Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 44)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.3. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

Đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến vấn đề hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp như các nghiên cứu

Theo Phạm Thị Lan Anh (2012), trong công trình “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”, tác giả cho biết: Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp chưa hợp lý: Phần lớn diện tích đất của huyện là đất dốc, nhưng trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp (7.638,74 ha. thì có tới 97,91% là diện tích đất trồng cây hàng năm (7.479,10 ha., diện tích trồng cây lâu năm không đáng kể 159,64 ha, chiếm 2,09% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Hạ Lang có 7 nhóm đất, 19 đơn vị đất và 75 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng phong phú, đa dạng. Trong 7 nhóm đất của huyện Hạ Lang thì có 4 nhóm đất thuận lợi hơn cả cho sản xuất nông nghiệp là đất phù sa, đất tích vôi, đất nâu và đất đỏ. Nhóm đất xám có khả năng sử dụng đa dạng cho sản xuất nông lâm nghiệp. Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá cần đặc biệt quan tâm cải tạo và bảo vệ. Đất glây cần được sử dụng hợp lý cho cây trồng nước hoặc theo phương thức đa canh. Toàn bộ đất đai huyện Hạ Lang được xác định 21 kiểu thích nghi, mỗi kiểu thích nghi được xác định cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất. Trong các loại hình sử dụng đất điển hình trên địa bàn huyện được lựa chọn để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thì mía đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cach tác lúa nước mang tính truyền thống, mang lại hiệu quả kinh tế trung bình và bảo vệ được đất, giải quyết được nhiều lao động. Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Lang năm 2011 và đặc điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang, diện tích các loại đất được đề xuất phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau: Đất nông nghiệp có 43.413,75 ha, chiếm 95,04% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hàng năm có 6.751,59 ha, chiếm 88,21 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm có 902,76 ha, chiếm

11,79% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Một số giải pháp định hướng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất được đề tài đưa ra là: giải pháp quy hoạch, giải pháp chính sách quản lý, giải pháp kỹ thuật, và giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

Còn theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Long (2012), trong đề tài “Đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đai huyện An Lão, thành phố Hải Phòng”, tác giả cho biết: Huyện An Lão là huyện có vị trí, địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Qua phân tích hiện trạng, cơ cấu, biến động sử dụng đất huyện An Lão, nhận thấy, về cơ bản huyện đã sử dụng đất có hiệu quả phù hợp với cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp. Đề tài đã lựa chọn 3 loại hình sử dụng đất đưa vào đánh giá (lúa, màu và thủy sản), tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu, xây dựng các bản đồ thành phần, trên cơ sở đó bằng GIS xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, phân hạng thích nghi đất đai đối với loại hình sử dụng đất lúa và màu, xây dựng bản đồ định hướng sử dụng đất cho khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng, biến động sử dụng đất, tiềm năng sử dụng đất đai của huyện (bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ thổ nhưỡng từ đó ra bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ định hướng sử dụng đất)và trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội đề tài đã đề xuất định hướng sử dụng đất huyện An Lão. Quỹ đất đai của huyện về cơ bản được định hướng sử dụng đất theo hướng thâm canh, chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả ở những vùng trũng sang nuôi trồng thủy sản, tăng diện tích đất cho các mục đích công cộng như giao thông,… đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, khai thác đưa diện tích đất chưa sử dụng cho lâm nghiệp và các mục đích khác.

Phạm Văn Dư (2009) đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng. Theo kết quả nghiên cứu, tính đến năm 2006, đồng bằng Sông Hồng có diện tích xấp

xỉ 15.000 km2, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 855 ngàn hecta, bằng 57% tổng diện tích. Tổng dân số là 17,6 triệu người, trong đó 13,4 triệu là dân số nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, trong những năm qua, do các thửa ruộng manh mún, cách làm ăn cá thể, nhỏ lẻ đã đẩy chi phí sản xuất lên rất cao, thậm chí bằng với giá bán. Trung bình mỗi hộ chỉ có 0,2 hecta đất nông nghiệp với từ 3-7 mảnh. Theo kết quả điều tra năm 2006, bình quân thu nhập của nông dân chỉ là 506 nghìn đồng/tháng. Một trong những nguyên nhân cơ bản là quy mô đất đai của các nông hộ hiện nay quá nhỏ và manh mún đã ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, không áp dụng được cơ giới hoá đồng bộ, không áp dụng được nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí. Để khắc phục tình trạng này, đã có nhiều giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất như dồn điển đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tích tụ ruộng đất. Mỗi giải pháp đều gặp nhiều khó khăn và có mặt trái của nó, như năng suất, điều kiện tự nhiên giữa các đồng đất không đều, đầu ra sản phẩm không ổn định, hậu quả xã hội khi nông dân mất ruộng,… Nghiên cứu này đề nghị giải pháp xây dựng Tổ hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tự nguyện của các hộ, bỏ bờ thửa, cùng canh tác, đưa máy móc thiết bị vào sản xuất đã giảm được đến 50% chi phí, được bà con nông dân đồng tình hưởng ứng.

Nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quỳnh (2010) sử dụng các phương pháp như: Thống kê mô tả, Phân tích tài chính từng phần (Partial Budget Analysis - PBA., Phân tích chỉ số VCR gia tăng (Incremental Value Cost Ratio - IVCR), Phân tích điểm hòa vốn (Break-even Analysis - BA.để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa lai thương phẩm ở các hộ nông dân vùng đồng bằng Sông Hồng. Bên cạnh các phương pháp đó, tác giả còn sử dụng mô hình hồi quy tương quan với hàm sản xuất và một số công cụ của PRA để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất luá lai thương phẩm. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, ở cả 2 vụ sản xuất và các tỉnh nghiên cứu, với năng suất, giá bán hiện tại, sản xuất lúa lai thương phẩm tại các hộ nông dân vùng ĐBSH đã có hiệu quả kinh tế. Với các hạch toán như hiện nay, để hòa vốn, nông dân vùng ĐBSH chỉ cầm đạt năng suất lúa lai ở vụ xuân là 51,65 tạ/ha, vụ mùa là 43,82 tạ/ha và giá bán là 148,05 ngàn đồng/tạ ở vụ xuân và 159,75 ngàn đồng/tạ ở vụ mùa. Nếu giá bán thóc tăng và tăng nhanh hơn giá vật tư nông nghiệp, chắc chắn các hộ sản xuất lúa lai thương phẩm vẫn có lãi.

Đã có nhiều nghiên cứu trực tiếp về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên các phương diện khác nhau trên địa bàn các tỉnh của cả nước nhưng chưa cho nghiên cứu nào nghiên cứu trên phạm vi huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình. Đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu giúp tác giả nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

Chương 2.

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp huyện Lạc Thủy và Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình, Phía Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía nam giáp Thành phố Tam Điệp, phía tây giáp với huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài của đất nước, vùng đất Nho Quan hiện nay đã có nhiều tên gọi khác nhau.

Nho Quan mang những đặc điểm khí hậu của tiểu vùng đồng bằng sông Hồng mùa hè nắng nóng mưa nhiều đầu vụ có những đợt gió Tây Nam khô nóng gay gắt, mùa đông lạnh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC - 27oC. Nhiệt độ trung bình mùa đông là 20oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC.

Nho Quan là một huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trung của vùng núi cao và vùng bán sơn địa, đồng thời cũng là vùng đất trũng thuộc hai khu vực phân lũ của sông Hoàng Long. Địa hình của huyện mang đặc điểm của ba tiểu vùng rõ rệt.

- Tiểu vùng cao: nằm ở phía tây nam huyện, có đại hình cao, nhiều đồi núi, gồm ba xã (Kỳ Phú, Phú Long, Cúc Phương). Trong vùng có nhiều tài nguyên (rừng, đất) giúp phát triển kinh tế đồi rừng, trang trại với các loại cây trồng và cây ăn quả đồng thời cũng là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi các loại đại gia súc và các loại con nuôi đặc sản.

- Tiểu vùng đồng chiêm trũng: gồm các xã Thượng Hòa, Sơn Thành, Thanh Lạc, Gia Thủy, Đức Long, Lạc Vân sản xuất rất khó khăn, luôn bị đe dọa bởi lũ lụt, thiên tai, mất mát, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, sản xuất công nghiệp chỉ là khai thác đá ở quy mô nhỏ, nhưng cũng có tiềm năng phát triển thủy sản.

- Tiểu vùng bán sơn địa: gồm thị trấn Nho Quan và các xã còn lại, nằm ven Quốc lộ 12B, đường 477; đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với tiềm năng phát triển du lịch và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Địa hình Nho Quan thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, độ cao trung bình so với mặt biển từ 3 đến 5 m. Nho Quan có nhiều núi, có những dãy núi kéo dài hàng chục cây số. Có hai dãy núi chính. Dãy Thạch Bình xuống Yên Quang, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc. Dãy từ Xích Thổ xuống Gia Sơn, Gia Tường, Lạc Vân, Thượng Hòa.

Là vùng đất được hình thành bởi sự bồi lấp của phù sa sông Hồng đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên thành phần đất đai của vùng quy hoạch tương đối phong phú. Bao gồm các loại sau:

Hệ thống sông: Sông Đáy: Là chi lưu của sông Hồng bắt nguồn từ Hát Môn (Phú Thọ) đi qua địa phận Gia Viễn từ cầu Khuất đến cầu Gián dài 8 km. Dòng chảy của sông Đáy ở vùng quy hoạch chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng qua sông Đào - Nam Định, vào mùa cạn khi lưu lượng sông Đáy kiệt thì được bổ xung nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đào. Sông Hoàng Long: là phụ lưu của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi gần thị xã Hoà Bình chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ xuống sông Đáy tại cửa Gián Khẩu. Mạng lưới sông chính ở lưu vực sông Hoàng Long có dạng rẻ quạt chế độ dòng chảy rất khác nhau giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Thượng nguồn có độ dốc lớn nên khi có lũ nước ở các sông cùng đổ về vùng đồng bằng gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Đây là trục tiêu nước chính của vùng, nó nhận nước trong nội vùng và lượng nước từ vùng đồi núi Hoà Bình, Nho Quan chảy ra sông Đáy đổ ra biển.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Tính đến 2018, toàn huyện Nho Quan có tổng diện tích tự nhiên là 45.052,5ha, trong đó đất dành cho nông nghiệp chiếm hơn 35,5 nghìn ha tương đương 78,9% diện tích đất đai của toàn huyện. Đất phi nông nghiệp chiếm hơn 7,1 nghìn ha, đất chưa sử dụng chỉ chiếm 2,3 nghìn ha.

Huyện Nho Quan với tổng số 27 xã, thị trấn, tổng dân số toàn huyện theo số liệu của chi cục thống kê huyện Nho Quan tính đến tháng 12/2017 là 150.136 người, mật độ dân số là 332 người/ km2 trong đó độ tuổi lao động chiếm 66,57% điều này cho thấy huyện Nho Quan có nguồn lao động dồi dào và cần phải có chương trình đào tạo việc làm cho lực lượng lao động này.

Dân số nông thôn năm 2017 là 140.746 người, chiếm 93,7% trên tổng dân sô toàn huyện; Dân số trung bình thành thị năm 2017 là 9.390 người, chiếm 6,3% trên tổng dân số toàn huyện.

Nho Quan là quê hương của nhiều danh nhân như Dương Văn Nga, quê ngoại Vua Đinh Tiên Hoàng. Nơi đây có nhiều di tích truyền thuyết gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Đinh Bộ Lĩnh như di tích Đàn Tế Trời ở đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu; đền Vua Đinh ở thôn Lão Cầu xã Văn Phú; Các đình Mỹ Hạ, đình Ngọc Nhị, đình Ngọc Ba ở xã Gia Thủy và các đình thôn Lược, đình Ngọc Mỹ thôn Me, đình Vua làng Xát, đền làng Đông Thịnh ở xã Sơn Lai đều thuộc Nho Quan.

Giao thông: Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp, các ngành và đặc biệt là sự góp sức đáng kể của nhân dân địa phương, hệ thống giao thông trên toàn huyện phát triển khá mạnh. Phát triển đồng bộ cùng với ngành du lịch. Hiện tại, 27/27 xã thị trấn có đường ô tô trải nhựa đến trung tâm xã và tỷ lệ cứng hóa đường giao thông theo chủ trương nông thôn mới đạt 80,30%.

Hệ thống giao thông đường bộ của huyện gồm: Quốc lộ 12, quốc lộ 45, tỉnh lộ 477, tỉnh lộ 491 và tỉnh lộ 479.

Năm 2018 đã hoàn thành và đưa vào sử dụng một số công trình giao thông là huyết mạch của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình.

Thuỷ lợi: Với hệ thống sông ngòi và các kênh lớn như hiện nay, Nho Quan đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước. Xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống kênh mương nội đồng với các trạm bơm lớn nhỏ bố trí hợp lý trên địa bàn huyện, có khả năng tưới chủ động và đảm bảo tiêu với lượng mưa dưới 150 mm.

Tổng diện tích đất thuỷ lợi của huyện là 958,38 ha, chiếm 2,1% so với tổng diện tích tự nhiên, bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi, kênh mương, đê điều, sông ngòi và các công trình phục vụ thuỷ lợi như trạm bơm, dự trữ phòng chống bão lụt. Hiện tại, hệ thống thủy nông và hệ thống công trình hiện có phục vụ tưới cho 10.326,88 ha đất lúa đạt 100% diện tích lúa được tưới và loại cây khác được tưới gần 96% diện tích; tiêu cho diện tích lưu vực đã được xác định đạt 100%.

Tuy nhiên vào mua mưa bão lớn, địa hình thì phức tạp vẫn còn gây ra nhiều úng lụt trên quy mô lớn, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân

Cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, đã tạo thêm việc làm cho người lao động.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đã có sự tăng trưởng khá từ năm 2015 - 2018 tăng trưởng bình quân đạt khoảng 15%. Cụ thể như sau: Về nông nghiệp, nếu như năm 2015 tỷ trọng nông nghiệp là 30,4%, năm 2016 là 23,5%, năm 2017 là 16% thì đến năm 2018 chỉ còn là 11%. Theo đó ty trọng ngành công nghiệp-xây dựng tăng từ 29,5% năm 2015 lên 34,5% năm 2016, 39% năm 2017 và 38% năm 2018. Tỷ trọng ngành thương mại-dịch vụ cũng tăng từ 40,1% năm 2015, lên 42,6% năm 2016, 45% năm 2017 và 51% năm 2018. Rõ ràng rằng kinh tế huyện Nho Quan tiếp tục phát triển tương đối toàn diện qua các năm, tốc độ tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)