Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 32 - 34)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.1.4. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu ngành

nông nghiệp

a. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Tái cơ cấu là một quá trình phức tạp, khó khăn và lâu dài cần được thường xuyên đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm để điều chỉnh phù hợp với thực tế trên cơ sở xây dựng một hệ thống giám sát, đánh giá và tham vấn thông tin phản hồi từ các bên liên quan. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Tái cơ cấu nông nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hiện đang được thúc đẩy mạnh mẽ, rộng khắp trên toàn quốc.

Tái cơ cấu nông nghiệp, tất yếu sẽ gắn chặt với việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai. Vì dù chuyển đổi theo hướng nào thì cũng đều trên nền khai thác tốt nhất nguồn lực đất đai để tạo ra giá trị cao hơn. Do vậy, điều quan trong là phải tạo ra được đột phá trong việc sử dụng đất nông nghiệp, nâng cao khả năng sản xuất của đất.

Trên thực tế, nếu sử dụng hiệu quả đất đai theo hướng hợp lý, phù hợp với kinh tế thị trường lấy hiệu quả làm trọng thì nơi đó nhân dân yên tâm sản xuất trên mảnh ruộng của mình, ngược lại nông dân bỏ ruộng, ruộng thành hoang hóa thì sẽ rất lãng phí nguồn lực.

Tái cơ cấu nông nghiệp phát huy lợi thế tạo ra chuỗi giá trị lợi ích, đó là quan điểm chỉ đạo của các địa phương cũng như khu vực trong việc xây dựng

ngành nông nghiệp phát triển. Để thúc đẩy tăng trưởng, phát huy những tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp từ chăn nuôi đại gia súc, phát triển cây chè, cam, dược liệu theo hướng hàng hóa. Các địa phương đã tập trung cho việc tái cơ cấu để biến những lợi thế thành những sản phẩm theo chuỗi giá trị. Thu hút các nhà đầu tư trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp là một trong những đòn bẩy tạo đà cho tăng trưởng và phát triển của ngành nông nghiệp.

b. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và tái cơ cấu nông nghiệp

Vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp hiện nay, có nhiều việc phải làm tuy nhiên, căn bản của việc này vẫn phải là có một chính sách tốt về đất đai, phát huy nguồn lực đất đai, nâng cao khả năng sinh sản của đất đai hướng tới một nền nông nghiệp phát triển hiệu quả và bền vững.

Tái cơ cấu nông nghiệp bao gồm ít nhất 6 nội dung sau đây:

a. Trồng trọt: Tái cơ cấu trồng trọt theo hướng phát triển sản xuất quy mô

lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế vùng, miền; Cơ cấu lại hệ thống tổ chức sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; khuyến khích doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản với nông dân; phát triển các nhóm nông dân hợp tác tự nguyện, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; Hỗ trợ tập huấn, khuyến nông và các dịch vụ tư vấn nhằm nâng cao kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch cho nông dân,...

b. Chăn nuôi: Phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại, gia trại; hình thành

các vùng chăn nuôi xa thành phố, khu dân cư; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, cắt giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng,...

c. Thủy sản: Tập trung sản xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực

(tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra, rô phi, nhuyễn thể); tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) phù

hợp quy chuẩn quốc tế; Đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong chế biến nâng cao giá trị sản phẩm; cơ cấu lại sản phẩm chế biến đông lạnh theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền, giá trị gia tăng cao; mở rộng áp dụng hệ thống quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (theo ISO,…); nghiên cứu và đầu tư ứng dụng công nghệ bảo quản trong và sau thu hoạch để giảm tỉ lệ thất thoát và xuất khẩu thủy sản sống có giá trị cao.

d. Lâm nghiệp: Phấn đấu năm 2020 đạt cơ cấu kinh tế ngành là: 25%

giá trị dịch vụ môi trường rừng, 25% giá trị sản xuất lâm sinh và 50% giá trị công nghiệp chế biến đồ gỗ và lâm sản khác; chuyển đổi cơ cấu sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn nhằm tạo vùng nguyên liệu tập trung, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, giảm dần nhập khẩu gỗ nguyên liệu.

e. Sản xuất muối: Đến năm 2020, sản lượng muối cả nước đạt khoảng 1,35

triệu tấn, trong đó muối công nghiệp chiếm 70%, muối thủ công chiếm 30%.

g. Phát triển công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn.

Qua đây ta thấy rõ ràng có sự liên quan giữa hiệu quả sử dụng đất với tái cơ cấu nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)