Trong năm 2003 và những tháng đầu năm 2004, thị trường phôi và thép tăng giá đột biến,
tác động mạnh mẽ đến ngành xây dựng trong nước. Chính phủ và hiệp hội thép Việt Nam
đã có nhiều biện pháp như thành lập đội thanh tra kiểm tra tình hình kinh doanh của các
công ty sản xuất và thương mại thép, hạn chế việc bán hàng trả chậm, giảm chiết khấu
thương mại ... nhằm ngăn chặn tình trạng “găm” hàng, đầu cơ của các đại lý phân phối
lớn; điều chuyển thép từ miền Nam ra miền Bắc, cam kết giữa các công ty trong hiệp hội thép Việt Nam không tăng giá sản phẩm, thành lập quỹ dự phòng bình ổn giá thép ... Đây chỉ là các biện pháp tình thế để nhanh chóng bình ổn thị trường thép trong nước, không có.tác dụng tạo sự ổn định bền vững cho ngành, hơn thế có thể làm yếu đi tính cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành thép nói riêng đang đứng trước những khó khăn
cũng như cơ hội mới khi năm 2004 tới. Việc gia nhập AFTA làm cho các doanh nghiệp
phải đối mặt với các thách thức lớn. Hiện tại, các sản phẩm thép trong nước đang được bảo hộ bởi hàng rào thuế quan với mức thuế nhập khẩu 40% và 20%. Khi hiệp định thuế
đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tuy nhiên, việc hội nhập vào nền kinh tế khu vực cũng đem lại những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp. Một mặt, đó là cơ hội tiếp nhận các luồng vốn, công nghệ, lao động, kinh nghiệm quản lý ... Mặt khác, đó là cơ hội khai thác một thị trường khu vực rộng lớn. Để phát triển bền vững ngành thép Việt Nam, Hiệp hội thép phối hợp cùng Viện chiến lược của Bộ công nghiệp rà soát lại và bổ sung "Quy hoạch phát triển ngành luyện kim tới năm 2010 và tầm nhìn tới năm 2020" định hướng tự chủ nguồn nguyên liệu cho ngành thông qua việc đẩy mạnh việc xây dựng các nhà máy luyện phôi, nâng cao tiềm lực tài
chính của các công ty để nâng cao khả năngcạnh tranh thông qua việc khuyến khích cổ
phần hoá doanh nghiệp ...
2. Những hiểu biết cơ bản về công ty Vinausteel
2.1 – Giới thiệu về Công ty Vinausteel
Công ty liên doanh sản xuất thép Vinausteel được Chủ tịch Uỷ ban nhà nước về hợp
tác và đầu tư cấp Giấy phép đầu tư số 898/GP ngày 28/6/1994 với thời gian hoạt
động 30 năm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thép với công suất
thiết kế 180.000tấn/năm. Các bên liên doanh của công ty là tổng công ty thép Việt Nam (VSC) và công ty Vietnam Industrial Investment (VII) của Australia với tỷ lệ góp vốn 3/7. Công ty ra đời đã đem lại việc làm cho 269 người, trong đó bộ phận trực tiếp sản xuất là
155 người, bộ phận gián tiếp là 114 người theo cơ cấu tổ chức sau: