Giải pháp về môi trường sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 101 - 108)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.4.5. Giải pháp về môi trường sử dụng đất nông nghiệp

- Bón phân và sử dụng thuốc BVTV hợp lý: Lượng bón phân hóa học không cân đối giữa N, P, K, sử dụng thuốc BVTV không đúng cách và liều lượng là những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có cơ chế quản lý sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhằm giảm dư lượng thuốc BVTV để đảm bảo môi trường đất, nước, không khí. Mặt khác cán bộ khuyến nông thường xuyên thăm đồng kiểm tra dịch bệnh phát hiện kịp thời tình hình sâu bệnh hại để thông báo trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng cho người dân biết và phun thuốc kịp thời, tránh tình trạng lạm dụng thuốc BVTV.

- Cần chú trọng kết hợp cây họ đậu trong các kiểu hình sử dụng đất để góp phần cải tạo đất, đem lại hiệu quả môi trường cao.

- Giám sát, ngăn chặn, xử lý nước thải từ các khu công nghiệp, làng nghề và các khu tập trung dân cư xâm nhập vào đất sản xuất nông nghiệp.

- Giám sát, quản lý chặt chẽ nguồn và lượng thức ăn trong nuôi trồng thủy sản; thường xuyên thay nước, sục khí, có những biện pháp xử lý hồ đầm an toàn với môi trường.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra môi trường công nghiệp, khuyến khích và bắt buộc áp dụng các biện pháp xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn quy định về chất lượng môi trường.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ hơn công tác bảo vệ, xử lý môi trường ở từng cơ sở trong cụm điểm công nghiệp trong tiểu vùng sản xuất nông nghiệp. - Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân, phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường.

- Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn đất hoang hóa, chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đất đai là nguồn lực căn bản, đóng vai trò nền tảng của sự phát triển quốc gia, trong đó đối với đất nước ta có hơn 70 % dân cư sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp thì đất nông nghiệp là đối tượng và tư liệu sản xuất chính của đa số cư dân này. Do vậy, việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp luôn cần được quan tâm đúng mức.

Huyện Nho Quan là huyện miền núi. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 78,9%; Phần đa cư dân sống và sản xuất canh tác trên đất nông nghiệp. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo những số liệu đã lượng hóa cho thấy: Hiệu quả kinh tế là khá cao. Việc sử dụng đất nông nghiệp đã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tiến bộ nhất định trong hệ thống phát triển và theo hướng sản xuất hàng hóa, sản xuất trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị.

Nho Quan đã khai thác được thế mạnh của đất, trồng các loại cây về cơ bản phù hợp với chất đất và mang lại thu nhập ổn định cho bà con nông dân, gắn với việc phát triển các nhóm cây trồng chủ lực theo lợi thế của từng địa phương, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đã dần tạo ra được các vùng chuyên canh có quy mô và phát huy hiệu quả kinh tế, hình thành thương hiệu sản phẩm. Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, các loại nông sản mới, có tính hàng hoá mới chỉ mang tính tự phát. Nhiều vấn đề bức xúc về đất đai có liên quan đến đất nông nghiệp.

Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất nông nghiệp vẫn còn ở mức độ vừa phải. Sản xuất nông nghiệp còn mang nặng tính truyền thống, các loại nông sản mới, có tính hàng hoá mới chỉ mang tính tự phát. Nhiều vấn đề bức xúc về đất đai có liên quan đến đất nông nghiệp. Việc sử dụng đất nông nghiệp ở huyện về cơ bản đảm bảo hiệu quả về môi trường, tuy nhiên, đã bắt đầu thấy những dấu hiệu xảy ra cục bộ như tình trạng ngộ độc thực phẩm, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không khí…

Thời gian tới, để phát huy, tác dụng, sức sản xuất của đất nông nghiệp, cần tiếp tục tiến hành các phải pháp: Giải pháp về kỹ thuật canh tác, Giải pháp về khuyến nông, giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải pháp về khoa học, kỹ thuật và một số giải pháp cụ thể khác.

2. Khuyến nghị

2.1. Một số khuyến nghị về sử dụng kết quả đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo

- Đề nghị chính quyền địa phương huyện Nho Quan và các địa phương khác có điều kiện tương tự như huyện Nho Quan có thể tham khảo, vận dụng kết quả nghiên cứu này để chỉ đạo, điều hành quản lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được cho là hướng nghiên cứu tốt cho những nghiên cứu tiếp theo.

2.2. Đối với Đảng và Nhà nước

- Cần phải có những bước đột phá về chính sách đất đai. Phải đột phá về chính sách đất đai để tích tụ đất vào những người sản xuất, kinh doanh giỏi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; việc xây dựng khung pháp lý cần phù hợp, minh bạch cho các hình thức tích tụ ruộng đất, cần loại bỏ tình trạng tích tụ và sử dụng ruộng đất theo hình thức đầu cơ, "phát canh thu tô".

Nhà nước cần tập trung xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý thông thoáng, ổn định và minh bạch, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của người nông dân, lợi ích của các nhà đầu tư, lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế và sự ổn định, trật tự của các quan hệ xã hội có liên quan

- Đất đai trong nông nghiệp cũng phải được sử dụng linh hoạt theo tín hiệu của thị trường. Giá trị của sản phẩm cao, cần được đầu tư thích đáng. Có như thế mới xây dựng được những vùng chuyên canh và thu hút doanh nghiệp đầu tư.

- Làm tốt công tác quy hoạch đất nông nghiệp gắn liền với cách chính sách tái cơ cấu nền kinh tế

2.3. Đối với huyện Nho Quan

- Để có cái nhìn chi tiết và chính xác hơn về việc thiếu vốn tác động tới việc phát triển và chuyển đổi các mô hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao, địa phương cần có các khảo sát, nghiên cứu về thực trạng việc áp dụng chính sách tài chính của địa phương với người dân, từ đó đưa ra được các phương án hỗ trợ tốt nhất cho người dân.

- Trong thời gian tới huyện cần chú trọng đầu tư phát triển các loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cao như: loại hình sử dụng đất chuyên màu, nuôi trồng thủy sản, những cây trồng có hiệu quả thấp như: Ngô, lúa không nên mở rộng diện tích mà chỉ xem là những cây trồng tận dụng đất.

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có những nghiên cứu sâu hơn về thị trường nông sản để có thể định hướng được lợi thế sản xuất, phát triển hàng hóa.

- Phòng Tài nguyên-Môi trường cần có quy hoạch đảm bảo bình ổn quỹ đất nông nghiệp, nhất là những vùng có khả năng cho nông sản cao.

- Cảnh sát môi trường cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường, tránh các dịch vụ, cơ sở sản xuất, hộ gia đình làm hại môi trường, ảnh hưởng đất nguồn đất, nguồn nước bất lợi cho sản xuất nông nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Lan Anh (2012), Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất

huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng. Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai.

Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

3. Lê Thái Bạt (2008), “Thoái hóa đất và sử dụng đất bền vững”, Kỷ yếu

hội thảo sử dụng đất hiệu quả, bền vững, hiệu quả, Báo cáo 6, Hà Nội,

ngày 21 tháng 10 năm 2008.

4. Chi cục Thống kê huyện Nho Quan (2018). Niên giám thống kê huyện Nho Quan.

5. Ngô Thế Dân (2001). "Một số vấn đề khoa học công nghệ nông nghiệp trong thời kỳ CNH - HĐH nông nghiệp", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 6.

6. Lê Quốc Doanh và Hà Đình Tuấn (2008), Canh tác trên đất dốc miền

núi miền Bắc Việt Nam, Hội Khoa học đất Việt Nam.

7. Đỗ Nguyên Hải (1999), Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi

trường trong quản lý đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp, Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Đỗ Nguyên Hải (2001), Đánh giá đất và hướng sử dụng đất đai bền

vững trong sản xuất nông nghiệp của huyện Tiên Sơn - Bắc Ninh, Luận

án Tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

9. Vũ Anh Hùng (2008), Nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông

nghiệp huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, Đại học Nông nghiệp, Hà Nội

10. Hội khoa học đất (2000), Đất Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Khang, Tôn Thất Chiểu, Lê Thái Bạt (2000), Đánh giá phân

12. Đỗ Thị Lan (2007), Giáo trình kinh tế tài nguyên đất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Lập (2018), “Nội dung, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp”, Tạp chí KH-CN Nghệ An, số 9.

14. Nguyễn Văn Long (2012). Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất

đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Luận văn thạc sĩ Quản lý đất đai.

Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012.

15. Trần Thị Mận (2011), Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất

nông nghiệp trên địa bàn huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, Đại học Nông

nghiệp I, Hà Nội.

16. Phan Sỹ Mẫn và Nguyễn Việt Anh (2001), Những giải pháp cho nền sản

xuất nông nghiệp hàng hoá, Tạp chí Tia sáng, số tháng 3, 2011.

17. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2013). Luật đất đai 2013.

18. Trường Sinh (2018), Kinh tế Ninh Bình: Hướng đến mục tiêu toàn diện,

bền vững. Báo Ninh Bình điện tử, http://baoninhbinh.org.vn, truy cập

ngày 15/2/2019.

19. Đặng Kim Sơn, “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Sử dụng đất đai theo tín hiệu thị trường”, Diễn đàn doanh nghiệp, 4/9/2016.

20. Nguyễn Ích Tân (chủ biên) (2000), Nghiên cứu tiềm năng đất đai, nguồn nước và xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp nhằm khai thác có hiệu

quả kinh tế cao một số vùng úng trũng đồng bằng sông Hồng, Đại Học

nông Nghiệp I, Hà Nội.

21. Đào Thế Tuấn và Pascal Bergeret (1998), Hệ thống nông nghiệp tại lưu

vực sông Hồng, Hợp tác Pháp - Việt chương trình lưu vực sông Hồng,

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Vũ Thành, Mai Văn Bảo (2018), “Nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp”, Báo Nhân dân số 2, số 3 tháng 8.

23. UBND huyện Nho Quan (2017), Số liệu thống kê đất đai 2011 huyện

Nho Quan.

24. UBND huyện Nho Quan, 2018. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội huyện

Nho Quan tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2016 - 2018.

25. Nguyễn Thị Vòng và các cộng sự (2001), Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ đánh giá hiệu quả sử dụng đất thông qua chuyển đổi cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)