏ cơ này là không cần thiết và gây nên sự tàn phá nặng nề cho ng−ời bệnh. Ông đã đề xuất ph−ơng pháp cắt tuyến vú triệt căn kết hợp với nạo vét hạch nách nh−ng bảo tồn cơ ngực lớn.

Từ năm 1963- 1968 Viện Gustave Roussy áp dụng ph−ơng pháp phẫu thuật Patey (Modified radical mastectomy) bao gồm cắt bỏ tuyến vú và vét hạch nách cùng bên thành một khối bảo tồn cơ ngực lớn.

Zafrani (1989), Boyage (1990), Baillet (1994) tiến hành phẫu thuật bảo tồn tuyến vú: cắt bỏ rộng khối u hoặc cắt 1/4 tuyến vú với u nhỏ hơn hoặc bằng 3 cm phối hợp xạ trị, nội tiết mang lại kết quả cao. Trong những năm gần đây, việc tái tạo lại tuyến vú sau điều trị đ−ợc chú trọng [14].

+ Xạ trị: F. Kenney và Fisher đề xuất xạ trị trong UTV. Ngày nay, xạ trị là một ph−ơng pháp điều trị tại chỗ, tại vùng đối với UTV. Xạ trị đ−ợc sử dụng cho tất cả các bệnh nhân đ−ợc điều trị phẫu thuật bảo tồn và cũng khuyên dùng sau khi phẫu thuật cắt tuyến vú cải biên cho những tr−ờng hợp khối u lớn, bao gồm cả hạch nách hoặc vị trí khối u gần rìa sau phẫu thuật. Xạ trị đặc biệt quan trọng để chống nguy cơ tái phát tại chỗ. Một số tác giả khuyên xạ trị hậu phẫu trong một số các tr−ờng hợp: còn tế bào ung th− ở bờ cắt sau mổ, có nhiều hạch nách bị di căn, u nguyên phát lớn hơn 3 cm, hoặc có dấu hiệu khác chứng tỏ ung th− đã tiến triển tại chỗ nh−: xâm lấn da, xâm lấn cơ ngực lớn [27].

+ Hoá trị: là dùng thuốc chống tế bào ung th− đ−ợc đ−a vào cơ thể, áp dụng lần đầu tiên ở thập kỷ 50 đem lại kết quả cao. B.Saradour và M.Thomas (1971) áp dụng điều trị bổ trợ. Mặc dù khối u đ−ợc lấy bỏ bằng phẫu thuật, nh−ng luôn luôn có nguy cơ tái phát vì có thể có nhiều ổ tế bào ung th− nhỏ vi thể, có thể lan toả tới các vị trí khác trong cơ thể. Để làm giảm nguy cơ tái phát, di căn nhiều bệnh nhân UTV phải hóa trị. UTV giai đoạn muộn cần hóa trị vì tế bào ung th− đã xâm lấn lan rộng, lan tràn. Dùng đa hóa trị liệu là sự lựa chọn đầu tiên cho các tr−ờng hợp UTV giai đoạn muộn có thụ thể nội tiết âm tính và ung th− đã lan tràn tới nhiều cơ quan. Tuy nhiên, một số tr−ờng hợp UTV giai đoạn sớm cũng cần hóa trị. Một số tr−ờng hợp hóa trị tr−ớc phẫu thuật gọi là

hóa trị tân bổ trợ khi tế bào ung th− đã lan ra ngoài vú. Mục đích của hóa trị tân bổ trợ là giúp cho phẫu thuật làm triệt để hơn.

Ngày nay, có nhiều phác đồ điều trị hóa chất đ−ợc sử dụng. Tuy nhiên, phác đồ phổ biến hiện nay vẫn là phác đồ CMF, CAF hay phối hợp 4 đợt hóa chất AC (Doxorubicin, Cyclophosphamid) và 4 đợt Taxanes (Taxol, Taxotere, Paclitaxel...). Tại Bệnh viện K Hà Nội các phác đồ hóa chất th−ờng dùng trong UTV là CMF, CAF, AC, FAC và b−ớc đầu dùng nhóm Taxanes ở bệnh nhân UTV giai đoạn muộn hoặc tái phát.

+ Nội tiết: từ năm 1920, cắt buồng trứng điều trị UTV ở phụ nữ còn trẻ, P.Ulrich (1939) cho thấy việc điều trị Testosterone có lợi ích. Mc Guire (1973) tìm ra thụ thể nội tiết PR. Ngày nay, điều trị nội tiết đ−ợc lựa chọn là liệu pháp điều trị toàn thân ban đầu cho bệnh nhân nữ mãn kinh có thụ thể nội tiết ER, PR d−ơng tính ở tổ chức u. Đối với bệnh nhân tiền mãn kinh, cắt buồng trứng hai bên cũng là một sự lựa chọn, trong tr−ờng hợp bệnh nhân từ chối có thể chọn ph−ơng pháp điều trị nội tiết bằng thuốc.

Các dẫn chất Leuprolide có tác dụng t−ơng đ−ơng với cắt buồng trứng, có thể phối hợp ph−ơng pháp điều trị này với Tamoxifen. Nếu điều trị bằng Tamoxifen thất bại có thể chuyển sang điều trị nội tiết bậc hai gồm có tác nhân chặn Aromatase (Anastrozole hoặc letrozol).

Hiện nay tại Bệnh viện K Hà Nội, các bệnh nhân UTV đều đ−ợc làm xét nghiệm thụ thể nội tiết, làm cơ sở cho việc điều trị nội tiết.

+ Trong lĩnh vực sinh học, gần đây đã xác định một số gen ung th− nh− BRCA1, BRCA2, P53, .. hy vọng trong t−ơng lai liệu pháp gen trở thành một biện pháp điều trị rộng rãi.

Trong n−ớc, hiện nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về ung th− vú, các công trình này đề cập ở khía cạnh dịch tễ, chẩn đoán, điều trị, phát hiện sớm trong cộng đồng, phân loại giải phẫu bệnh. Tuy nhiên, các công trình đi sâu phân tích đặc điểm bệnh lý trên ng−ời Việt Nam còn thiếu. Do vậy, cung cấp thông tin cơ bản của bệnh lý này vẫn còn là điều cần thiết trong thực hành cũng nh− nghiên cứu.

Quan niệm về UTV thay đổi theo thời gian (Kuhn, 1977) [5, 39]. 1891 : Quan niệm UTV là một bệnh tại chỗ-vùng.

1891 : Phẫu thuật Halsted - cắt tuyến vú triệt căn. 1948 : Phẫu thuật Patey - cắt tuyến vú cải biên. 1960 : Cắt phân thuỳ vú+ tia xạ + vét hạch nách. 1970 : Phẫu thuật tại chỗ - vùng + điều trị toàn thân. 1975 : Coi UTV là một bệnh hệ thống.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả điều trị bảo tồn ung thư vú nữ giai đoạn i-ii từ năm 2003-2006 tại bệnh viện k (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)