5. Bố cục của luận văn:
4.2.5. Tăng cường công khaingân sách
Công khai ngân sách là một nội dung quan trọng trong tiến trình cải cách ngân sách nhằm đánh giá, kiểm tra, quản lý ngân sách một cách khách quan, trong những năm vừa qua nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý trong việc hướng dẫn chỉ đạo công tác công khai tài chính.
Hàng năm huyện đã làm tốt công tác công khai tài chính theo đúng quy định đảm bảo công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho công tác quản lý NSNN hiệu quả, đúng luật.Tuy nhiên, để thực hiện tốt các quy định về công khai chúng ta cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, các tổ chức, cá nhân được phân công trách nhiệm công khaingân sách của cấp mình phải thực sự thấy được sự cần thiết và lợi ích đối với công khai NSNN, từ đó tổ chức thực hiện công khai theo đúng quy định.
Thứ hai, trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cơ quan quản lýNhà nước có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện công khai ngân sách; các tổ
chức đoàn thể, các tổ chức xã hội và nhân dân giám sát việc thực hiện công tác công khai tài chính. Tuyên truyền cho các cán bộ công nhân viên, các tầng lớp nhân dân thấy được lợi ích và phải có trách nhiệm trong việc giám sát việc thực hiện quản lý, công khai ngân sách của cơ quan và của địa phương mình.
Thứ ba, phải có các hình thức xử phạt nghiêm minh đối với nhữngtổ
chức, cá nhân không tổ chức, thực hiện đúng các quy định về công khai ngân sách.
Thứ tư, việc ban hành quyết định công khai tài chính cùng với việc thựchiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã thể hiện được đường lối của Đảng là dân biết, dân làm, dân kiểm tra; Thực hiện công bằng, dân chủ trong công tác quản lý NSNN, góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí đẩy lùi tệ tham nhũng, quan liêu.