Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 103)

5. Bố cục của luận văn:

4.3.1. Kiến nghị với Nhà nước

Để làm tốt công tác quản lý NSNN các cấp, tăng thêm hiệu quả các hoạt động quản lý ngân sách, Nhà nước cần hoàn thiện một số vấn đề về cơ

- Về cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi đối với các cấp ngân sách:

Một là, về thu ngân sách, cần phải phân biệt rõ tính chất các khoản thuphát sinh trên địa bàn để áp dụng cơ chế và phương thức quản lý cho phù hợp theo nguyên tắc vừa đảm bảo đúng tính chất của khoản thu ngân sách vừa đơn giản, thuận lợi cho công tác quản lý, ghi chép sổ sách của cán bộ quản lý ngân sách. Theo nguyên tắc này, đối với các khoản thu theo luật định, nhất thiết phải được phản ánh vào tài khoản thu NSNN.

Hai là, về chi ngân sách cũng giữ vai trò quan trọng không kém nhiệmvụ thu ngân sách. Thực hiện chi đúng, chi đủ, chi kịp thời sẽ tạo điều kiện cho việc ổn định kinh tế - xã hội, trật tự an ninh trên địa bàn, góp phần quản lý NSNN được dân chủ, công khai, công bằng xã hội. Để đạt được những mục đích này về chi ngân sách cần giải quyết hai vấn đề:

+ Có chế độ chi tiêu tài chính phù hợp cho từng nhiệm vụ chi, để tránh tình trạng chi tiêu tuỳ tiện, cần ban hành các văn bản quy định cụ thể về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu tài chính như chi về lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá thông tin, ... như vậy chúng ta mới có các căn cứ quản lý thanh toán và kiểm tra, giám sát.

+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hơn nữa nhằm thực hiện chế độ giao quyền tự chủ về tài chính cho toàn bộ các đơn vị sử dụng NSNN.

Ba là, hoàn thiện cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các

cấpngân sách theo hướng rõ ràng, ổn định, phù hợp trong tình hình mới.

Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương cần ổn định lâu dài, từng bước giao quyền tự chủ cho chính quyền các cấp, đặc biệt chú trọng cơ chế cho phép các địa phương, cơ sở mở rộng thêm nguồn thu tuỳ theo khả năng đặc thù của mình, phù hợp với quy định của pháp luật. Cơ chế phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi nên thực hiện như sau:

Về phân cấp nguồn thu, Luật NSNN đã xác định cụ thể việc phân cấp các khoản thu từng cấp ngân sách được hưởng 100%, các nguồn thu điều tiết... Tuy nhiên, những hạn chế của việc phân cấp này cho thấy cần phải hoàn thiện cơ chế này theo hướng:

+ Đối với nguồn thu ngân sách mỗi cấp được hưởng 100%: Đây được coi là nguồn thu chủ yếu của các cấp ngân sách, vì vậy, cần phân cấp mạnh hơn nguồn thu này cho ngân sách cấp dưới để giúp ngân sách cấp dưới chủ động hơn trong quản lý ngân sách. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp huyện, cấp xã trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại... để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm tới các nguồn thu này.

+ Đối với nguồn thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách: Thực hiện giảm số lượng các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách để từng bước tăng cường nguồn thu cho ngân sách cấp dưới.

- Về cơ chế bổ sung cho ngân sách địa phương

Đối với cơ chế bổ sung có mục tiêu cần phải căn cứ vào một số yêu cầu: Đảm nhận các nhiệm vụ được cơ quan Nhà nước cấp trên giao cho, mức thu nhập bình quân đầu người; Căn cứ vào số thu (thuế) bình quân đầu người, có tổng thu ngân sách địa phương và của từng địa phương; căn cứ vào chính sách phát triển vùng động lực, khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương đặc biệt khó khăn. Riêng đối với những địa phương có nguồn thu khá, có khả năng đảm bảo chi thường xuyên và một phần chi đầu tư phát triển thì Nhà nước có thể xem xét bổ sung một phần cho những công trình trọng điểm với quy mô lớn, đồng thời khuyến khích khai thác để thu hồi vốn...

- Về quy trình ngân sách địa phương cần cải cách theo hướng từng bước tăng cường tính độc lập tương đối của địa phương

thì ngoài việc quy định Quốc Hội chỉ quyết định và phân bổ dự toán NSTW, HĐND quyết định và phân bổ dự toán ngân sách địa phương theo quy định của luật, địa phương phải chấp hành, tạo điều kiện cho địa phương chủ động trong xây dựng kế hoạch và thực hiện thu, chi NSNN nhằm đảm bảo các nhiệm vụ của mình theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 100 - 103)