Biê ̣n pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 108)

5. Bố cục của luận văn:

4.2.4. Biê ̣n pháp khác

- Tiếp tục duy trì và phát huy có hiệu quả của Ban chỉ đạo điều hành thu chi ngân sách huyện.

- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ; Nâng cao chất lượng quản lý, kê khai nộp thuế; Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng

chế thuế. Tăng cường rà soát, khai thác tăng thu các khoản còn tồn đọng, quản lý, khai thác tốt phí, lệ phí đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất…; thực hiện tốt các quy chế phối hợp với các ngành liên quan và UBND các xã thị trấn.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch các điểm khu dân cư để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở các xã, tăng nguồn thu cho ngân sách.

- Tiếp tục thực hiện triệt để tiết kiệm chi tiêu công từ khâu phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán. Thực hiện nghiêm túc quy chế thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

- Tiếp tục thực hiện tốt các chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011, số 19/CT-TTg ngày 18/6/2012, số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo về việc dừng khởi công mới các dự án khi chưa cân đối đủ vốn để trả nợ các dự án hoàn thành, chuyển tiếp. Tăng cường kiểm tra, rà soát công tác quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành

- Thực hiện tốt công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn. Khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn được giao để cân đối nhu cầu chi thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền địa phương. Trường hợp thu không đạt dự toán được giao, đơn vị phải sắp xếp điều chỉnh lại nhiệm vụ chi, giảm những khoản chi chưa thực sự cần thiết. Các ngành: Tài chính, Thuế, Kho bạc cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát thu - chi ngân sách các đơn vị thụ hưởng ngân sách thực hiện Luật ngân sách có hiệu quả.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 43; Nghị định 130/NĐ-CP của Chính phủ. Sửa đổi, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ theo đúng chế độ, chính sách hiện hành, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt cải cách hành chính và chế độ công khai minh bạch trong quản lý mua sắm tài sản công, trong chi tiêu sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản thu nhập và công khai minh bạch trong các lĩnh vực nhà nước quy định...

KẾT LUẬN

Công tác quản lý NSNN huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục đã được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở hết sức chú trọng coi đây là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt của nhiệm vụ quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng quê hương giầu mạnh. Làm tốt công tác quản lý NSNN sẽ góp phần thực hiện thành công các mục tiêu cụ thể của Đại hội đảng bộ của huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh đã đề ra.

Kết quả nghiên cứu công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninhgiúp hiểu rõ hơn, phong phú hơn về lý luận, đường lối lãnh đạo, phương hướng hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đề tài phản ánh thực trạng công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh, qua đó đánh giá đúng đắn kết quả đạt được, những khuyết điểm tồn tại. Trên cơ sở đó, chỉ ra phương hướng và những giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý NSNN trong giai đoạn hiện nay.

Đề tài còn gợi mở đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung như về cơ chế chính sách tài chính, quản lý thu, chi, phân cấp NSNN, về chế độ hạch toán kế toán, về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hiện đại hóa ngành tài chính ở địa phương.

Qua đó ta thấy công tác quản lý NSNN có ý nghĩa quan trọng với tính chất là một công cụ không thể thiếu được trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, làm tốt công tác quản lý NSNN là góp phần thực hiện tốt Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng. Mặt khác, trên địa bàn huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung số thu, chi ngân sách là rất lớn, các khoản chi nhiều nên cần quản lý để thực hiện chi đúng mục đích, chi tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát,

tham nhũng. Quản lý NSNN chặt chẽ, đúng chế độ và sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giữ vững an toàn trật tự, an ninh chính trị, an toàn xã hội góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh khóa XVI, Báo cáo số 236/BC-TU ngày 08/10/2010 trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011- 2015), Quảng Ninh.

2. Nguyễn Thế Chinh (2003), Giáo trình kinh tế và quản lý môi trường,

Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

3. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học Quản lý ( tập I và tập II ), Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2007), Giáo trình chính sách kinh tế - xã hội, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Hà Việt Hoàng (2007), Thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên, Đề tài

luận văn thạc sỹ kinh tế tại Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.

6. Kiểm toán nhà nước khu vực 7, Thanh tra bộ Tài chính, sở Tài chính,

Biên bản kết luận năm 2009 đến 2013.

7. Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn.

8. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện Hải Hà, Báo cáo đánh giá tình

hình thực hiện dự toán và xây dựng dự toán ngân sách các năm 2009 - 2013, Phú Thọ.

9. Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương (2007), Giáo trình Kinh tế đầu

tư, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

10. Vũ Thị Nhài (2008), Quản lý tài chính công ở Việt Nam, NXB Tài chính, Hà Nội.

11. Lê Thị Thu Thủy (2010), "Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Khoa

học ĐHQGHN, chuyên san Luật học số 26, Hà nội.

12. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2005), Giáo trình quản lý nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Lao động - Xã Hội, Hà Nội.

13. UBND huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo kinh tế - xã hội (2014-2016)

14. UBND huyện Hải Hà, Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà giai đoạn 2000-2015

15. UBND huyện Hải Hà, Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Hải Hà đến năm 2020.

16. UBND huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo kinh tế - xã hội (2014- 2016)

17. UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Hải Hà, Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Hải Hà, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Chi cục Thống kê huyện Hải Hà, Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh, Chi cục thuế huyện Hải Hà, Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu chi NSNN năm 2013 đến 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 103 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)