Ảnh hưởng của thông tin giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ

Một phần của tài liệu Tác động của công bố thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đen ETF đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 31)

2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm

2.4.1.4. Ảnh hưởng của thông tin giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ

ETF đến giá và khối lượng giao dịch

Amihud & Mendelson, (1986) xem xét ảnh hưởng của thông tin giảm tỷ trọng

cổ phiếu trong danh mục chỉ số Vanguard S&P 500 ETF đến giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu trong giai đoạn 1990-1995. Kết quả cho thấy tồn tại lợi nhuận bất thường dương tại ngày T=0, với AAR bằng -0.7% cho thấy sự điều chỉnh giảm của cổ phiếu. Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch cũng tăng bất thường xung quanh ngày thông báo. Tuy nhiên, Lynch and Mendenhall (1997) chỉ ra rằng sự tăng, giảm trong giá chỉ mang tính chất tạm thời, chính vì vậy kết quả của nghiên cứu ủng hộ cho lý thuyết Áp lực giá (PPH).

Biktimirov and Li (2014) đã thực nghiệm khi nghiên cứu tác động của thơng báo khi có sự điều chỉnh giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục quỹ FTSE Small Cap. Kết quả cho thấy khơng có bất kì thay đổi bất thường xung quanh ngày sự kiện. Đối với thông tin giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục FTSE, giá cổ phiếu

quay trở lại trạng thái cân bằng ban đầu đi kèm với đó là sự gia tăng trong khối lượng

phiếu ra khỏi danh mục quỹ ETF. Chính vì vậy kết quả sự thay đổi trong giá và khối lượng giao dịch ảnh hưởng của thông tin công bố tuân theo lý thuyết áp lực giá.

2.4.2. Các nghiên cứu tại thị trường Việt Nam về tác động của công bố thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ ETF đến giá cổ phiếu niêm yết

2.4.2.1. Ảnh hưởng của thông tin thêm cổ phiếu trong danh mục quỹ ETF đếngiá và khối lượng giao dịch giá và khối lượng giao dịch

Vo (2017), nghiên cứu về phản ứng của thị trường với thông báo thêm cổ phiếu

trong danh mục quỹ VNM ETF. Tác giả đo lường được lợi nhuận bất thường âm tại trước ngày công bố thông tin, tuy nhiên tại ngày công bố và những ngày kế sau đó AAR đã dương trở lại cụ thể AAR[1]= 1.61%; AAR[2]=1/44%; AAR[4] =2.48% đều có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó tác giả cũng cho rằng tồn tại lợi nhuận bất thường trung bình tích luỹ dương ở giai đoạn sau sự kiện và thời gian sau càng dài thì giá trị CAAR càng lớn, cụ thể CAAR [0,15]: 8,70; CAAR [0,30]: 15,14%. Võ Xuân Vinh et al (2016) cũng đưa ra lý do có thể là do sau ngày cơng bố chính thức từ quỹ VNM ETF, các nhà đầu tư thường chú ý đến các mã cổ phiếu được thêm vào hơn khiến lực cầu về cổ phiếu cũng gia tăng.

Đặng Bửu Kiếm (2018) cũng nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin thêm cổ phiếu vào danh mục quỹ VNM trong giai đoạn từ 2009 đến 2014. Kết quả cho thấy, đối với quỹ VNM, tại ngày cơng bố T=0, thị trường có phản ứng tích cực thơng qua việc tồn tại lợi nhuận bất thường dương với AAR bằng 3.74% có ý nghĩa thống kê t- test bằng 1%. Tuy nhiên những ngày tiếp sau đó, tồn tại lợi nhuận bất thường âm với AAR bằng -1.2% vó ý nghĩ thống kê t-test bằng 10%

2.4.2.2. Ảnh hưởng của thông tin loại cổ phiếu trong danh mục quỹ ETF đến giávà khối lượng giao dịch và khối lượng giao dịch

Đặnng Bửu Kiếm (2018) nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin thêm cổ phiếu vào danh mục quỹ VNM và quỹ FTSE trong giai đoạn từ 2009 đến 2014. Tại ngày cơng bố, thị trường có phản ứng tiêu cực thơng qua việc tồn tại lợi nhuận bất thường trung bình âm, với AAR bằng 2.61%, có ý nghĩ thống kê ở mức 1%. Tuy nhiên những

ngày sau khi công bố, tồn tại lợi nhuận bất thường dương với sự kiên loại cổ phiếu ra khỏi danh mục. Việc giảm tỷ trọng gây ra sự thay đổi về giá cổ phiếu trong ngắn hạn

nhưng có ảnh hưởng lâu dài đến khối lượng giao dịch, chính vì vậy tác giả ủng hộ lý thuyết áp lực giá. Kết quả này khá tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu trước như Harris and Gurel (1986); Hrazdil (2009).

Nghiên cứu của Võ Xuân Vinh (2016) về sự kiện loại cổ phiếu ra khỏi danh mục quỹ VNM cho thấy thị trường có phản ứng ở ngày trước và ngày sau khi thông báo nhưng không phản ứng tại ngày công bố. Cũng như thông tin loại thêm cổ phiếu, tác giả cho rằng việc thơng tin loại cổ phiếu có thể đã được dự đốn từ trước vì vậy thị trường đã có phản ứng trước với những thơng tin dự đoán này

2.4.2.3. Ảnh hưởng của thông tin tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục quỹETF đến giá và khối lượng giao dịch ETF đến giá và khối lượng giao dịch

Tại thị trường Việt Nam, Đặng Bửu Kiếm (2018) sử dụng phương pháp nghiên

cứu sự kiện Event study để nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin tăng tỷ trọng cổ phiếu

trong danh mục quỹ VNM. Theo kết quả tính tốn, tác giả cho rằng trước ngày công bố thông tin, chưa đủ bằng chứng về việc có tồn tại mức lợi nhuận bất thường trung bình dương với sự kiện tăng tỷ trọng. Tuy nhiên tại ngày công bố xuất hiện lợi nhuận bất thường dương với AAR bằng 1.26% có ý nghĩ thống kê t-test 1% và sign-test 5%.

Sau ngày công bố, lợi nhuận bất thường lại tiếp tục dương tại ngày T= +1.

Như vậy những biến động về giá đối với thông tin tăng tỷ trọng cổ phiếu trong

danh mục quỹ ETF khá giống với biến động khi có thơng tin thêm cổ phiếu mới vào danh mục. Nhà đầu thị trường dường như không quan tâm đến các thông tin dự báo những cổ phiếu được tăng tỷ trọng từ phía các cơng ty chứng khốn, vì vậy học khơng

phản ứng q mức với thơng tin tăng tỷ trọng nắm giữ tổng danh mục.

2.4.2.4. Ảnh hưởng của thông tin giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục quỹETF đến giá và khối lượng giao dịch ETF đến giá và khối lượng giao dịch

Đặng Bửu Kiếm (2018) nghiên cứu sự kiện quỹ FTSE thông báo giảm tỷ trọng

nắm giữ các cổ phiếu trong danh mục. Mặc dù tại ngày T=0 đo lường được mức AAR

bằng -0.53% cho thấy sự sụt giảm trong giá cổ phiếu với thông tin sự kiện tuy nhiên sự sụt giảm này không quá mức bởi theo kết quả kiểm định lợi nhuận bất thường khơng có ý nghĩa thống kê.

Bên cạnh đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu sự kiện cơng bố thông tin giảm tỷ trọng nắm giữ tỏng danh mục quỹ VNM. Kết quả cho thấy tồn tại mức lợi nhuận bất thường trung bình âm trước ngày sự kiện, cụ thể tại T=-13: AAR bằng -0.57% có mức ý nghĩa thống kê t-test 5%; T=-5: AAR bằng -0.54% cũng có ý nghĩa thống kê t-test bằng 5%. Tại ngày công bố, tồn tại lợi nhuận bất thường âm với sự kiện giảm tỷ tọng nắm giữ cổ phiếu, với AAR bằng -0.06% có ý nghĩ thống kê ở mức 5% với t- test và 10% với sign-test. Tuy nhiên sau ngày công bố, chưa đủ bằng chứng cho thấy tồn tại lợi nhuận bất thường vì AAR âm nhưng khơng có ý nghĩa thống kê.

Tác giả cho rằng giá cổ phiếu sụt giảm tại ngày giảm tỷ trọng trong danh mục ETF, nhưng sau đó giá phục hồi và về lâu dài hoàn toàn trở lại trạng thái ban đầu. Từ các kết quả phân tích, tác giả đưa ra một số lý do để giải thích cho việc khơng tồn tại thay

đổi bất thường xung quanh ngày công bố giảm tỷ trọng nắm giữ cỏ phiếu trong danh mục FTSE là: (1) Các cơng ty chứng khốn, tổ chức tài chính chun nghiệp thường chỉ tập chung dự đốn vào các cổ phiếu có khả năng thêm vào hoặc loại ra mà ít quan

tâm đến việc thay đổi giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục. (2) Các nhà đầu tư không quan tâm đến thông tin giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục qu ỹ FTSE.

KẾT LUẬN PHẦN II

Nội dung phần II đã làm rõ tính cấp thiết của đề tài, các thông tin liên quan đến các quỹ đầu tư chỉ số ETF. Đặc biệt đối với đề tài khóa luận này, tác giả đã lựa chọn hai quỹ đầu tư chỉ số là FTSE và VNM làm đại diện cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đầu tư chỉ số đến giá của cổ phiếu. Bên cạnh đó, nội dung chương II cũng đề cập đến các lý thuyết liên quan đến ảnh hưởng của việc thông báo thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ ETF đến giá cổ phiếu, bao gồm các lý thuyết sau: Lý thuyết thị trường hiệu quả, lý thuyết áp lực giá (PPH), lý thuyết sự thay thế khơng hồn hảo (ISH), lý thuyết thanh khoản và chi phí thơng tin (ICLH), lý thuyết tín hiệu thơng tin (IH) và lý thuyết về sự nhận thức

PHẦN III - SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của công bố thông tin thay đổi cổ phiếu trong danh mục quỹ đen ETF đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w