5. Kết cấu của luận văn
4.3. Giải pháp tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tạ
Chi cuc Thuế Vĩnh Tường
Căn cứ trên những đánh giá về những hạn chế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế, luận văn đưa ra các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Chi cuc Thuế Vĩnh Tường trong giai đoạn tới. Cụ thể như sau:
Một là, Lập kê hoạch thu nợ kết hợp với việc phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
Muốn thực hiện tốt công tác thu nợ thì ngay từ đầu năm Chi cục thuế phải xây dựng kế hoạch thu nợ và phân công cho từng cán bộ quản lý trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Cục thuế cần phải hoàn thiện hơn nữa công tác lập kế hoạch thu nợ tại Chi cục thuế bằng cách phân quyền cụ thể các cá nhân, bộ phận thực hiện công tác lập kế hoạch thu nợ, đồng thời trong quá trình thực hiện có kiểm tra và giám sát chặt chẽ.
Bên cạnh đó, công tác lập kế hoạch thu nợ cần được lên quy trình cụ thể để công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ tại Chi cục thuế đạt hiệu quả cao hơn.
kết hợp công tác phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế tại Chi cuc Thuế Vĩnh Tường chưa được thực hiện tốt nên cần phải có các giải pháp cụ thể: Bổ sung những phân tích về các yếu tố như quy trình quản lý nợ của cơ quan thuế, các công cụ hỗ trợ quản lý thuế trong nhóm yếu tố chủ quan và yếu tố sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế trong nhóm yếu tố khách quan, thiết lập các báo cáo về tình hình công tác phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, các báo cáo phân tích các yếu tố ảnh hưởng cần cụ thể và được chi tiết hóa, tránh hạn chế về nội dung chung chung, không tập trung vào các nội dung cụ thể thuộc từng nhóm yếu tố, không bỏ xót các yếu tố ảnh hưởng khi tiến hành phân tích
Hai là, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa bộ phận quản lý nợ và các bộ phận có liên quan khác trong quản lý nợ và đôn đốc thu nộp thuế
Quản lý nợ và cưỡng chế thuế là nhiệm vụ chính của Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Tuy nhiên, các bộ phận khác trong cơ quan thuế cũng có trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ này với Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế, đó là các Đội Kiểm tra thuế và Đội Kê khai và kế toán thuế. Đội Kê khai và kế toán thuế có trách nhiệm phối hợp đối chiếu số liệu nợ thuế, xác
định chính xác số nợ thuế với Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Các Đội Kiểm tra thuế có trách nhiệm đối chiếu nợ thuế với Đội Quản lý nợ và cưỡng chế thuế và phối hợp đôn đốc thu nộp với những đối tượng theo dõi của Đội Kiểm tra. Tuy nhiên, hiện nay, công tác phối hợp giữa các bộ phận này còn chưa thật ăn khớp. Đặc biệt là công tác đôn đốc thu nộp do cả hai bộ phận cùng chịu trách nhiệm nên khó phân định trách nhiệm. Trong khi chờ sửa đổi quy trình của Tổng cục Thuế, Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường cần có quy định nội bộ về trách nhiệm phối hợp, cơ chế phối hợp và phân định trách nhiệm tạm thời giữa các bộ phận này nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ, đặc biệt là công tác đôn đốc thu nộp thuế.
Ba là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục đối với đối tượng nộp thuế
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tuyên truyền hỗ trợ cho đối tượng nộp thuế. Với việc tăng cường công tác tuyên truyền sẽ giúp người nộp thuế nắm được các quy định của luật thuế, từ đó nâng cao ý thức chấp hành tốt pháp luật thuế làm giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế.
Mở các lớp tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, kết hợp với thông qua các cuộc đối thoại với doanh nghiệp làm cho người nộp thuế hiểu rõ hơn về các chính sách thuế cũng như thực hiện theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường cần tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về các chính sách thuế để mọi tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế. Đồng thời, từ các diễn đàn này phê phán mạnh mẽ các hiện tượng vi phạm pháp luật thuế, công khai trên các thông tin đại chúng doanh nghiệp còn chây ỳ nợ thuế kéo dài…
Bốn là, hoàn thiện quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế
Hoàn thiện quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. Mặc dù hiện nay quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế áp dụng tại Chi cục
thuế huyện Vĩnh Tường đã khá tốt và đạt hiệu quả khá cao, tuy nhiên để công tác này có hiệu quả cao hơn việc kiểm tra, theo dõi thường xuyên quá trình áp dụng quy trình này là điều rất quan trọng. Chi cục thuế huyện Vĩnh Tường cần có những báo cáo về tình hình áp dụng quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế để có những điều chỉnh kịp thời và hiệu quả nhất.
Năm là, hạn chế sự biến động trong các khoản nợ khó đòi, nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ xử lý nói riêng và tổng nợ nói chung
Qua thời gian theo dõi tình hình biến động nợ khó đòi, nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ xử lý tăng giảm bất thường trong giai đoạn này cho thấy công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế vẫn còn nhiều bất cập. Chính vì vậy, thời gian tới, Chi cục thuế cần có những giải pháp nhằm hạn chế sự biến động trong các khoản nợ khó đòi, nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ xử lý nói riêng và tổng nợ nói chung, sao cho số liệu tổng nợ phải thu mỗi năm càng ngày càng giảm và số nợ đã thu càng ngày càng tăng. Đặc biệt là đối với các khoản nợ khó thu, Cục thuế cần áp dụng các giải pháp cụ thể để giảm thiểu con số này qua mỗi giai đoạn.
Giải pháp cụ thể như sau:
- Làm tốt công tác phân loại nợ, căn cứ vào hồ sơ người nộp thuế hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng như tòa án, phòng tư pháp để thu thập hồ sơ đối với các doanh nghiệp có khoản nợ khó thu từ đó có căn cứ thu nợ
- Lên kế hoạch thu nợ thuế cụ thể đối với từng khoản nợ khó thu, nợ có khả năng thu, nợ chờ điều chỉnh, nợ chờ xử lý....
- Phân công cụ thể các cá nhân và bộ phận thực hiện kế hoạch thu nợ theo từng giai đoạn
- Tăng cường công tác theo dõi quá trình thực hiện thu nợ thuế tại Chi cục Thuế Vĩnh Tường
Sáu là, Tranh thủ sự lãnh chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương: Hàng năm lãnh đạo cơ quan thuế phải báo cáo cụ thể tình hình nợ
đọng thuế với chính quyền địa phương, qua đó đề xuất thành lập ban chỉ đạo chống thất thu cho ngân sách nhà nước bao gồm các cơ quan trong huyện
như: Công an, Thanh tra nhà nước, Kho bạc nhà nước, Phòng Tài chính - kế hoạch, Quản lý thị trường…tiến hành mời doanh nghiệp lên cam kết nộp thuế, nếu có tình trạng chây ì thì thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản sung công quỹ nhà nước.