Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toánvà giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 98)

5. Bố cục của luận văn:

4.2.3. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toánvà giám sát

tài chính

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế đang vận theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước điều hành và quản lý vĩ mô nền kinh tế, nên định hướng của công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính không thể vượt ra ngoài phạm vi chung nhất về phương pháp quản lý một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính phải được phát triển để đáp ứng yêu cầu của Nhà nước về quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế. Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính có thể thực hiện ở hầu hết các ngành các cấp, các đơn vị cơ sở nhằm đảm bảo pháp luật, chế độ tài chính - kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, giữ vững sự lãnh đạo của Nhà nước. Do vậy, thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính cần sớm được kiện toàn về mọi mặt cả về tổ chức cũng như số lượng và chất lượng. Đặc biệt là trong tình hình hiện nay, khi mà nạn tham nhũng, nạn lãng phí của công đang trở thành quốc nạn; hiện tượng mất dân chủ ở địa phương và cơ sở có nơi khá gay gắt thì công tác thanh kiểm tra, giám sát càng cần nhanh chóng kiện toàn để trở thành công cụ quản lý sắc bén của Nhà nước.

Công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính thời gian tới càng tập trung thì hiệu quả càng cao. Hiện tại, theo cơ cấu tổ chức, ngoài Kiểm toán Nhà nước còn có thanh tra tài chính, thanh tra thuế, thanh tra Kho bạc Nhà nước. Các hệ thống thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính này hoạt động

chưa có sự gắn kết với nhau, đôi khi còn chồng chéo dẫn tới giảm hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính. Đi đôi với kiện toàn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính, Nhà nước cần có những biện pháp mạnh hơn nữa trong việc xử lý những vi phạm tài chính khi được các cơ quan thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính phát hiện, kết luận.

Việc lựa chọn cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm toán, giám sát tài chính viên nhằm nâng cao uy tín của tổ chức thanh tra, kiểm toán cũng là một trọng tâm mà thời gian tới chúng ta phải làm.

Các cơ quan quản lý ngân sách phải yêu cầu các đơn vị hành chính sự nghiệp sử dụng ngân sách chấp hành việc lập dự toán, quyết toán các nguồn kinh phí phải đúng nguồn, đúng mức, đúng nội dung chi. Thu và sử dụng các loại phí (học phí, viện phí,...) phải đúng quy định và hạch toán đầy đủ, kịp thời vào ngân sách. Tất cả các đơn vị hành chính sự nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh Luật NSNN, các Luật thuế và Luật kế toán, thống kê, chú trọng việc chi theo dự toán, mục lục ngân sách, thực hiện đúng chế độ hoá đơn chứng từ, định mức chi.

Để khắc phục các sai phạm trong cơ quan hành chính sự nghiệp ngoài việc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, thì các cấp các ngành có liên quan cũng phải xem xét lại hệ thống văn bản quy định về chế độ chính sách, kịp thời sửa đổi những văn bản bản quy định về chế độ chính sách không còn phù hợp. Đồng thời phải nghiên cứu ban hành những văn bản mới phù hợp với tình hình mới. Việc làm đó không những tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý NSNN đúng hướng mà còn góp phần ngăn chặn những sai phạm trong quản lý. Hệ thống Kho bạc Nhà nước có nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN. Vì vậy, phải nâng cao vai trò kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc nhà nước: Đảm bảo các khoản thu, chi đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy

định, tiết kiệm, có hiệu quả. Để đạt được mục đích đó cần phải làm tốt các công tác sau:

Thứ nhất, cần phải thường xuyên hướng dẫn các đơn vị thực hiện quytrình kiểm soát chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước. Qua đó công khai hoá nội dung kiểm soát chi đối với các đơn vị sử dụng NSNN để có sự phối hợp chặt chẽ thực hiện đúng các quy định của Luật NSNN.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác tuyên truyền chủ trương và cơ chế kiểmsoát chi NSNN, góp phần nâng cao nhận thức chung của mọi người trong việc thực hiện các quy định của Luật NSNN.

Thứ ba, tập trung làm tốt công tác quản lý thu, chi trên giác độ: Thu vàđiều tiết các cấp ngân sách theo đúng quy định của luật, các quy định về phân cấp thu của huyện, thanh toán kịp thời các nhu cầu chi trả của các đơn vị sử dụng NSNN, kiểm tra, kiểm soát các khoản chi do Kho bạc Nhà nước trực tiếp cấp phát, thanh toán theo đúng quy định.

Thứ tư, cần quán triệt quan điểm kiểm soát thu, chi cho các ngành, cáccơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đến quản lý ngân sách. Các ngành, các cấp cần thấy rõ trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách từ khâu lập dự toán, phân bổ dự toán, thanh toán, kế toán, quyết toán các khoản thu, chi NSNN.

Thứ năm, ban hành đồng bộ và đầy đủ các định mức chi tiêu ngân sách.Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng tới việc thực hiện quản lý chi ngân sách từ khâu duyệt, phân bổ dự toán tới thực hiện kiểm soát, thanh và quyết toán chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện hải hà, tỉnh quảng ninh (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)