4. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp phân vùng chọn điểm nghiên cứu: Chọn điểm nghiên cứu đại diện cho các tiểu vùng sinh thái và tiểu vùng kinh tế trong huyện. Trên cơ sở địa hình liên quan tới đặc điểm tài nguyên đất đai và hệ thống cây trồng của huyện theo 3 tiểu vùng phân bố trong và ngoài đê như sau:
+ Tiểu vùng 1: Địa hình tương đối thấp trong đê bao gồm các dạng địa hình thấp trũng, đồi thoải, sườn thoải, hoặc rất thoải, đất phù sa glây. Phân bố chủ yếu là ở xã Xích Thổ , TT Nho quan, , Gia Sơn, Gia Lâm, Phú Sơn, Văn Phương, Yên Quang, Văn Phú, Quỳnh Lưu, Sơn Lai, Sơn Hà, Thượng Hòa. Chọn xã Quỳnh Lưu làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 1.
+ Tiểu vùng 2: Địa hình carxtơ bao gồm các dạng địa hình đồi núi cao, đất phù sa không được bồi, không loang lổ, không glây. Phân bố chủ yếu ở xã Thạch Bình, Quảng Lạc, Phú Long, Kỳ Phú, Cúc Phương. Chọn xã Cúc Phương làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 2.
+ Tiểu vùng 3: Đất bãi ngoài đê, đất phù sa không loang lổ, không glây ngoài đê, phân bố chủ yếu tại xã Gia Thuỷ, Gia Tường, Đức Long, Lạc Vân, Đồng Phong, Lạc Phong, Văn Phong, Phú Lộc, Thanh Lạc, Sơn Thành. Chọn xã Gia Tường làm đại diện nghiên cứu cho tiểu vùng 3.
Sự khác biệt về địa hình cùng chế độ nước ở các tiểu vùng này đã chi phối tới các hệ thống cây trồng sản xuất nông nghiệp ở từng tiểu vùng khác nhau.
Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ: ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 90 hộ (tương đương với 90 phiếu điều tra.. Mỗi
xã điều tra 30 hộ (tương đương với 30 phiếu điều tra.. Các hộ được chọn điều tra đều là hộ thuần nông, trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh hưởng đến môi trường.