Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 48 - 49)

4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Nho Quan là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Bình. Phía Bắc giáp huyện Lạc Thủy và Yên Thủy của tỉnh Hòa Bình, Phía Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía nam giáp Thành phố Tam Điệp, phía tây giáp với huyện Thạch Thành của tỉnh Thanh Hóa. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài của đất nước, vùng đất Nho Quan hiện nay đã có nhiều tên gọi khác nhau.

Nho Quan mang những đặc điểm khí hậu của tiểu vùng đồng bằng sông Hồng mùa hè nắng nóng mưa nhiều đầu vụ có những đợt gió Tây Nam khô nóng gay gắt, mùa đông lạnh và ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm từ 22oC - 27oC. Nhiệt độ trung bình mùa đông là 20oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống dưới 10oC.

Nho Quan là một huyện nằm trong khu vực tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, có địa hình khá phức tạp, mang tính chất đặc trung của vùng núi cao và vùng bán sơn địa, đồng thời cũng là vùng đất trũng thuộc hai khu vực phân lũ của sông Hoàng Long. Địa hình của huyện mang đặc điểm của ba tiểu vùng rõ rệt.

- Tiểu vùng cao: nằm ở phía tây nam huyện, có đại hình cao, nhiều đồi núi, gồm ba xã (Kỳ Phú, Phú Long, Cúc Phương). Trong vùng có nhiều tài nguyên (rừng, đất) giúp phát triển kinh tế đồi rừng, trang trại với các loại cây trồng và cây ăn quả đồng thời cũng là vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi các loại đại gia súc và các loại con nuôi đặc sản.

- Tiểu vùng đồng chiêm trũng: gồm các xã Thượng Hòa, Sơn Thành, Thanh Lạc, Gia Thủy, Đức Long, Lạc Vân sản xuất rất khó khăn, luôn bị đe dọa bởi lũ lụt, thiên tai, mất mát, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, sản xuất công nghiệp chỉ là khai thác đá ở quy mô nhỏ, nhưng cũng có tiềm năng phát triển thủy sản.

- Tiểu vùng bán sơn địa: gồm thị trấn Nho Quan và các xã còn lại, nằm ven Quốc lộ 12B, đường 477; đây là vùng kinh tế trọng điểm của huyện với tiềm năng phát triển du lịch và công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng.

Địa hình Nho Quan thấp dần từ bắc xuống nam, từ tây sang đông, độ cao trung bình so với mặt biển từ 3 đến 5 m. Nho Quan có nhiều núi, có những dãy núi kéo dài hàng chục cây số. Có hai dãy núi chính. Dãy Thạch Bình xuống Yên Quang, Cúc Phương, Kỳ Phú, Phú Long, Quảng Lạc. Dãy từ Xích Thổ xuống Gia Sơn, Gia Tường, Lạc Vân, Thượng Hòa.

Là vùng đất được hình thành bởi sự bồi lấp của phù sa sông Hồng đồng thời là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên thành phần đất đai của vùng quy hoạch tương đối phong phú. Bao gồm các loại sau:

Hệ thống sông: Sông Đáy: Là chi lưu của sông Hồng bắt nguồn từ Hát Môn (Phú Thọ) đi qua địa phận Gia Viễn từ cầu Khuất đến cầu Gián dài 8 km. Dòng chảy của sông Đáy ở vùng quy hoạch chịu ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng qua sông Đào - Nam Định, vào mùa cạn khi lưu lượng sông Đáy kiệt thì được bổ xung nguồn nước từ sông Hồng qua sông Đào. Sông Hoàng Long: là phụ lưu của sông Đáy, bắt nguồn từ vùng núi gần thị xã Hoà Bình chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và đổ xuống sông Đáy tại cửa Gián Khẩu. Mạng lưới sông chính ở lưu vực sông Hoàng Long có dạng rẻ quạt chế độ dòng chảy rất khác nhau giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Thượng nguồn có độ dốc lớn nên khi có lũ nước ở các sông cùng đổ về vùng đồng bằng gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Đây là trục tiêu nước chính của vùng, nó nhận nước trong nội vùng và lượng nước từ vùng đồi núi Hoà Bình, Nho Quan chảy ra sông Đáy đổ ra biển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện nho quan tỉnh ninh bình​ (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)