4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.2.1. Kinh nghiệm hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp gắn với tái cơ cấu
ngành nông nghiệp của một số địa phương
1.2.1.1. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam
Đất nông nghiệp ở Việt Nam chưa được sử dụng một cách có hiệu quả, thực tế đó được thể hiện qua những khía cạnh sau:
* Đầu tư và hiệu quả khai thác tài nguyên đất nông nghiệp ở Việt Nam nói chung chưa cao, thể hiện ở tỷ lệ đất thuỷ lợi hoá, hệ số sử dụng đất thấp, chỉ đạt 1,6 vụ/năm; năng suất cây trồng thấp, chỉ có năng suất lúa, cà phê, ngô đã đạt và vượt mức trung bình thế giới. Năng suất trung bình của thế giới đối với từng loại cây trồng này là: lúa: 4 tấn/hecta, ngô: 5,5 tấn/hecta và cà phê đạt 7 tạ nhân/hecta còn ở Việt Nam là 2,1 tấn nhân/hecta. Đất SXNN của Việt
Nam chỉ chiếm 28,38% tổng diện tích đất nông nghiệp và gần tương đương với diện tích này là diện tích đất chưa sử dụng. Tỷ lệ này cho thấy cần có nhiều biện pháp thiết thực hơn để có thể khai thác được diện tích đất nói trên phục vụ cho các mục đích khác nhau. Bên cạnh đó, thu nhập từ SXNN còn ở mức thấp, năm 2010 thu nhập bình quân của nông dân cả nước chỉ đạt khoảng 3,5 triệu/hộ/năm tức là khoảng gần 300 ngàn đồng/hộ/tháng.
* Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển để đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương chưa cao. Những con số dự báo chưa được tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và nhu cầu của thị trường bất động sản. Thực tế này đã dẫn đến hậu quả là vừa thiếu, vừa thừa quỹ đất và thường phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hơn nữa, trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được xác định rõ.
Theo tác giả Lê Quốc Dung (2010), đất lúa là loại đất đặc biệt quan trọng đối với một đất nước có tới hơn 70% dân số làm nông nghiệp như Việt Nam. Thực tế, quy hoạch sử dụng đất những năm qua cho thấy vẫn còn tình trạng lấy đất phục vụ mục đích phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp có năng suất cao, thậm chí trên đất chuyên trồng lúa nước, trong khi ở địa phương vẫn còn các loại đất khác. Nhiều "bờ xôi, ruộng mật" đã bị các KCN chiếm mất. Quy hoạch cho phép giảm đất lúa quá dễ dãi so với nhu cầu, trong khi đó đất các KCN chỉ lấp đầy 46% gây nhiều lãng phí và bức xúc trong nhân dân.
Cũng về tình trạng này, tác giả Đặng Kim Sơn (2011) cho rằng, các nhà hoạch định chính sách đang lo lắng chính đáng về viễn cảnh chuyển đổi đất lúa bừa bãi và không được giám sát đầy đủ các mục đích sử dụng. Ở ngoại ô các thành phố, có áp lực ngày càng lớn đối với việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang mục đích công nghiệp và đô thị. Đất lúa chuyển đổi để xây dựng một khu công nghiệp sẽ bị mất đi mãi mãi đối với nông nghiệp.
Sự kém hiệu quả còn thể hiện ở sự phối hợp chưa tốt giữa các Bộ, ngành, các địa phương trong công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, nhất là giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, giữa quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông nghiệp với quy hoạch sử dụng đất cho nuôi trồng thuỷ sản. Phần lớn các địa phương, nhất là các thành phố còn lúng túng trong việc gắn kết giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn. Nhiều quy hoạch ngành được xây dựng sau khi quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt nên không được cập nhật đầy đủ dẫn đến vướng mắctrong quá trình thực hiện.
Từ chất lượng quy hoạch này, theo tác giả Đặng Kim Sơn (2011), một thực tế dễ thấy là: “Một trong những chỉ tiêu không đạt của quy hoạch là chưa đảm bảo đất cư trú cho cư dân nông thôn. Dù đô thị có nhiều khu bỏ trống nhưng nông thôn thì đất ở rất chật, mất vệ sinh và không đảm bảo văn hoá, môi trường”.
Kết quả kiểm kê cho thấy phần lớn các chỉ tiêu đều không theo quy hoạch sử dụng đất, hoặc là không hoàn thành, hoặc là thực hiện quá chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt. Trong đó, đất trồng lúa nước vượt 10,3%, đất trồng cây lâu năm vượt 10,87% và đất ở vượt 2%; các loại đất không đạt chỉ tiêu quy hoạch gồm đất nuôi trồng thủy sản chỉ đạt 84,72%, đất lâm nghiệp 96,27%, đất chuyên dùng đạt 94,28%.
* Lãng phí đất nông nghiệp: Việc phát triển các khu đô thị mới ở
một số thành phố lớn còn phân tán, tạo nên nhiều khu đất nông nghiệp xen kẹt giữa các khu đô thị bị bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí rất lớn như ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Luật Đất đai quy định mỗi xã chỉ để lại không quá 5% đất nông nghiệp dành cho công ích, song kết quả kiểm kê cho thấy hiện còn 21 tỉnh, thành phố để lại quỹ đất này quá tỷ lệ cho phép.
Theo nghiên cứu của tác giả Đặng Hùng Võ (2011), phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị giảm đều do sử dụng vào mục đích xây dựng KCN, KCX,
các khu vui chơi giải trí (sân golf) hoặc để hoang hóa. Tính đến 6/2009, toàn quốc có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145 dự án đó được cấp đất, 84 dự án đó được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện tích các sân golf là 52.700 hecta, bình quân hơn 300 hecta cho 1 sân; chiếm dụng 10.500 hecta đất nông nghiệp; 2.900 hecta đất lúa. Đối với các KCN, KCX... mặc dù đã được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng đất vẫn bị bỏ không gây ra tình trạng hết sức lãng phí như: KCN Xuyên Á (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 với diện tích 306 hecta nhưng đến nay mới cho thuê được 14,56% diện tích; KCN Đức Hòa (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 nhưng mới cho thuê được 26,16%/ 274 hecta diện tích; KCN Tân Hương (Tiền Giang) được cấp giấy phép từ năm 2004 mới cho thuê được 0,76%/197 hecta diện tích; KCN Nam sông Cần Thơ đó có 2.000 hecta đất nông nghiệp bị quy hoạch nhưng vẫn chưa có kế hoạch sử dụng; KCN Phố Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép hoạt động từ 2003 nhưng mới cho thuê được 37,31% /95 hecta diện tích; KCN Hà Nội - Đài Từ được cấp giấy phép năm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 hecta diện tích,...
Cũng theo tác giả này, từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71.394 hecta đất, trong đó 45.854 hecta có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 hecta vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy 46%.Điều này đã khiến cho các KCN thừa diện tích, trong khi đó diện tích đất nông nghiệp lại bị giảm.
Ngoài ra, việc quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị nhiều nơi còn dàn trải, có không ít địa phương tỷ lệ lấp đầy còn dưới 60% song vẫn đề nghị mở thêm nhiều khu, cụm công nghiệp khác mà quỹ đất phần lớn lại là lấy từ đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cơ cấu sử dụng đất ở nhiều lĩnh vực hiện nay chưa hợp lý. Bằng chứng về cơ cấu đất ở nông thôn: đất dành cho giao thông nông thôn và đất dành cho các công trình công cộng còn thiếu,
nhất là tại các tỉnh TD - MNPB. Quỹ đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo,… chưa đáp ứng được nhu cầu, vị trí quy hoạch chưa hợp lý trong khi vẫn còn nhiều diện tích đất và đất nông nghiệp bỏ hoang.
1.2.1.2. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
Đồng Tháp là một trong 13 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đầu nguồn sông Cửu Long chảy vào Việt Nam; có diện tích tự nhiên 3.374 km2 , số dân 1,67 triệu người. Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là vùng đất trũng của khu vực Đồng Tháp Mười nên hàng năm lũ thường về sớm hơn, mức ngập cao hơn và thời gian ngập dài hơn so với các địa phương khác. Do vậy, nơi đây vừa được “trời cho” lượng cá tôm và phù sa mỗi mùa nước lũ về nhưng cũng là nơi gặp nhiều hệ lụy và khó khăn trong việc bố trí thời vụ sản xuất cũng như phát sinh nhiều chi phí trong đời sống sinh hoạt của người dân. Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nông nghiệp để đem lại hiệu quả kinh tế cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp bởi đồng đất rộng, phì nhiêu, sông ngòi chằng chịt thuận tiện, người dân lại cần cù chịu khó, nhiều kinh nghiệm, đôn hậu, nghĩa tình và tỉnh xác định phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình đổi mới. Thời gian qua, huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình phát triển vì cơ bản vẫn là tỉnh thuần nông, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, trong khi thời tiết, khí hậu có nhiều biến đổi phức tạp, khó lường. Chính vì thế ngành nông nghiệp của tỉnh thường gặp những câu chuyện điển hình bấy nay là “chi phí cao, thu nhập thấp”, “được mùa, mất giá”, “giải cứu nông sản”. Đề nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp bằng các mô hình như:
Tháng 7/2016 huyện Châu Thành có một sáng kiến mới là canh tân “Hội quán” và Mô hình Hội quán đã ra mắt, đánh dấu sự chủ động có tính
sáng tạo của bà con nông dân. “Hội quán” là một không gian cộng đồng rộng mở, tươi mới, không chỉ là nơi hội tụ, trao đổi tâm tư, chia sẻ vui buồn của anh em, cô bác, bà con thôn xóm; mà còn là nơi “nói cho nhau nghe và nghe nhau nói” về công ăn việc làm, cùng chung trách nhiệm, bàn chuyện sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, thông tin về hàng hóa nông sản, trao đổi kinh nghiệm và hiến kế để vượt khó đi lên. Với mục đích rõ ràng, phương pháp cởi mở, thông thoáng, cách thức thiết thực, “Hội quán” có sức hấp dẫn, ngày càng thấy hữu ích và hiệu quả, hình thành phong cách cùng nghĩ, cùng làm, cùng tháo gỡ khó khăn và phát huy sáng kiến, tạo động lực mới trong đời sống, sinh hoạt của người nông dân.
Phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp đặc thù của của huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp là có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp nhưng cũng là nơi gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc giải quyết đồng bộ các nhiệm vụ của vấn đề “tam nông”. Nhận thức rõ điều đó, Tỉnh ủy và HĐND, UBND tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều giải pháp đột phá, trong đó có chủ trương hết sức cụ thể về việc phát triển công nghiệp, thương mại để hỗ trợ cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, kêu gọi các doanh nghiệp cùng vào cuộc, tăng cường các nguồn lực cho lĩnh vực công nghiệp và thương mại gắn với phát triển nông nghiệp. Tỉnh chú trọng xây dựng mối liên kết phát triển giữa doanh nghiệp - hợp tác xã - nông dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất của các hợp tác xã, đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp hỗ trợ, hướng tới nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước xây dựng nhãn hiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm nông nghiệp.
- Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, vệc tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp xưa nay chủ yếu dựa vào thương lái dẫn đến tình trạng người dân làm nhưng chỉ dựa vào may rủi mùa vụ còn thương lái dựa vào may rủi thị trường và không ít trường hợp thương lái ép giá nông dân. Vậy nên việc xây dựng mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất
và tiêu thụ nông sản là chủ trương lớn và nhiệm vụ quan trọng mà Đồng Tháp đã đặt ra. Huyện Châu Thành đang đi đầu trong việc xây dựng mối liên kết đó.
Các cấp, các ngành của huyện Châu Thành chung tay thực hiện chủ trương liên kết doanh nghiệp với nông dân bằng các biện pháp thiết thực để tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển theo hướng “Hợp tác - Liên kết - Thị trường” và “Giảm chi phí - Tăng chất lượng - Chế biến tinh”. Với cách làm thiết thực, được đông đảo nông dân và doanh nhân hưởng ứng tích cực, đến nay, huyện Châu Thành đã đạt được một số kết quả khả quan. Đối với lúa gạo, từ năm 2015 đến nay, nhiều hợp tác xã trong huyện đã liên kết bao tiêu với nhiều doanh nghiệp, đem lại lợi nhuận cho nông dân từ 300 - 700 đồng/kg. Các doanh nghiệp đưa ra quy trình sản xuất, tạm ứng một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và cam kết mua toàn bộ sản lượng nông sản đạt tiêu chuẩn. Đối với cá tra,phần lớn diện tích nuôi cá có sự liên kết giữa hộ nuôi với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị gia tăng với các hình thức thiết thực nuôi gia công và nuôi có ký hợp đồng bao tiêu. Đối với cây ăn trái, tập trung là nhãn, chanh và thanh long, nông dân liên kết tiêu thụ với công ty VINA T&T xuất khẩu nhãn sang thị trường Mỹ và đạt mức giá bán của nông dân từ 30.000 đồng - 40.000 đồng/kg. Công ty VINECO và công ty Viet Dela tiêu thụ chanh cho nông dân với giá bán ổn định. Công ty Thành Vũ và công ty Vạn Phát liên kết tiêu thụ thanh long cho nông dân với giá cả ổn định, hợp lý, tạo đầu ra luôn ổn định và nâng cao thu nhập cho người dân.
1.2.1.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh
Theo quy hoạch, đến năm 2020 tỉnh Bắc Ninh có 38.505 ha đất nông nghiệp, chiếm 46,8% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh; đất phi nông nghiệp là 43.766 ha, chiếm 53,2%. Huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh 6 tháng đầu năm 2018 tổng sản phẩm GRDP toàn huyện (giá so sánh 2010) đạt 3.209,97 tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2017, trong đó, khu vực Nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản 422,667 tỷ đồng, tăng 1,6% so cùng kỳ; Công nghiệp - xây dựng 1.786,811 tỷ đồng, tăng 9,3% so cùng kỳ; Dịch vụ 1.000,496 tỷ đồng, tăng 11,4% so cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, khu vực Công nghiệp - Xây dựng chiếm 51,8%; Dịch vụ 34,8%; Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 13,4%.
Để đạt được các thành công này thì trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, các đồng chí Lãnh đạo huyện tăng cường làm việc với các ngành, địa phương, tập trung chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của UBND huyện; nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi nhất cho sự phát triển. Quan tâm phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn để làm cho hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp được nâng cao góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, tích cực thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, tổng số tiêu chí toàn huyện đạt tính đến hết tháng 6/2018 là 380 tiêu chí, tương đương 19 tiêu chí/xã. Hiện đã chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp có thẩm quyền công nhận 6 xã còn lại đạt chuẩn Nông thôn mới; huyện