- Khả năng cạnh tranh giảm một mặt do công nghệ có xu hướng lạc
2.1.1 Tăng doanh thu
Tăng doanh thu đồng nghĩa với việc sử dụng một lượng vốn nhất định nhưng phục vụ khối lượng sản xuất và tiêu thụ nhiều hơn, tiết kiệm vốn lưu động hơn và do vậy sử dụng vốn hiệu quả hơn.
Biện pháp nâng cao doanh thu gắn liền với các biện pháp tăng sản lượng tiêu thụ, cụ thể như sau:
- Mở rộng đối tượng khách hàng sang các ban quản lý dự án xây dựng cơ bản, cửa
hàng và người tiêu dùng cuối cùng. Trước đây, khách hàng trực tiếp của Công ty là các nhà phân phối cấp 1, đó là các công ty thương mại đảm bảo tiêu thụ hết lượng hàng theo công suất thiết kế của Công ty. Nhưng dưới sự phát triển cả về số lượng và công nghệ của các công ty thép, để có thể thực hiện chiến lược duy trì thị phần, Công ty phải một mặt mở rộng sản xuất, một mặt tăng cường tiêu thụ thông qua khai thác các “ngách” thị trường mới là các dự án, cửa hàng và người tiêu dùng cuối
cùng. Tuy nhiên, khi khai thác các “ngách” mới của thị trường, tài chính công ty
phải chú ý giải quyết nhiều vấn đề về hạn mức tín dụng, thời hạn thanh toán, cho từng đối tượng khách hàng ... Như vậy, tài chính Công ty phải tính toán nhu cầu vốn lưu động, vòng quay khoản phải thu. Ngoài ra, khi lựa chọn biện pháp này, bộ phận Marketing cần phải lưu ý “tránh” các đối tượng đã là khách hàng của các nhà phân phối của Công ty.
- Mở rộng thị trường sang các nước láng giềng như Lào, Cămphuchia, ... Đây là những nước có nhu cầu về xây dựng lớn nhưng không có khả năng tự chủ về thép
xây dựng. Đây là một bước đi khá mạo hiểm do chưa có tiền lệ từ các công ty khác
trong ngành. Tuy nhiên nếu khai thác được thị trường này thì mục tiêu về sản lượng và thị phần của công ty là dễ dàng đạt được.
- Đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm. Hiện nay, sản phẩm chủ yếu của Công ty là
thép xây dựng từ phi 10 đến 32. Trong thời gian tới, để có thể thoả mãn khách hàng mục tiêu là các dự án, Công ty phải mở rộng giải phi thép sản xuất đến các phi hơn 50.