5. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Vai trò của công tác cưỡng chế nợ thuế
Cưỡng chế nợ thuế căn cứ vào số liệu nợ từ công tác quản lý nợ để tác động vào tình hình tuân thủ của đối tượng nộp thuế một cách phù hợp và tiết kiệm chi phí tối đa. Chính vì vậy, cưỡng chế thuế có vai trò tích cực trong việc đảm bảo việc quản lý thuế nói chung và quản lý nợ nói riêng đạt hiệu quả, vai trò của công tác cưỡng chế thuế được thể hiện như sau:
Thứ nhất, cưỡng chế nợ thuế là biện pháp nhằm đảm bảo người nộp thuế thực hiện nghiêm Luật thuế, đồng thời đảm bảo thu đủ, thu đúng, thu kịp thời tiền thuế cho Nhà nước.
Thứ hai, cưỡng chế nợ thuế đảm bảo công bằng trong thực hiện nghĩa vụ thuế. Bên cạnh những người nộp thuế chấp hành tốt pháp luật thuế, thực hiện kê khai nộp thuế đúng thời hạn thì không ít người nộp thuế có hiện tượng chây ỳ, dây dưa, cố tình trốn hoặc tránh nghĩa vụ nộp thuế, nộp tiền phạt vào NSNN. Tuy cơ quan thuế đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý nợ nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các biện pháp còn chưa thực sự phù hợp, chế tài chưa đủ mạnh nên chưa thu hồi đủ số tiền thuế còn nợ vào NSNN, gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, giữa các thành phần kinh tế. Chính vì vậy, việc thu nợ bằng các biện pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong quá trình chống thất thu thuế của NSNN, đảm bảo sự công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của đối tượng nộp thuế, góp phần thực hiện thu đủ, thu đúng, thu kịp thời số tiền thuế nộp vào NSNN.
Thứ ba, cưỡng chế thuế góp phần nâng cao ý thức về nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế, góp phần giảm thiểu số nợ đọng và thực hiện công bằng về nghĩa vụ thuế giữa những người tham gia nộp thuế.
Thứ tư, công tác cưỡng chế nợ thuế giúp đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Vai trò này xuất phát từ việc để tránh tình trạng nợ đọng thuế không ngừng gia tăng, việc tăng cường công tác cưỡng chế nợ thuế để đảm
bảo chống thất thu Ngân sách nhà nước, pháp luật thuế được thi hành nghiêm chỉnh, đồng thời thiết lập sự công bằng giữa các thành phần kinh tế. Đây được coi là vai trò quan trọng nhất của công tác cưỡng chế thuế.
1.2.4.Yêu cầu đối với công tác cưỡng chế nợ thuế
Công tác cưỡng chế nợ thuế, nhằm giúp Chi cục Trưởng Chi cục Thuế tổ chức thực hiện công tác đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý, các nội dung của công tác cưỡng chế nợ thuế được thiết lập, bao gồm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế thu nợ thuế trên địa bàn cơ quan quản lý thuế đảm nhiệm.
Khâu này là khâu đầu tiên làm cơ sở nền tảng cho quá trình cưỡng chế nợ thuế diễn ra có định hướng. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thu nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn sẽ giúp các cơ quan quản lý thuế xác định được mục tiêu, phương hướng của công tác để từ đó có những giải pháp tương ứng phù hợp với mục tiêu và định hướng đã đề ra.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, từ đó, đề ra các biện pháp xử lý thu nợ thuế có hiệu quả, cung cấp danh sách các tổ chức, cá nhân chây ỳ nợ thuế cho UBND huyện, Phòng Kinh tế huyện để hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ đọng.
Sau khi đã xác định được mục tiêu, phương hướng cũng như xây dựng được kế hoạch và chương trình thu nợ, cưỡng chế nợ thuế, khâu tiếp theo là phân tích, đánh giá tình hình thực hiện. Việc phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế sẽ giúp các cơ quan thuế xác định được những ưu, nhược điểm trong quá trình thực hiện, từ đó khắc phục được những hạn chế, phát huy những mặt mạnh và tăng hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế tại các cơ quan thuế.
- Lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo ra quyết định và thực hiện cưỡng chế thi
hành quyết định hành chính thuế theo thẩm quyền, tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền, thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ theo quy định.
Khâu tiếp theo sau khi đã đánh giá tình hình thực hiện là lập hồ sơ đề nghị cưỡng chế và đề xuất biện pháp thực hiện cưỡng chế thu tiền thuế nợ trình Lãnh đạo ra quyết định. Điều này giúp cho các công việc được thực hiện đúng phân quyền và tăng hiệu quả cho công tác cưỡng chế thu tiền thuế nợ.
- Chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định.
Trong tất cả các hoạt động quản lý thuế, không chỉ riêng các hoạt động cưỡng chế nợ thuế, việc các bộ phận chức năng phối hợp ăn ý với nhau là rất quan trọng, nó giúp cho quá trình cưỡng chế được diễn ra suôn sẻ và hiệu quả nhất. Vì vậy, việc chỉ đạo các bộ phận chức năng liên quan trong cơ quan thuế phối hợp thực hiện công việc là vô cùng quan trọng trong các cơ quan thuế nói chung.
- Kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình cưỡng chế; đề xuất những nội dung bổ sung, sửa đổi qui trình CCNT về Tổng cục Thuế.
Trong quá trình áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, việc gặp phải những khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Lúc này, căn cứ trên kế hoạch đã được lập ra, cơ quan thuế sẽ phản ảnh lại những khó khăn này để có những điều chỉnh kịp thời, tránh để những khó khăn làm giảm hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế tại các cơ quan thuế.
- Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn; nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế.
Sau khi đã tiến hành thực hiện các giải pháp cưỡng chế nợ thuế, cơ quan thuế sẽ tiến hành tổng hợp và đánh giá lại kết quả thực hiện. Nó sẽ giúp cho cơ quan thuế nhìn nhận lại quá trình áp dụng, từ đó có những giải pháp nhằm cải thiện tình hình cho những giai đoạn sau.
Về yêu cầu, cũng như công tác quản lý nợ, công tác cưỡng chế thuế chỉ đạt được hiệu quả khi xác định đúng mục tiêu và phải đảm bảo các yêu cầu cụ thể như sau:
Thứ nhất, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu lực của pháp luật nhà nước. Yêu cầu này đòi hỏi khi ban hành các quyết định cưỡng chế thuế phải đảm bảo được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến cấp địa phương.
Thứ hai, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính hiệu quả của cơ quan quản lý thuế. Có nghĩa là khi thực hiện một quyết định cưỡng chế thuế thì cơ quan thuế phải đảm bảo chi phí thực hiện cưỡng chế là tối thiểu. Muốn thực hiện được yêu cầu này, đòi hỏi trước khi ban hành các quyết định về cưỡng chế thuế cần tính đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến công tác thực hiện cưỡng chế như thời gian cưỡng chế, địa điểm thi hành, hình thức cưỡng chế… để công tác cưỡng chế đạt hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, cơ quan thuế cần cân nhắc kỹ lưỡng từng trường hợp nợ thuế và xác định trường hợp nào thực hiện biện pháp cưỡng chế nào là hợp lý.
Thứ ba, cưỡng chế thuế phải đảm bảo tính tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, thông qua cưỡng chế thuế góp phần nâng cao tính hiệu quả của pháp luật đồng thời góp phần răn đe, nâng cao ý thức tuân thủ của đối tượng nộp thuế.