4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Tính đến 2018, toàn huyện Nho Quan có tổng diện tích tự nhiên là 45.052,5ha, trong đó đất dành cho nông nghiệp chiếm hơn 35,5 nghìn ha tương đương 78,9% diện tích đất đai của toàn huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm hơn 7,1 nghìn ha, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 2,3 nghìn ha.
Huyện Nho Quan với tổng số 27 xã, thị trấn, tổng dân số toàn huyện theo số liệu của chi cục thống kê huyện Nho Quan tính đến tháng 12/2017 là 150.136 người, mật độ dân số là 332 người/ km2 trong đó độ tuổi lao động chiếm 66,57% điều này cho thấy huyện Nho Quan có nguồn lao động dồi dào và cần phải có chương trình đào tạo việc làm cho lực lượng lao động này.
Dân số nông thôn năm 2017 là 140.746 người, chiếm 93,7% trên tổng dân sô toàn huyện; Dân số trung bình thành thị năm 2017 là 9.390 người, chiếm 6,3% trên tổng dân số toàn huyện.
Nho Quan là quê hương của nhiều danh nhân như Dương Văn Nga, quê ngoại Vua Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây có nhiều di tích truyền thuyết gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh như di tích Đàn Tế Trời ở đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu; đền Vua Đinh ở thôn Lão Cầu xã Văn Phú; Các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thủy và các đình thôn Lược, đình Ngọc Mỹ thôn Me, đình Vua làng Xát, đền làng Đông Thịnh ở xã Sơn Lai đều thuộc Nho Quan.
Giao thông: Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương, hệ thống giao thông trên toàn huyện phát triển khá mạnh. Phát triển đồng bộ cùng với ngành du lịch. Hiện tại, 27/27 xã thị trấn có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm xã và tỷ lệ cứng hóa đường giao thông theo chủ trương nông thôn mới đạt 80,30%.
Hệ thống giao thông đường bộ của huyện gồm: Quốc lộ 12, quốc lộ 45, tỉnh lộ 477, tỉnh lộ 491 và tỉnh lộ 479.
Năm 2018 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình giao thông là huyết mạch của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.
Thuỷ lợi: Với hệ thống sông ngòi và các kênh lớn như hiện nay, Nho Quan đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước. Xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng với các trạm bơm lớn nhỏ bố trí hợp lý trên địa bàn huyện, có khả năng tưới chủ động và đảm bảo tiêu với lượng mưa dưới 150 mm.
Tổng diện tích đất thuỷ lợi của huyện là 958,38 ha, chiếm 2,1% so với tổng diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều, sông ngòi và các công trình phục vụ thuỷ lợi như trạm bơm, dự trữ phòng chống bão lụt. Hiện tại, hệ thống thủy nông và hệ thống công trình hiện có phục vụ tưới cho 10.326,88 ha đất lúa đạt 100% diện tích lúa được tưới và loại cây khác được tưới gần 96% diện tích; tiêu cho diện tích lưu vực đã được xác định đạt 100%.
Tuy nhiên vào mua mưa bão lớn, địa hình thì phức tạp vẫn còn gây ra nhiều úng lụt trên quy mô lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân
Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, đã tạo thêm việc làm cho người lao động.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã có sự tăng trưởng khá từ năm 2015 - 2018 tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%. Cụ thể như sau: Về nông nghiệp, nếu như năm 2015 tỷ trọng nông nghiệp là 30,4%, năm 2016 là 23,5%, năm 2017 là 16% thì đến năm 2018 chỉ còn là 11%. Theo đó ty trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 29,5% năm 2015 lên 34,5% năm 2016, 39% năm 2017 và 38% năm 2018. Tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ cũng tăng từ 40,1% năm 2015, lên 42,6% năm 2016, 45% năm 2017 và 51% năm 2018. Rõ ràng rằng kinh tế huyện Nho Quan tiếp tục phát triển tương đối toàn diện qua các năm, tốc độ tăng trưởng khá cao, ngành sản xuất nông nghiệp giảm tương đối mạnh trong các năm gần đây, ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ - thương mại phát triển theo hướng tăng dần, đặc biệt là dịch vụ - thương mại cùng với sự phát triển của các làng hoa, cây cảnh, cây ăn quả.