Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí văn hóa xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 62 - 66)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại thành phố, tỉnh Thái Nguyên gia

3.2.4. Thực trạng xây dựng nông thôn mới theo tiêu chí văn hóa xã hội

Nhóm tiêu chuẩn văn hóa - xã hô ̣i được đánh giá bởi các tiêu chí liên quan đến giáo du ̣c, y tế và văn hóa. Kết quả điều tra thực tế tại đi ̣a phương được trình bày trong bảng 3.5. Cu ̣ thể các tiêu chí đa ̣t được như sau:

Bảng 3.5: Thực trạng tiêu chí văn hóa - xã hội của TP Thái Nguyên

Tiêu chí Nội dung

Tiêu chuẩn Nông thôn mới Xã đạt tiêu chuẩn Xã không đạt tiêu chuẩn SL xã (xã) Tỷ lệ (%) SL xã (xã) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (7) (8) Giáo dục 14.1. Đạt chuẩn phổ cập

giáo dục trung học cơ sở Đạt 8 100% 0 0%

14.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) ≥ 70% 8 100% 0 0% 14.3. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ≥ 20% 8 100% 0 0% Y tế

15.1. Tỷ lệ người dân tham

gia các hình thức BH y tế ≥ 20% 8 100% 0 0% 15.2. Y tế xã đạt chuẩn

quốc gia Đạt 8 100% 0 0%

Văn hóa

Xã có từ 70% số thôn bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hoá theo quy định của Bộ Văn hoá-Thể thao và Du lịch

Đạt 6 75% 2 25%

Môi trường

17.1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia

≥ 70% 7 87,5% 1 12,5%

17.2. Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường

Đạt 6 75% 2 25%

17.3. Không có các hoạt động gây suy giảm môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp

Đạt 6 75% 2 25%

17.4. Nghĩa trang được xây

dựng theo quy hoạch Đạt 4 50% 4 50%

17.5. Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định

Đạt 2 25% 6 75%

3.2.4.1. Thực trạng tiêu chí giáo dục

a) Yêu cầu của tiêu chí:

(1) Đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở (đạt cả 2 tiêu chuẩn).

(2) Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt từ 70% trở lên.

(3) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20%.

b) Kết quả thực hiện

1. Mạng lưới các trường lớp

Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thái Nguyên phối hợp với UBND các xã tham mưu UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực hiện công tác Phổ cập giáo dục. Ban chỉ đạo Phổ cập giáo dục cấp xã và cấp thành phố thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thực hiện tốt công tác Phổ cập phấn đấu đạt các tiêu chí của Bộ Giáo dục& Đào tạo quy định.

Trên địa bàn 8 xã đều có đủ 3 cấp học, củng cố, duy trì và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục THCS và hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi ở 8/ 8 xã, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 100%. Số lượng thanh thiếu niên từ 15 - 18 tuổi có bằng tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 91,9%. Với quy định hiện nay thì học sinh học hết lớp 9 có thể đi học trung cấp nghề (TCN) nên trong những năm gần đây công tác định hướng cho người học sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục học lên một bậc học phù hợp với năng lực, nguyện vọng hoặc chọn lựa một nghề thích hợp với năng lực, hoàn cảnh được quan tâm hơn.Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề) đạt 80%. Lao động trong độ tuổi được tham gia các khóa bồi dưỡng (đào tạo) nghề ngắn hạn đạt tỷ lệ 27%, trong đó phần lớn được đào tạo trước khi nhận việc tại các công ty, nhà máy, xí nghiệp.... Lao động được đào tạo dài hạn có chứng chỉ, tốt nghiệp từ trung cấp có văn bằng chuyên môn trở lên, đạt tỷ lệ 33,98%.

c) Kết quả đánh giá:

3.2.4.2. Thực trạng tiêu chí y tế

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt từ 70% trở lên - Y tế xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

b) Kết quả thực hiện

Đến nay có 8/8 xã đạt chuẩn Quốc gia (100%), trong đó có 8/8 xã, đạt Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã; Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế 12.240 người/16800 người đạt ≥ 70%.

Tổng kinh phí đầu tư nâng cấp các trạm y tế là: 3,439 tỷ đồng. Trong đó ngân sách tỉnh: 2,063,4, ngân sách thành phố: 1,375,6 tỷ đồng.

b) Kết quả đánh giá:

So với quy định tiêu chí y tế có 8/ 8 xã đạt.

3.2.4.3. Thực trạng tiêu chí văn hóa

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã được công nhận đạt tiêu chí văn hóa khi có từ 70% xóm trở lên được công nhận và giữ vững danh hiệu “Xóm văn hóa” liên tục từ 05 năm trở lên.

b) Kết quả thực hiện

- Có 102/ 122 xóm văn hóa, đạt 83,6%.

- Có 12.055/ 13.702 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 87,9%. - Số xóm được quy hoạch đất xây dựng nhà văn hóa: 122/122 xóm, đạt 100%.

c) Kết quả đinh giá:

So với quy định, tiêu chí Xã có từ 70% số xóm, trở lên đạt tiêu chuẩn xóm văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch có 6/ 8 xã đạt.

3.2.4.4. Thực trạng tiêu chí môi trường

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 05 yêu cầu: - Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy định đạt 70%. - Các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường. - Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường.

- Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch. - Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

b) Kết quả thực hiện

Trên địa bàn thành phố đã có quy hoạch khu chăn nuôi gia súc gia cầm tập trung, quy hoạch tổng thể nông thôn mới; quy hoạch khu vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung xã Thịnh Đức, cụm công nghiệp xã Cao Ngạn để đảm bảo có hạ tầng xử lý ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp; thu hút các cơ sở sản xuất, dịch vụ đầu tư vào các cụm công nghiệp.

Đã tổ chức rà soát các cơ sở thuộc đối tượng thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải tại 6/ 8 xã trên địa bàn.

Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch 4/ 8.

Thực hiện nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh khảo sát và xây dựng được 05 điểm thu gom rác tập trung tại các xã (Quyết Thắng, Đồng Bẩm, Thịnh Đức, Phúc Trìu, Phúc Xuân, tân cương có khu sử lý rác thải tập trung của thành phố).

Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 87,2%. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 82% (13.890/16.800 hộ);

Các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều có cam kết bảo vệ môi trường, có khu sử lý chất thải có 6/8 xã đạt( Phúc Hà, Cao Ngạn chưa đạt)

Kinh phí huy động thực hiện tiêu chí trong 4 năm là: 5,950 tỷ đồng. Trong

đó: (ngân sách tỉnh 3,750 tỷ đồng, Ngân sách thành phố: 2,2 tỷ đồng,.

c) Kết quả đánh giá:

So với quy định tiêu chí môi trường có 6/ 8 xã đạt (02 xã chưa đạt: Phúc Hà, Cao Ngạn).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 62 - 66)