2. 4 Những đặc điểm của công tác tài chính kế toán của công ty 4.1 Giới thiệu về công tác tài chính kế toán
3.1.2.4 Tình hình sử dụng hàng tồn kho
Hàng tồn kho, năm 2001 là149.867 triệu đồng chiếm tỷ trọng trong tổng TSLĐ là 62%,
năm 2002 là 203.304 triệu đồng chiếm tỷ trọng 68%, và năm 2003 chỉ còn 125.055 triệu đồng với tỷ trọng 46,4%. Năm 2002 so với năm 2001, hàng tồn kho tăng với tốc độ 35,7%
tương đương53.438 triệu đồng. Năm 2003 so với năm 2002, hàng tồn kho giảm mạnh với
tốc độ 38,5% tương đương78.250 triệu đồng.
Thông thường doanh thu tăng cũng sẽ kéo theo dự trữ hàng tồn kho tăng. Năm 2003 doanh thu tăng nhanh với tốc độ 23%, hiện tượng hàng tồn kho giảm mạnh là một hiện
tượng cần được xem xét chi tiết và lýgiải.
0B
Bảng 5: Bảng cơ cấu Hàng tồn kho ĐVT: Triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2003 Năm 2002 Năm 2001 Chênh lệch
Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ 2003/02 2002/01
a b c d e f g h i=d-f k=f-h
1 Hàng mua đang trên đường 79,043 63.2% 18,768 9.2% 54.0% 9.2%
2 Nguyên nhiên vật liệu 22,973 18.4% 79,498 39.1% 88,689 59.2% -20.7% -20.1%
3 Phụ tùng, công cụ thay thế 16,047 12.8% 14,054 6.9% 11,647 7.8% 5.9% -0.9%
4 Thành phẩm 7,062 5.6% 92,105 45.3% 49,531 33.0% -39.7% 12.3%5 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (70) -0.1% (1,120) -0.6% (499) -0,3% 0,5% -0,2% 5 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (70) -0.1% (1,120) -0.6% (499) -0,3% 0,5% -0,2%
Cộng 125,055 100% 203,305 100% 149.368 100% -38,5% 36,1%
Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Vinausteel.
Trong các loại hàng tồn kho của Công ty, nguyên vật liệu chính luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất (thường khoảng hơn 50%) và biến động nhiều nhất cho tổng giá trị hàng tồn kho và
là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự tăng giảm tồn kho thành phẩm. Năm 2002 so với 2001, nguyên vật liệu bao gồm cả trong kho và đang vận chuyển giảm về tỷ trọng khoảng 11% nhưng không giảm về số tuyệt đối do tất cả các loại hàng tồn kho đều tăng với các tốc độ
khác nhau trong năm.
Cuối năm 2003, khoản mục Hàng mua đang đi trên đường tăng mạnh, 60,275 triệu đồng
tương đương 54% so với năm 2002, trong khi đó dự trữ nguyên vật liệu trong kho và thành phẩm giảm mạnh (nguyên vật liệu giảm 21% và thành phẩm giảm 40%). Nguyên
nhân là do Công ty đặt hàng một số lô hàng phôi thép dự kiến về trong năm nhưng do thị trường thế giới thiếu hàng, nhà cung cấp giao hàng chậm so với kế hoạch. Nếu tính cả lượng hàng đã đặt mua nhưng chưa nhập kho này thì nguyên vật liệu của Công ty đã tăng
khoảng 33% {54%-21%}.
Tuy nhiên, hàng tồn kho năm 2003 so với năm 2002 vẫn giảm, chủ yếu là do nguyên nhiên vật liệu và thành phẩm giảm mạnh. Nguyên nhiên vật liệu (phôi thép) giảm 56.525 triệu đồng tương đương 71% làm giá trị hàng tồn kho giảm 27,8%. Thành phẩm giảm 85.043 triệu đồng tương đương 92% làm giá trị hàng tồn kho giảm 41,8%. Nguyên nhân của hiện tượng này là vào qúy 4 năm 2003, thị trường thép thế giới và Việt Nam phải đối mặt với những biến động về giá cả và số lượng của cả đầu vào và đầu ra (xem biểu 3, biểu
4). Công ty Vinausteel một mặt thiếu nguyên liệu để sản xuất, mặt khác đứng trước biến
động đó đã quyết định duy trì một mức dự trữ hàng tồn kho thấp. Nhưng mức dự trữ này
đã hợp lýhay chưa thì cần phải được tính toánchi tiết ở phần sau.