Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 89)

5. Bố cục của luận văn:

3.3.2. Các yếu tố khách quan

Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội: NSNN là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế xã hội, do vậy nó luôn chịu sự tác động của các yếu tố đó, cũng như các chính sách kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý tương ứng, cụ thể:

3.3.2.1.Điều kiện tự nhiên

Từ những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hải Hà đã nêu trên cho thấy: Hải Hà là một huyện có tình hình khí hậu thủy văn thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông, lâm thủy sản; tài nguyên khoáng sản phong phú; tiềm năng du lịch cao nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn khá lớn, địa phương không phải trông chờ vào nguồn trợ cấp cân đối ngân sách

cấp trên. Chính vì vậy, cần phải tăng cường đẩy mạnh các giải pháp để khai thác nguồn thu cho ngân sách theo quy định, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển, đời sống nhân dân trong huyện được nâng cao, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.

3.3.2.2.Đặc điểm kinh tế

Việc quản lý thu, chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân trên địa bàn. Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Do đó, ở nước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân tố này, trong quá trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN.

Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi chúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Tại huyện Hải Hà, tốc độ phát triển và tăng trưởng kinh tế ngày một bền vững, trong 3 năm đạt mức 11,35%, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.000 USD năm 2014 lên 1.500 USD năm 2016; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

3.3.2.3.Về xã hội

Nhìn chung tình hình xã hội của huyện Hải Hàkhá ổn định, măc duc huyện có vùng giáp biên. Công tác giáo dục, đào tạo được quan tâm và đầu tư. Duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục đúng độ tuổi bậc tiểu học, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, công tác y tế được đảm bảo với 100% số xã có trạm y tế và cơ sở vật chất y tế được đảm bảo.

3.3.2.4. Chính sách và thể chế kinh tế

Do là một huyện đặc biệt có vị trí chiến lược của Tỉnh, nhưng đời sống người nông dân lại vô cùng khó khăn. Vì vậy, Nhà nước và Tỉnh đã có những chính sách khuyến khích hỗ trợ cho người nông dân.

Theo đó, căn cứ Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Thông tư số 120/2011/TT-BTC ngày 16/08/2011 của Bộ Tài chính Hướng dẫn Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; thì người dân tại các xã huyện Hải Hà không phải nộp thuế nông nghiệp.

Quản lý thu, chi ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách. Quá trình quản lý thu, chi ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thể chế tài chính quy định phạm vi, đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công, phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình, nội dung lập, chấp hành

và quyết toán ngân sách. Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách, sử dụng quỹ ngân sách. Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế độ, định mức chi tiêu. Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngân sách trước hết phải nói đến thể chế tài chính. Vì nó chính là những văn bản của Nhà nước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách. Thực tế cho thấy nhân tố về thể chế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên một lãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chính đúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả

3.3.2.5.Nhận thức của người dân với các nghĩa vụ nộp NSNN

Trình độ nhận thức của xã hội của người dân huyện Hải Hà về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế củacác đối tượng nộp thuế còn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vừa thất thu vừa không công bằng trong xã hội.

3.4. Đánh giá hoa ̣t đô ̣ng quản lý NSNN ta ̣i huyê ̣n Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1.Những mặt đạt được

Mặc dù kinh tế - xã hội trong năm còn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết; thị trường bất động sản trầm lắng song được sự quan tâm chỉ đạo lãnh đạo của Thường trực Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND huyện đã lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công tác quản lý thu, chi ngân sách tích cực, chủ động và hiệu quả nên nhiệm vụ thu chi ngân sách đạt được thành tích:

*Về công tác lập kế hoạch và phân bổ kế hoạch NSNN

Công tác lập, phân bổ và giao dự toán đã đảm bảo tính công khai, minh bạch, cơ bản đảm bảo thời gian theo quy định, từng bước nâng cao chất lượng lập dự toán đồng thời thực hiện việc giao quyền tự chủ về biên chế và tài chính đối với các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn huyện. Hàng năm, UBND huyện đã chỉ đạo tốt các cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội để xây dựng dự toán thu ngân sách đảm bảo đúng luật, không bỏ sót nguồn thu. Xây dựng dự toán thu chú ý tới các nguồn thu, lĩnh vực thu đã hết thời gian ưu đãi thuế ở các dự án, doanh nghiệp, đơn vị kinh tế trên địa bàn. Từng bước nâng dần ý thức thực hiện luật NSNN.

Về công tác chấp hành NSNN

- Công tác quản lý thu NSNN:

Huyện Hải Hà đã làm tốt công tác thu NSNN, các khoản thu đều tăng qua các năm, luôn hoàn thành tốt dự toán được giao. Cơ quan thu trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tiến hành đôn đốc, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách phải nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp vào NSNN. Toàn bộ các khoản thu ngân sách phải được nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước. Cơ quan thu có quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Kết quả thu NSNN tăng vững chắc qua các năm, đặc biệt là nguồn thu nội địa; điều đó khẳng định huyện đã làm tốt công tác thu các khoản thuế, phí, lệ phí vào NSNN, đồng thời chỉ đạo làm tốt công tác quản lý, nuôi dưỡng nguồn thu để tăng nguồn thu cho ngân sách trong tương lai.

Thu nội địa (cân đối) đạt ở mức cao nhất từ trước tới nay. Nguyên nhân đạt được do công tác chỉ đạo điều hành ngân sách được thực hiện chủ động linh hoạt hiệu quả, ngay từ đầu năm 2015 luôn duy trì và hoạt động có hiệu quả của Ban chỉ đạo tăng cường thu ngân sách của huyện. UBND huyện đã

tập trung chỉ đạo các ngành liên quan, các xã, thị trấn phối hợp triển khai các biện pháp, giải pháp chống thất thu, khai thác tốt các nguồn thu trên địa bàn huyện tập trung vào một số nguồn thu có khả năng thu ngay từ đầu năm như: thu thuế môn bài hộ kinh doanh cá thể, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng từ hoạt động sản xuất kinh doanh và xây dựng cơ bản thuộc diện chịu thuế, thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới được thực hiện thu kịp thời; đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu tại cửa khẩu Bắc Phong Sinh để tăng nguồn thu phí hạ tầng cửa khẩu để chi đầu tư phát triển trên địa bàn huyện.

- Công tác quản lý chi ngân sách: Cùng với việc tăng thu NSNN, trong những năm qua tổng chi ngân sách huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh cũng tăng lên một cách nhanh chóng góp phần đảm bảo kinh phí hoạt động cho bộ máy quản lý Nhà nước các cấp, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng kết cấu hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân.

Chi NSNN tập trung phục vụ cho phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng đảm bảo thúc đẩy phát triển kinh - tế xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và đảm bảo an toàn xã hội của địa phương.

+ Quản lý vốn đầu tư XDCB và bố trí nguồn vốn có tính chất đầu tư ngày càng được tăng cường, làm tốt từ công tác chuẩn bị kế hoạch đầu tư, quyết định đầu tư đến thực hiện và thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đảm bảo đúng các trình tư quy định của Luật NSNN và Luật Xây dựng, đảm bảo đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả hạn chế việc nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

+ Quản lý chi thường xuyên: Các đơn vị quản lý cũng như sử dụng ngân sách đã thực hiện tốt việc sử dụng ngân sách đảm bảo tiết kiệm có hiệu quả, công tác thu, chi ngân sách đã được kiểm soát tốt qua kho bạc Nhà nước. Chi ngân sách đã từng bước tiết kiệm song vẫn đảm bảo được các nhiệm vụ

chính trị được giao, UBND huyện đã chỉ đạo thực hiện khoán chi hành chính đến các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trong huyện, nhằm tiết kiệm chi tiêu hành chính, tránh lãng phí NSNN đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Công tác quản lý chi tiêu chặt chẽ, tiết kiệm tập trung nguồn lực cho chi đầu tư phát triển, quan tâm bổ sung nguồn lực vốn huy động cho vay giải quyết việc làm.

Các chế độ chính sách an sinh xã hội được đảm bảo. Thực hiện nghiêm các quy định của Luật ngân sách và cơ chế điều hành của tỉnh, chủ động trong sử dụng dự phòng ngân sách và thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên từ đầu năm để thực hiện cải cách tiền lương theo đúng quy định với số tiền: 3.126 triệu đồng, ngoài ra huyện đã chủ động tiết kiệm thêm 5 % dự toán chi thường xuyên với số tiền: 1.005 triệu đồng; tập trung ưu tiên kinh phí chi đầu tư phát triển. Chi thường xuyên đã phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị. Các đơn vị dự toán đã chủ động được nguồn kinh phí của đơn vị mình để điều hành chi tiêu theo dự toán được duyệt.

* Về công tác quyết toán, thẩm định quyết toán NSNN

UBND huyện Hải Hà đã làm tốt công tác quyết toán, thẩm định quyết toán NSNN; đảm bảo tính chính xác, đúng thời gian quy định. Công tác xét duyệt, thẩm định quyết toán ngân sách được cơ quan tài chính tập trung nhân lực thực hiện nhiệm vụ. Các đơn vị sử dụng ngân sách cũng như quản lý ngân sách đã làm tốt công tác quyết toán ngân sách, qua quá trình quyết toán đã xử lý kịp thời những tồn tại trong quá trình chấp hành ngân sách.

* Về công tác thanh tra, kiểm tra

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đã phối hợp với các cơ quan hữu quan như Thuế, Kho Bạc Nhà Nước, Thanh tra nhà nước, v.v... tiến hành kiểm tra định kỳ đối với các đơn vị cấp dự toán cấp xã, thị trấn. Qua thanh,

sách của các đơn vị, giúp đơn vị nhận rõ ưu điểm phát huy và khuyết điểm tồn tại sửa chữa kịp thời. Việc kiểm soát thu chi qua Kho bạc Nhà nước đã thực hiện nghiêm túc và đang đi vào nề nếp kiên quyết thực hiện các khoản chi, thu đều thông qua kiểm soát của Kho bạc Nhà nước.

3.4.2.Một số khó khăn, hạn chế

Trong những năm qua mặc dù công tác quản lý và điều hành ngân sách huyện Hải Hà đã đạt được nhiều kết quả khả quan, song vẫn còn có những hạn chế, thiếu sót, tồn tại nhất định từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán, kiểm toán NSNN.

* Công tác lập dự toán

Về công tác xây dựng và giao kế hoạch ngân sách cho các đơn vị còn chưa thật sát với tình hình thực tế, chưa căn cứ vào các nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị và còn thụ động, dựa vào kế hoạch phân bổ của cấp trên.

Kế hoạch giao thu nhiều chỉ tiêu chưa sát với điều kiện thực tế địa phương, việc giao thu nhiều khi theo tiền lệ, cảm tính không sát với thực tế dẫn đến giữa kế hoạch giao và thực hiện nhiều sắc thuế còn chênh lệch lớn.

Một số khoản thu khác để lại chi quản lý qua ngân sách rất lớn nhưng không có kế hoạch giao thu do đó không giao kế hoạch chi dẫn đến rất khó quản lý kiểm soát.

* Công tác chấp hành dự toán

Sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý ngân sách còn nhiều hạn chế như: Chế độ thông tin báo cáo chưa được thường xuyên theo quy định, đặc biệt là hệ thống báo cáo điện tử giữa ba ngành tài chính, thuế, kho bạc Nhà nước chưa thống nhất, đồng bộ, chưa có sự kết nối giữa các ngành dẫn đến rất khó khăn trong việc theo dõi, tổng hợp báo cáo phục vụ cho quản lý và điều hành. Việc quản lý khai thác nguồn thu còn bị bỏ sót, bộ máy ngành thuế còn cồng kềnh kém hiệu quả.

Tổng thể chi NSNN, chi sự nghiệp văn hóa xã hội, chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể hàng năm đều vượt so với kế hoạch giao.

Chi quản lý hành chính, Đảng, Đoàn thể còn tăng cao so với dự toán, đặc biệt là một số khoản chi còn chưa đúng quy định.

Nguồn kinh phí sự nghiệp sử dụng không hết được dùng để chi thường xuyên không đúng quy định.

- Các hộ kinh doanh trên địa bàn huyện với quy mô buôn bán nhỏ, số hộ kinh doanh ít tập trung chủ yếu ở khu vực thị trấn; đặc biệt số hộ kinh doanh tại 2 chợ Trung tâm Hải Hà còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc tạo lập quỹ đất để bán đấu giá trên địa bàn huyện khả năng sinh lời từ đất thấp, sức hút thị trường không nhiều.

- Các mô hình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc nguồn vốn nông thôn mới còn hạn chế, do công tác chuẩn bị đầu tư của các xã, các đơn vị còn chậm, chưa tìm được các dự án, mô hình phù hợp dẫn đến công tác giải ngân vốn NTM và vốn trái phiếu Chính phủ còn chậm.

- Mặc dù trong năm huyện đã tích cực, chủ động giải quyết thanh toán nợ đọng XDCB song nợ XDCB của huyện vẫn còn cao (tính đến 15/12/2015 còn 20 dự án, công trình với số tiền là 68.170 triệu đồng).

Kế hoạch chi còn chưa sát, thường xuyên phải điều chỉnh dự toán ngay từ những quý đầu, một số khoản chi chưa đúng đối tượng, chính sách như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)