5. Kết cấu của luận văn
3.4.1. Việc áp dụng quy trình quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế huyện
Các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Tường chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn điều lệ dưới 20 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thương mại, xây dựng, dịch vụ ăn uống, bán lẻ...
Các doanh nghiệp NQD trên địa bàn trong những năm qua đã đóng góp đáng kể cho ngân sách, tạo nhiều công ăn, việc làm cho người lao động địa phương góp phần đáng kể cho sự phát triển của địa phương cũng như huyện Vĩnh Tường.
3.4. Thực trạng công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2014 - 2016 bàn huyện Vĩnh Tường giai đoạn 2014 - 2016
3.4.1. Việc áp dụng quy trình quản lý nợ thuế tại Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường Vĩnh Tường
Kể từ ngày 01/01/1997, thời điểm tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và thành lập Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường nói riêng với quãng thời gian 20 năm Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường liên tục hoàn thành toàn diện vượt mức dự toán ngân sách được Trung ương cũng như địa phương giao, với số thu năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng trong những năm gần đây bình quân 11%/năm. Đến năm 2016 Chi cục Thuế t huyện Vĩnh Tường thu từ thuế và phí đạt trên 284 tỷ đồng tăng hơn 40 lần so với tổng số thu ngân sách khi mới tái lập tỉnh, đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương và được thể hiện qua các bảng số liệu 3.4 và 3.5 dưới đây.
Bảng 3.4. Tổng hợp số thu ngân sách năm 2014 - 2016
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
GDP (Giá hiện hành) (triệu đồng) 2.300.000 2.500.000 3.150.000 Tổng thu ngân sách (triệu đồng) 252.555 258.893 284.484
Trong đó: Thu từ thuế và phí (triệu đồng) 66.756 86.903 103554 Tiền sử dụng đất (triệu đồng) 185.799 171.990 180.930 Tổng thu so với GDP (%) 10,9 10.35 9,03
Bảng 3.5. Tổng hợp số thu NS theo sắc thuế năm 2014 - 2016 Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng thu thuế, phí 252.555 258.893 284.484 1 Thuế CTN-DV-NQD 44.854 36.291 44.854 2 Trước bạ 21.148 34.209 42.049 3 Thuế SDĐ PNN 3.660 3.748 2.966 4 Phí, lệ phí 5.860 7.183 7.160 5 Thuế TNCN 4.316 5.472 6.525 6 Tiền CQ SDĐ 133.398 144.515 154.566 7 Tiền thuê đất 22.481 6.721 5.469 8 Thu khác NS 27.775 17.705 18.557 9 Tiền cấp quyền KTKS 2.141 3.045 2.334
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường)
Tổng số thu ngân sách hàng năm của Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường đều hoàn thành vượt mức dự toán được giao với kết quả năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và tốc độ tăng của nguồn thu NSNN thì số thuế nợ đọng qua các năm cũng tăng theo, thể hiện cụ thể qua biểu sau:
Bảng 3.6. Tổng hợp nợ thuế giai đoạn 2014 - 2016
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tổng số thu NS (triệu đồng) 252.555 258.893 284.484
Tốc độ tăng thu NS (%) 1.02 1.09
Tổng nợ thuế (triệu đồng) 62.100 65.530 78.554
Tỷ lệ nợ đọng thuế so với tổng thu
NS (%) 24,5 25,3 27,6
Tốc độ tăng nợ thuế (%) 5,5 19,8
Qua bảng số liệu trên cho thấy, bên cạnh số ghi thu vào NSNN liên tục tăng lên thì số thuế nợ đọng do Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường quản lý cũng tăng lên với mức tăng năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối. Liên tục 3 năm liền đều có tốc độ tăng nợ thuế bình quân chung so với tổng số thu trên 25,8% = (24,5+25,3+27,6)/3. Đặc biệt năm 2016 tỷ lệ tăng nợ thuế so với tổng thu là 27,6%, nguyên nhân chủ yếu của tình hình nợ thuế của năm 2016 tăng cao là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế dẫn đến tình hình kinh tế tiếp tục khó khăn ở năm sau, tỷ lệ lạm phát cao, giá cả hàng hóa, dịch vụ leo thang gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; do vậy, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp nên ảnh hưởng trực tiếp đến số thu vào NSNN. Liên tục trong hai năm tiếp theo phát sinh nợ thuế đều tăng cao, đặc biệt năm 2016 tỷ lệ tăng nợ thuế gần bằng tốc độ tăng thu ngân sách, nguyên nhân bởi do đặc thù các doanh nghiệp SXKD trong tỉnh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nên đã chịu tác động ảnh hưởng không nhỏ nghị quyết của Chính phủ về thắt chặt chi tiêu công, thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, cùng với việc lãi suất ngân hàng tại các thời điểm trong giai đoạn này khá cao nhưng các doanh nghiệp lại khó tiếp cận được nguồn vốn vay. Đồng thời, chế tài xử phạt nộp chậm tiền thuế thấp hơn lãi suất ngân hàng. Cùng với việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp tự chịu trách nhiệm nhiệm trước pháp luật, nên phần lớn các Doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã chây ì không nộp ngay số thuế phát sinh trong kỳ tính thuế vào ngân sách Nhà nước mà chiếm dụng tiền thuế sử dụng vào mục đích khác. Từ thực tế và nguyên nhân đó đã đẩy tốc độ nợ thuế năm 2016 tiếp tục tăng cao hơn so với năm 2015.
Như đã phân tích ở trên năm 2016 số tiền nợ thuế tăng cả số tuyệt đối và tỷ lệ nợ, tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu quả công tác thu nợ thuế cần phải xem xét nhiều khía cạnh, đánh giá trên nhiều chỉ tiêu. Bởi lẽ tỷ lệ nợ
đọng thuế so với tổng thu ngân sách đôi khi chưa phản ánh hết thực trạng nợ đọng thuế, do đó đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ thuế cần xem xét từng loại nợ ra sao và sự tăng giảm các loại nợ như thế nào để có biện phấp đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế cho phù hợp.