Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 43)

5. Bố cục của luận văn:

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Huyện Hải Hà là huyện miền núi biên giới giáp biển về phía Đông Bắc của Tỉnh Quảng Ninh, huyện có tọa độ địa lý từ 21012’46’’ đến 21038’27’’ vĩ độ Bắc và từ 107030’54’’ đến 107051’49’’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp Trung Quốc, với đường biên giới dài 17,2 km. Phía Đông giáp thành phố Móng Cái. Phía Nam giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 35 km, nằm trong vành đai Vịnh Bắc Bộ. Phía Tây giáp huyện Đầm Hà và huyện Bình Liêu.

Huyện có mạng lưới giao thông khá thuận lợi: Nằm trên Quốc lộ 18 nối cửa khẩu Móng Cái với thành phố Hạ Long (cách thành phố Hạ Long 150 km, cách cửa khẩu Quốc tế Móng cái 40 km), có 35 km bờ biển và nhiều cửa sông, có cửa khẩu Bắc Phong Sinh với Trung Quốc. Như vậy, huyện Hải Hà có vị trí địa lý rất thuận lợi trong mối quan hệ giao lưu kinh tế về dịch vụ, du lịch với Trung Quốc, đặc biệt với các vùng lãnh thổ, các đặc khu kinh tế như: Hồng Kông, Thẩm Quyến, Ma Cao và các khu kinh tế khác như Tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc. Ngoài ra, huyện Hải Hà có một vị trí then chốt về quốc phòng - an ninh, không chỉ cho Tỉnh Quảng Ninh mà còn có ý nghĩa đối với toàn vùng Đông Bắc nước ta.

3.1.1.2.Khí hậu thời tiết

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý và cấu trúc địa hình nên đặc trưng của khí hậu huyện là khí hậu nhiệt đới duyên hải, trong năm thường chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông khô lạnh, có gió đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ

trung bình năm 22,4 - 23,30C, nhiệt độ trung bình cao nhất từ 30 - 340C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông xuống đến 5 - 150C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm tương đối lớn từ 10 - 120C.

Lượng mưa năm khá cao nhưng không đều, mưa trung bình 3.120 mm/năm; năm có lượng mưa lớn nhất đạt 3.830 mm, năm có lượng mưa nhỏ nhất 2.015 mm. Mùa mưa nhiều: Kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung chiếm 93% tổng lượng mưa năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 6 (810mm). Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 7% lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 10 (1,9 mm).

Huyện có 2 hướng gió chính là gió Đông - Bắc và Đông - Nam: Gió mùa Đông Bắc: Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành là gió Bắc và gió Đông Bắc, tốc độ gió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3-5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6. Đặc biệt gió mùa Đông Bắc tràn về thường lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến mùa màng, gia súc và sức khỏe con người. Gió Đông Nam: Thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 9 là gió Nam và Đông Nam, gió thổi từ biển vào mang theo hơi nước tạo nên không khí mát mẻ, tốc độ gió trung bình từ 2 - 4m/s. Bão: Hải Hà là huyện ven biển nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão đổ bộ từ biển vào. Bão thường xuất hiện vào tháng 6 đến tháng 10, tốc độ gió từ 20 - 40m/s, bão thường kèm theo mưa nhiều gây thiệt hại lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân. Sương muối: Về mùa đông ở những vùng núi cao khi nhiệt độ xuống quá thấp sẽ xuất hiện sương muối gây thiệt hại trực tiếp đến hoa màu và một số loại cây trồng. Sương muối thường xuất hiện vào tháng 11, tháng 2 và kéo dài mỗi đợt 1 - 3 ngày.

Nhìn chung, điều kiện khí hậu Hải Hà cho phép phát triển nhiều loại cây trồng và tương đối đa dạng. Tuy nhiên do địa hình bị chia cắt mạnh nên mùa mưa thường có lũ đột ngột gây ảnh hưởng đến sản xuất và đi lại của nhân dân.

3.1.1.3.Đi ̣a hình, đi ̣a chất

Hải Hà là huyện có địa hình miền núi, trung du ven biển, nằm trong hệ thống cánh cung Đông Triều - Móng Cái. Phía Tây Bắc Hải Hà là vùng đồi núi thấp, phía nam là vùng phù sa ven biển tiếp giáp với dãy núi đá vôi chắn sóng gió cho vùng đất liền. Địa hình được chia thành 2 dạng địa hình chính:

Vùng đồi núi cao phía Tây Bắc: Độ cao từ 200-1.500 m so với mặt nước biển gồm các dãy núi cao, dạng bán bình nguyên. Địa hình chia cắt nhiều tạo thành các thung lũng hẹp, chân đồi là những ruộng bậc thang. Cấu tạo địa chất của vùng chủ yếu là đá sa phiến thạch, khi phong hoá chia ra đất đỏ vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới trung bình. Dưới tầng đất mịn thường gặp lớp đá mẹ phong hoá mềm (vụn bở). Tuỳ theo địa hình mà tầng đất hình thành dày hay mỏng tập trung chính ở các xã Quảng Sơn, Quảng Đức, Quảng Thành.

Vùng trung du ven biển: Vừa có địa hình đồi núi thấp, vừa có đồng bằng xen kẽ, tập trung ở các xã ven biển như: Quảng Thắng, Quảng Minh, Quảng Trung, Quảng Điền và Quảng Phong. Địa hình vùng này thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, trồng lúa và nuôi trồng thủy sản.

Vùng đảo: Huyện Hải Hà có một xã đảo Cái Chiên với diện tích 2.549,95 ha, địa hình phức tạp, giao thông gặp nhiều khó khăn, việc giao lưu với bên ngoài chủ yếu là đường thủy. Theo khảo sát thực địa xã đảo Cái Chiên có một vị trí chiến lược về phòng thủ bờ biển, đánh bắt nuôi trồng thủy sản.

3.1.1.4.Thủy văn, thủy triều

Hệ thống sông, suối: Hải Hà có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hà Cối và sông Tài Chi. Sông Hà Cối bắt nguồn từ vùng núi cao trên 500m, có chiều dài 28km, diện tích lưu vực khoảng 118,4km2, lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 1.190m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 2,69m3/s. Sông Tài Chi: Bắt nguồn từ vùng núi phía Bắc, có chiều dài 24,4km, diện tích lưu vực sông 82,4km2, lưu lượng dòng chảy lớn nhất là 1.490m3/s, lưu lượng nhỏ nhất là 2,72m3/s.

Hệ thống hồ: Hải Hà có 3 hồ chứa nước ngọt bao gồm: Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn xã Quảng Sơn, có diện tích 110ha, với dung tích thường xuyên đạt 15 triệu m3 nước. Hồ Khe Dầu thuộc xã đảo Cái Chiên, có diện tích 18ha, đây là hồ chứa nước ngọt lớn trên đảo, những năm tới có thể nâng cao trình đập để tích nước ngọt được nhiều hơn. Hồ Khe Đình - Cái chiên có diện tích 5ha, độ sâu trung bình 4 - 6m, có hệ thống mương bê tông dẫn nước. Những năm tới có thể cải tạo khơi sâu và đắp đập để nâng cao trình tưới, tích nước được nhiều hơn.

Hệ thống sông, suối, hồ đập góp phần vào việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đồng thời tiêu thoát nước vào mùa mưa.

Thuỷ chế các sông suối trong vùng khá phức tạp, mà sự tương phản chính là sự phân phối dòng chảy không đều trong năm. Mùa mưa lượng nước dồn nhanh về sông chính, tạo nên dòng chảy lớn và xiết gây lũ ngập các ngầm trên tuyến đường chính làm ách tắc giao thông. Về mùa khô, dòng chảy cạn kiệt, mực nước dòng sông rất thấp.

Tiềm năng về nguồn nước trên địa bàn huyện khá dồi dào, nhưng do các công trình thuỷ lợi và hệ thống mương dẫn chưa được hoàn chỉnh nên tưới tiêu chưa chủ động. Do vậy để phát triển sản xuất nông nghiệp cần thiết đầu tư các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý, sinh thái của từng loại cây trồng, đồng nghĩa với việc khai thác và quản lý tốt nguồn tài nguyên nước.

Thuỷ triều vùng biển Hải Hà theo chế độ nhật triều (1 ngày, 1 đêm có lần nước triều lên xuống), biên độ triều lớn, thuỷ triều mạnh trong năm vào các tháng 1,2,6,7,8,10. Sóng biển tương ứng với chế độ gió: Sóng mùa hè thường hướng Đông và Nam; mùa đông thường có hướng Bắc và Đông Bắc. Độ cao trung bình của sóng là 0,5m; bước sóng trung bình thường 30 - 40 m. Nồng độ muối thay đổi theo mùa, mùa mưa từ 15-18%, mùa khô từ 22-25%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 43)