Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 81 - 84)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới tạ

4.3.1. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn

Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn các xã thuộc thành phố Thái Nguyên là việc cần phải làm ngay, nó là nhân tố hết sức quan trọng góp phần hình thành các trung tâm, các tụ điểm giao lưu kinh tế và mở rộng sự trao đổi, buôn bán, thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn sang sản xuất hàng hố. Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn sẽ khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của từng vùng, góp phần cải thiện bộ mặt kinh tế và đời sống của dân cư nơng thơn. Hồn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với tất cả các xã của Thành phố. Triển khai quy hoạch xây dựng và phát triển các khu dân cư, khu đô thị tại các trung tâm, khu hành chính mới theo định hướng của tỉnh đến năm 2020 đưa Thị trấn Chùa Hang, xã Linh Sơn của Huyện Đồng Hỷ,

xã Sơn Cẩm của huyện Phú Lương, xã Đồng Tiến của huyện Phú Bình về Thành phố và thực hiện việc xây dựng nông thôn mới của các xã mới sát nhận về Thành phố giai đoạn 2020-2025...; Triển khai thực hiện Đề án xây dựng mở rộng thành phố về phía hai bên bờ Sơng Cầu.

- Thực hiện tốt công tác quản lý thị trường. Tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hố, nơng sản đặc biệt thế mạnh cây chè... Tạo điều kiện phát triển mạng lưới kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống sinh hoạt tại các trung tâm cụm xã, làng nghề trên địa bàn các xã nói riêng, thành phố Thái Nguyên nói chung, như: dịch vụ ngân hàng, bưu chính viễn thơng, chợ siêu thị, dịch vụ vận tải...

Huy động tối đa các nguồn lực tại địa phương để lồng ghép với nguồn lực đầu tư của Nhà nước để xây dựng nhanh các dự án, cơng trình trọng điểm đã được xác định trong giai đoạn 2016- 2020, cũng như giai đoạn sau năm 2020. Xây dựng cơ chế hỗ trợ thu hút các nhà đầu tư vào thành phố xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với quy hoạch dân cư.

- Giao thơng nơng thơn: Một số xã có đường đi lại cịn chưa hồn thiện, chưa đồng bộ rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và giao lưu kinh tế với các vùng lân cận trong và ngoài tỉnh. Phấn đấu đến năm 2016, 100% đường liên xã được rải nhựa và bê tơng hóa, 80% đường giao thơng liên thôn được bê tông hoặc rải nhựa.

- Điện nông thôn: Tiếp tục nâng cấp một số đường điện trung thế và hạ thế hiện nay đã xuống cấp, đảm bảo nhu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Công nghệ thông tin trong nông nghiệp: Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống phát thanh truyền hình, nâng cao số lượng và chất lượng, thông tin phong phú, kịp thời, chính xác. Phấn đấu đến năm 2017, 100% số xã của Thành phố có trạm truyền thanh để thực hiện tốt việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của địa phương.

Thực hiện tin học hố trong tra cứu các thơng tin về kỹ thuật và canh tác, các hoạt động quản lý trong lĩnh vực sản xuất, nơng nghiệp và dịch vụ. Hồn chỉnh xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở, hệ thống mạng lưới thơng tin.

- Cơ khí hố và tự động hố trong nơng nghiệp: Đây là biện pháp tích cực để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm góp phần phát triển các mơ hình chăn ni, trồng trọt tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sản xuất theo dây truyền tự động, đối với trồng trọt xây dựng cánh đồng, đồi chè mẫu, những vùng chè đặc sản chất lượng cao, sản xuất chuyên canh tập trung như sản xuất rau an toàn, phát triển kinh tế vườn đồi đưa cây chè là cây mũi nhọn áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong việc trồng chăm sóc, chế biến, bảo quản; đối với chăn nuôi xây dựng các trang trại tập trung xa khu dân cư đảm đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường.

Trong những năm tới cần tiếp tục từng bước thực hiện tự động hố trong nơng sản để duy trì chất lượng sản phẩm; tự động hóa các khâu để đảm bảo chính xác; tự động hố trong chăn ni, thú y; tự động hoá trong việc tưới tiêu và các cơng trình thuỷ lợi;

- Trường học: Duy trì và giữ vững hệ thống mạng lưới trường, lớp; duy trì sỹ số học sinh các cấp học, giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở tiến tới phổ cập giáo dục bậc trung học. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên. Tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất trường học, quan tâm xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học. Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở vật chất, trang thiết bị cho Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp của Thành phố. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2018, 100% trường học được kiên cố hoá và đảm bảo tiếp nhận 100% học sinh trên địa bàn; 100% số xã đạt tiêu chuẩn phổ cập các cấp học.

- Y tế: Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới y tế trong tồn huyện, tăng cường cơng tác đào tạo,bồi dưỡng về chuyên môn, nâng cao y đức cho đội ngũ thầy thuốc, xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám chữa bệnh; làm tốt cơng tác y tế dự phịng, hạn chế dịch bệnh lây lan và phát sinh trên địa bàn. Duy trì 100% số Trạm y tế xã có bác sỹ; từng bước nâng cao chất lượng dân số và hướng tới mục tiêu đạt mức sinh thay thế; Tăng tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế.

- Chợ: Tiếp tục đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống chợ trung tâm cụm xã, chợ của các xã, chợ nông thơn.

- Nhà văn hố: Phấn đấu đến năm 2018, 100% các xóm có Nhà văn hố làm nơi sinh hoạt văn hoá cộng đồng cho dân cư của các xã; Các xã có trung tâm thể dục thể thao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 81 - 84)