5. Kết cấu của luận văn
4.2. Yêu cầu và quan điểm về công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
tại huyện Vĩnh Tường
Về quan điểm công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc, các nội dung chính được Chi cục Thuế huyện Vĩnh Tường đưa ra như sau:
Thứ nhất: Không để nợ vượt quá 5% so với tổng thu NS trên địa bàn
mà TCT giao. Thực hiện tốt nội dung quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế đã được Tổng cục thuế ban hành, theo dõi, phân tích, đối chiếu phân loại nợ thuế chính xác đến việc áp dụng đầy đủ các biện pháp đôn đốc nợ và cương quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.
Thứ hai: Chỉ đạo các bộ phận quản lý nợ thuế phối hợp chặt chẽ với
bộ phận chức năng quản lý thuế, để thực hiện tốt công tác quản lý nợ thuế, cụ thể như:
Phối hợp với bộ phận kê khai kế toán thuế trong việc rà soát, đối chiếu và điều chỉnh nợ thuế, xử lý các khoản nợ ảo, đảm bảo số liệu của người nợ thuế luôn thống nhất với số liệu nợ cơ quan thuế theo dõi. Phối hợp với bộ phận kiểm tra thuế và kê khai thuế trong việc đôn đốc các khoản thuế phát sinh, ngăn chặn và hạn chế phát sinh nợ thuế. Phối hợp với bộ phận Thanh tra thuế trong việc thanh tra xử lý thu hồi nợ thuế sau thanh tra và kịp thời đưa các doanh nghiệp cố tình trây ỳ nợ thuế vào diện phải thanh tra thuế. Phối hợp
tốt với bộ phận tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nợ thuế.
Thứ ba: Tích cực tuyên truyền pháp luật thuế; Thường xuyên nắm bắt
tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, quan tâm tháo gỡ khó khăn khách quan cho các doanh nghiệp, động viên và tạo điều kiện về mặt thời gian để doanh nghiệp từng bước khắc phục khó khăn, ổn định sản xuất và hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách.
Thứ tư: Tập trung chỉ đạo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế
đảm bảo thực hiện đúng, đủ các biện pháp quản lý nợ đối với NNT còn nợ thuế theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật và quy trình quản lý nợ thuế, không để phát sinh thêm số nợ thuế mới. Sửa đổi, bổ sung quy trình quản lý nợ thuế, ban hành quy trình thay thế quy trình cưỡng chế nợ thuế. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần vào việc hoàn thành kế hoạch chung của toàn ngành Thuế.
Thứ năm: Giảm tối thiểu tình trạng nợ khó thu, không để tình trạng các
khoản nợ khó thu, khó đòi để treo số liều nhiều năm không giải quyết được do các doanh nghiệp bị chết, mất tích, mất năng lực dân sự, lên quan đến trách nhiệm hình sự, giải thể lâm vào tình trạng phá sản.
Thứ sáu: Tranh thủ sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, phối
hợp chặt chẽ với các ngành như Ngân hàng, Kho bạc, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch đầu tư… Các cơ quan chức năng như: Công an, Thanh tra, Kiểm sát, Toà án… Các cơ quan thông tin đại chúng như Truyền hình, Đài, Báo… trong công tác đôn đốc, xử lý và áp dụng các biện pháp cưỡng chế thu hồi nợ thuế.