5. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Nhóm yếu tố khách quan
Thứ nhất, tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng nhất định đến công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử khi tỷ lệ lạm phát tăng cao, khi đó
Chính phủ sẽ phải thực hiện các chính sách tiền tệ thắt chặt, áp dụng mức lãi suất tín dụng cao sẽ làm cho giá cả các mặt hàng, nguyên liệu đầu vào tăng. Điều này sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp tăng làm cho hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp giảm nhiều, dẫn đến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn không có khả năng nộp thuế đúng thời hạn hoặc cố tình chây ỳ nộp thuế dù biết có thể bị phạt chậm nộp từ phía cơ quan thuế.
Thứ hai, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan với cơ quan thuế trong công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như, trường hợp cung cấp số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng, hoặc tại một số địa phương, Ủy ban nhân dân nếu không quan tâm chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng trong công tác phối hợp với cơ quan thuế để đôn đốc, cưỡng chế nợ thì cũng làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba, đặc điểm của nền kinh tế cũng là một yếu tố tác động đến công tác đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu về thuế thì nền kinh tế lạc hậu thì ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế thường không cao. Ý thức tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến hiệu quả công tác quản lý nợ và cưỡng chế thuế. Giả sử ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của đối tượng nộp thuế không tốt, cố tình dây dưa chây ỳ không nộp thuế, hoặc trường hợp do chính sách quy định chưa rõ thì đối tượng nộp thuế sẽ cố tình áp dụng tính thuế sai, khi cơ quan thuế phát hiện ra truy thu thì lại khiếu nại, cố tình không nộp…